Triết học phương Tây ngả về tư duy duy lý, phân tích mổ xẻ còn phương Đông thì ngả về dùng trực giác.
Cái mạnh của phương Tây là cho khoa học, kỹ thuật và về sau là công nghệ phát triển… và nhận thức luôn hướng đến nhận thức cái chân lý vô hạn cùng. Phương Tây đi gần mãi đến chân lý qua hàng loạt những trừu tượng, khái niệm, quy luật… của toàm thể vũ trụ, liên tiếp đi từ cấp độ bản chất thấp đến mức độ bản chất cao hơn… cũng do vậy họ có xu hướng cô lập hoá , cách ly hoá, làm mất đi tính tổng thể.
Triết học phương Đông ngược lại thường dùng trực giác, tức là đi thẳng đến sự hiểu biết, vào cái sâu thẳm bản chất của sự vật, hiện tượng. Trực giác giữ được cái tổng thể mà tư duy phân tích, mổ xẻ đạt đến. Nhưng nó có tiềm tàng nhược điểm là không phổ biến rộng được. Trực giác mỗi người mỗi khác. Và không phải lúc nào trực giác cũng đúng. Thực ra 2 biện pháp kết hợp lẫn nhau, nhưng ở đây nói về thiên hướng.
Triết học phương Tây có xu hướng tách chủ thể với khách thể để nhận thức cho khách quan còn triết học phương Đông lại cho rằng người nhận thức và đối tượng nhận thức cùng hoà hợp vào nhau (đặt cùng trong 1 hệ quy chiếu.) thì nhận thức sẽ dễ dàng.