Lịch sử thực dưỡng

Tóm tắt tiểu sử của Herman Aihara

Ngày đăng:07/11/2022
Nguồn tin: clb100.com
Cập nhật294
0
Herman Aihara
(28/09/1920 - 25/02/1998) - 77 tuổi

Herman Aihara sinh tháng 9 năm 1920 tại Arita (Quận Saga), một thị trấn nhỏ miền nam Nhật Bản. Herman Aihara là người tiên phong trong các chương trình sức khỏe thực dưỡng. Ông là Chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Ohsawa ở New York, chủ tịch Hiệp hội Oshawa ở Los Angeles, người sáng lập Hiệp Hội Thực dưỡng Oshawa ở San Francisco.



Aihara từ Nhật Bản chuyển đến California vào những năm 1970 để làm việc với người thầy thực dưỡng của mình là George Oshawa và sau đó điều hành Trung tâm Nghiên cứu Vega ở Oroville, California. Ông đã thuyết trình rộng rãi về việc sử dụng thực dưỡng để chữa lành bệnh tật, cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. 

Trong thời đại hiện nay, chúng ta ngày càng hiểu rõ hơn về vai trò tối quan trọng của thực phẩm đối với sức khỏe và cuộc sống con người. Nếu như khoa học phương Tây dùng độ pH để nghiên cứu và định hình nên khái niệm về tính axit và tính kiềm trong thực phẩm, thì phương Đông lại có triết lý âm – dương, nhiệt – hàn cùng rất nhiều lý thuyết vừa bao quát vừa vi tế khác.

Vậy ý nghĩa của những khái niệm này là gì? Chúng đóng vai trò thế nào trong việc nuôi dưỡng hay phá hủy cơ thể của chúng ta? Thực phẩm có thể vừa âm (dương) vừa có tính axit (kiềm) được không? Một thực phẩm vốn chứa nhiều axit vì sao lại được coi là thực phẩm tạo kiềm? Liệu chúng ta có thể kết hợp hài hòa những lý thuyết của Đông-Tây để khai thác tối đa lợi ích từ thực phẩm, giảm thiểu thể trạng bệnh tật và phục hồi sức khỏe? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho những vấn đề này trong cuốn “Axit và kiềm trong thực dưỡng” của tác giả Herman Aihara.

Từng là một học viên của tiên sinh Oshawa, Herman Aihara là một trong những người tiên phong gây dựng phương pháp thực dưỡng tại New York. Ông dành toàn bộ tâm sức cho việc nghiên cứu và truyền bá phương pháp thực dưỡng ở Mỹ và khắp nơi trên thế giới, đồng thời là người sáng lập và là chủ tịch của nhiều hiệp hội thực dưỡng trên toàn nước Mỹ.

Có một lần, Herman Aihara kể cho tôi và các bạn tôi nghe khi ông hỏi Ohsawa nên làm gì nếu ông sang Mỹ. Ohsawa đã bảo Aihara nên nghiên cứu hai lĩnh vực: Tam tự kinh và khoa học. Và theo thời gian, Aihara ngày càng quan tâm đến khoa học. Ở Nhật, ông đã tốt nghiệp đại học ngành luyện kim, nhưng ông lại chuyển sang nghiên cứu và nổi tiếng ở lĩnh vực sinh học của con người.

Aihara đặc biệt quan tâm đến lý thuyết nguyên thủy của Sagen Ishizuka, người thầy của Ohsawa. Sagen Ishizuka xây dựng lý thuyết của mình dựa trên tỷ lệ Na/K của thực phẩm và quan hệ của nó với sức khỏe. Ohsawa đã phát triển lý thuyết này thành lý thuyết Tân Thực dưỡng, thay tỷ lệ Na/K bằng thuyết âm dương. Ohsawa cũng nói về axit và kiềm, sự liên quan đến độ pH của máu và dịch thể. Aihara thì đặc biệt đã trở thành một chuyên gia về lĩnh vực này.

Aihara phát hiện ra rằng các bài giảng của Ohsawa về kiềm và axit còn sơ sài và chưa hoàn chỉnh. Ohsawa cho axit là âm và kiềm là dương. Aihara chưa thỏa mãn và đã nghiên cứu riêng về lĩnh vực này và công bố các kết quả nghiên cứu của mình trong cuốn sách bán chạy nhất. Đó là cuốn “Axit và kiềm”. Trước khi mất năm 1998, Aihara đã kịp bổ sung và hoàn thiện các phát hiện mới nhất sau 10 năm kể từ lần xuất bản lần thứ nhất và bổ sung nó vào lần tái bản thứ hai.

Khi giảng dạy về Thực dưỡng nhiều năm, Aihara thấy người phương Tây thờ ơ và chán chường với luận thuyết âm dương trong thực phẩm. Họ phân vân là lý thuyết này nghe buồn ngủ quá, nó cứ lặp đi lặp lại mãi chuyện cái này âm, cái kia dương. Aihara nghĩ rằng nếu thuyết âm dương đề cập sai về vấn đề kiềm và axit thì sẽ hợp với con người hiện đại hơn. Do đó ông dành toàn bộ phần cuối cuộc đời mình để nghiên cứu và kết nối luận thuyết axit và kiềm với thuyết âm dương. Nhiều người cho rằng ông là người phi Thực dưỡng và nặng về nghiên cứu năng lượng. Nhưng người ta đã hiểu nhầm Aihara. Nhưng dần dần, lý thuyết của Aihara ngày càng sáng tỏ và có giá trị. Trong việc thực hành Thực dưỡng của mình và trong các lớp giảng tôi thấy thuyết axit và kiềm là một công cụ giảng dạy hữu hiệu. Tôi được vinh dự nghiên cứu cùng Aihara. Aihara đã phát triển nó và chỉ cho chúng ta cách để ứng dụng lý thuyết này trong đời sống hàng ngày.

Aihara đã chỉ ra nhiều chứng bệnh, bao gồm: ung thư, đái đường, đau tim, bệnh tinh thần, đau ốm kinh niên, thấp khớp, nấm, là do chúng ta thiếu sự hiểu biết về việc duy trì tỷ lệ cân bằng axit/kiềm.
Ông cũng chỉ ra cho chúng ta trong cuốn “Axit và kiềm” cách điều chỉnh khẩu phần ăn để thiết lập lại sự cân bằng axit/kiềm. Ông cũng chỉ ra cho chúng ta nên tuân theo lý thuyết âm dương để tạo ra sự cân bằng này.
Aihara thường xuyên dạy: “Bạn có thể tự do suy nghĩ về bất cứ điều gì bạn muốn, nhưng bạn không được tự do làm bất cứ thứ gì bạn muốn. Bạn phải hiểu được sự giới hạn của cơ thể bạn, để sống trong giới hạn đó. Nếu không bạn sẽ bị ốm và bạn sẽ mất tự do”.

Giống như ra đường lạnh thì phải mặc áo ấm, bạn phải ăn uống có hiểu biết để thiết lập lại sự cân bằng axit/kiềm cho chính mình. Điều này sẽ giúp cho bạn tránh khỏi phiền phức và trục trặc về sức khỏe.
Thêm vào đó, Aihara đã dạy tầm quan trọng của việc có được quả thận và lá phổi khỏe mạnh để duy trì tỷ lệ cân bằng axit/kiềm. Ông nói trong các bài giảng về sau của mình rằng sức khỏe sẽ mang bạn tới một sự tự do tâm linh và cân bằng sinh học.

Aihara cũng đã viết một số cuốn sách về dinh dưỡng thực dưỡng và chữa bệnh tự nhiên, bao gồm “Axit và kiềm”, “Thực dưỡng cơ bản” và kết hợp sở thích câu cá của mình, “Học từ cá hồi”. Cùng với vợ của mình, Cornellia, ông cũng viết Chữa bệnh tự nhiên từ đầu đến ngón chân. Vào ngày 25 tháng 2 năm 1998 tại Oroville vì một cơn đau tim.
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

  • Nguồn gốc của thực dưỡng?

    Ohsawa không bao giờ tuyên bố là người sáng lập hoặc người khởi xướng Thực dưỡng – Macrobiotic (một thuật ngữ có nghĩa là “cuộc sống hay sức sống vĩ đại “)

    10/03/2023
    836
  • Bác Lương Trùng Hưng - Người tiên phong thực dưỡng hiện đại

    Vì chứng kiến người Úc và người da trắng định cư tại Úc ít bệnh tật nhờ có thói quen ăn sáng bằng yến mạch lứt hoặc bánh chế biến từ cám, ông Hưng ước ao có thật nhiều người ...

    10/03/2023
    1356
  • Lịch sử phong trào thực dưỡng Việt Nam

    Giáo sư George Ohsawa và phu nhân từ Nhật Bản đến thăm Huế và Sài Gòn vào năm 1964. Giáo sư Ohsawa đã phải thốt lên rằng (Việt Nam sẽ trở thành cái nôi của phong trào thực dưỡng trên ...

    10/03/2023
    631
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng