1. Nguyên nhân
Giun kim có tên khoa học là enterobius vermicularis, là một loại giun nhỏ, trưởng thành thường còn chủ yếu ruột non sau đó chúng xuống ruột già. Ngoài ra, cũng có thể gặp giun kim ở ruột thừa và có thể gây nên bệnh viêm ruột thừa cấp tính. Ở trong ruột giun kim đực và giun kim cái giao phối xong, giun đực chết còn giun kim cái mang trứng đã thụ tinh ra rìa hậu môn để đẻ. Giun cái đã khoảng 4.000-200.000 trứng, sau đẻ trứng, giun cái cũng chết luôn. Ngay sau khi trứng được đẻ ra nếu gặp điều kiện thuận lợi thì ấu trùng của giun kim cũng được hình thành ngay trong trứng chỉ sau vài giờ.
Ở ngay tại các nếp nhăn của hậu môn, ấu trùng giun kim sẽ phát triển nhanh chóng, vì vậy, có giun kim đang đẻ ở hậu môn rất dễ bị nhiễm lại (tái nhiễm), nhất là trẻ nhỏ do dùng tay gãi hậu môn rồi cầm vào đũa, bát, dụng cụ ăn, uống hay thức ăn đồ uống hoặc mút tay... Cũng có thể ấu trùng giun kim đi ngược dòng trở lại làm tái nhiễm cho trẻ. Thời gian phát triển từ trứng thành giun cái trưởng thành khoảng 20-25 ngày. Trứng giun có khả năng sống ngoài cơ thể từ 15-20 ngày.
Trứng giun theo phân người bị nhiễm giun đi ra ngoài, lây cho người khác thông qua thức ăn, nước uống đồ vật dùng chung.Trứng giun kim có thể tồn tại trên bề mặt của quần áo, chăn màn và đồ chơi trong khoảng 2-3 tuần rất dễ bị lây từ trẻ này sang trẻ khác. Thời gian này là đủ cho những quả trứng được truyền đi và xâm nhập vào cơ thể trẻ em. Trúng sẽ cư trú trong ruột cho đến khi chúng nở.
2. Triệu chứng
Nếu trong ruột của trẻ đã có giun kim, thì giun cái thường ch thời điểm đẻ trứng vào giữa đêm, khi trẻ đang ngủ say, giun kim lần bỏ ra rìa hậu môn của trẻ để đẻ trứng, gây ngứa, thêm chí còn làm cho hậu môn sưng tấy. Khi đó trẻ bị mất ngủ vì ngứa ngáy khó chịu, đưa tay gãi hậu môn liên tục. Lúc này nếu bố mẹ tinh mắt vạch hậu môn của con và soi đèn pin vào có thể thấy được những con giun kim đang ngo ngoe quanh hậu môn của trẻ. Trẻ mắc giun kim thường chán ăn hoặc ăn không tiêu, thỉnh thoảng có buôn nôn hoặc nôn, đau bụng âm ỉ. Trẻ bị giun kim thường da xanh, biến ăn có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn. Bé gái còn có thể bị chứng giun kim chui vào âm đạo phát triển thành giun và gây viêm nhiễm, ngứa ngáy, xót khi tiểu tiện.
Bên cạnh đó trẻ thường bứt rứt, khó chịu, suy nhược thần kinh hoặc thần kinh bị kích thích gây nên hiện tượng khó ngủ, ngủ ít, giấc ngủ không sâu, hay giật mình và đẻ khóc đêm. Bệnh giun kim chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa, gây chậm lớn, gây rối loạn thần kinh, đái dầm. Trong một trường hợp gây nên nguy hiểm như viêm ruột thừa cấp tính do giun chui vào ruột thừa. Một số trường hợp do giun đi lạc chỗ như vào thực quản, phổi, hốc mũi, âm đạo, bàng quang... gây hiện tượng viêm nhiễm do chúng mang theo vì sinh vật gây bệnh, vì vậy trong những trường hợp như thế này sẽ làm cho việc chẩn đoán và điều trị gặp không ít khó khăn. Vì thế việc điều trị cũng phải mò mẫm, không kịp thời.
3. Cách phòng bệnh
Tránh tập quán cắn móng tay. Tập thành thói quen rửa trước khi ăn, người ốm sau mỗi lần đi đại tiện nên rửa hậu một bằng nước ấm. Chú ý vệ sinh thân thể, móng tay. Không uống nước lã, không ăn rau sống và hoa quả chưa được rửa sạch.
4. Điều trị bệnh theo Tây y
Để điều trị bệnh giun kim, đặc biệt là trẻ em rất cần thiết có sự can thiệp của thầy thuốc để người bệnh được khám và chỉ định dùng thuốc gì, liều lượng và hàm lượng ra sao? Người nhà bệnh nhân không nên tự dùng thuốc vì không biết hết tác chính của thuốc và cả tác dụng phụ của nó sẽ không có lợi cho người bệnh, nhất là trẻ em. Các bác sĩ thường dùng phương pháp điều trị giun kim đơn giản dành cho trẻ em là kê một liều Mebendazole (Vermox) hoặc Pyrantel Pamoate (Antininth, Combantrinh. Tiếp theo là một liều thuốc thứ hai, sau đó khoảng 2 tuần.
Nếu nhiễm trùng đã lan đến các cơ quan tiết niệu và sinh dục thì cần một liệu pháp kết hợp thích hợp, bao gồm Mebendazole và Ivermectin (Stromectol). Chống ngứa nhẹ nhàng bằng thuốc mỡ. Trẻ nhỏ thường không thể chịu đựng nỗi đau trực tràng do nhiễm trùng vì vậy nên cho trẻ ngồi ngâm đít trong chậu nước ấm.
- Điều trị bằng mebendazaole, flubendazole hoặc albendazole.
5. Điều trị bệnh bằng thảo dược theo kinh nghiệm dân gian
- Thịt sử quân tử (sao chín), mỗi tuổi 1 viên nhưng không quá 20 viên cho một liều, nhai uống làm 3 lần/ngày, uống liền 3 ngày. Khi uống thuốc không ăn thực phẩm nóng để tránh nặc.
-Trứng gà 2 quả, rau hẹ 50g, thêm gia vị, xào chín bằng dầu để ăn.
- Mộc nhĩ trắng 20g vừa lượng đường trắng nấu chè ăn, ngày 1 lần.
- Mì sợi vừa đủ, cho dầu vào rang giòn, ăn tùy ý, ăn liền 5 ngày.
- Vỏ trắng cây xoan đắng 30g sắc nước uống, ngày 2 lần.
- Hạt bí đỏ tươi 120g, mỗi ngày 1 thìa canh, ngày 2 lần. Uống liên 7 ngày.
- Hạt hướng dương vừa đủ, bóc và ăn nhân, ngày 1 lần, ăn liền 7 ngày.
Chữa ngoài
- Rau hẹ 30g, sắc đặc lấy nước rửa hậu môn trước khi ngủ
- Lương vừa đủ bột hùng hoàng, dùng dầu gai trộn thành hồ, tối bôi vào xung quanh hậu môn trước khi ngủ.
- Với lượng giấm ăn hòa thêm 2 lần nước, rửa hậu môn trước khi đi ngủ.
- Lượng tỏi vừa đủ, bóc vỏ giã thành hồ, trộn đều với va-do-lin, bôi hậu môn trước khi đi ngủ.
- Tân Lang (hạt cau già), nam qua tử (hạt bí ngô) lượng bằng nhau, tán thành bột trộn đều, trẻ dưới 6 tuổi uống khoảng 3-6g, từ 7-12 tuổi uống 8-12g vào buổi sáng lúc đói với nước sôi hòa thêm chút đường hoặc mật ong cho dễ uống. Uống liên tục 2-3 ngày. Kết hợp dùng bách bộ 15g, khổ sâm 15g, xà sàng tử 152. Sắc lấy nước để rửa vùng hậu môn, âm đạo trước khi ngủ, liên tục trong 3 ngày.
- Bách bộ 50g sắc đặc chừng 10-20ml, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ dùng bơm tiêm thụt vào hậu môn, làm liên tục 3-4 tối. Hoặc dùng bạch đầu ông 30g, sắc uống ngày 1 tháng liên tục trong 3 ngày.
- Sử quân tử sao vàng nghiền thành bột cho trẻ uống mỗi tuổi dùng 1 hạt, uống một lần trước khi đi ngủ, uống liên tục 3 ngày. Hoặc sử quân tử 120g mộc hương 80g, tân lang 16% hắc sửu 100g, tán bột mịn làm hoàn với mặt, trẻ em 3-6 tuổi dùng 3-4g 7-12 tuổi dùng 6-8g một ngày.
- Bột sử quân từ 10g, sinh đại hoàng 1,5g tán thành bột. Cho trẻ uống cả mỗi tối uống 1g, chia thành 3 lần, tùy tuổi mặc tăng dần liều nhưng không quá 48 một ngày, uống 6 ngày cho một đợi điều trị.
- Từ thảo 30g, bách bộ 20g, nghiền thành bột man rồi. trộn với dầu thực vật lượng vừa đủ, bôi vào hậu môn, mỗi ngày một lần vào buổi tối.
- Thạch lựu bì 6g, binh lang 6g, sử quân tử 92. Sắc uống ngày 1 tháng uống liền 3 ngày. Hoặc mà xỉ hiện (rau sam tươi 50g rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt, thêm chút đường uống ngày 1 lần, cho trẻ dùng liên tục 3-5 ngày sẽ tẩy được giun kim).
- Tỏi giã nát trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc bội vào hậu môn. Hoặc dùng tỏi 100g giã nát thêm 1 lít nước sôi ngầm trong 24 giờ rồi lọc bỏ bã, trước khi đi ngủ dùng dung dịch đó để rửa hậu môn, làm liên tục trong 7 ngày sẽ trị được giun kim và bệnh ngứa hậu môn.
- Dùng quán chúng 5-10g tùy theo tuổi sắc cho trẻ uống, ngày 1 lần trong 2-3 ngày. Hoặc dùng 40g quán chúng sắc đặc rửa hậu môn trước khi đi ngủ.
- Sử quân tử, lôi lượng bằng nhau, tán thành thuốc bột, mỗi tuổi uống 1g chia làm 2 lần uống sáng và tối. Dùng liên tục 7 ngày cho một đợt điều trị, nếu chưa khỏi, cách 1 tuần tiếp tục liều điều trị thứ hai. Kết hợp dùng bách bộ 30g, ô mai 15g, sắc với 300ml còn khoảng 100ml lọc bỏ bã, dùng dịch trên bơm vào hậu môn để rửa ruột vào buổi tối, làm trong 7 ngày liền.
-Trường hợp bụng trướng đau, trẻ là khóc, đi ngoài phần lỏng, buồn nôn phải tẩy giun, hành khi giảm đau, dùng bách bộ 9g, sử quân tử 9g, thương truật 6g, hoàng bá 6g, thanh bì 6g, cam thảo 3g, tân lang 3g. Sắc uống ngày 1 thang chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi tối lúc đói, liên tục 3 ngày.
- Lá ớt non (tươi) 40g, nấu canh với thịt, cá, ăn vào bữa ăn chiều, giun sẽ ra vào sáng hôm sau.
Thuốc rửa
- Dùng 2-3 lá trầu, phèn chua 1 ít, pha vào một ít nước sôi cho thấm thuốc, dùng thuốc này bôi vào hậu môn để rửa sạch tất cả trứng, tránh việc trứng tái phát triển.
- Dùng xà phòng rửa hậu môn hằng ngày vào buổi tối ngay cả sau khi đi tiêu, nhằm loại trừ trứng và ấu trùng giun kim. Cần kiên trì rửa hàng tháng liền để tránh bị tái nhiễm vì giun trưởng thành chỉ sống tối đa 2 tháng.