Theo giáo sư Ohsawa, [thức ăn hàng ngày] là tất cả những gì theo nghĩa rộng được hấp thụ trong các điều kiện thiên nhiên như tia vũ trụ, năng lượng mặt trời, năng lượng mặt trăng, điện từ trái đất, âm thanh, hình ảnh, không khí, nước, chất khoáng, rau củ, thịt cá v.v...Những thức ăn này vào cơ thể ta bằng nhiều cách: qua da, qua hệ thần kinh, qua tai, mắt, mũi, miệng v.v...và cùng tác động đến sức khoẻ và đời sống con người. Trong số thức ăn đó thì thức ăn đặc và lỏng qua miệng là quan trọng hơn cả, vì chúng không những trực tiếp cung cấp năng lượng để tạo nên cơ thể, nuôi dưỡng và đổi mới thường xuyên các tế bào (kể cả tế bào não và hệ thần kinh), mà còn là loại thức ăn dễ kiểm soát, dễ sử dụng trong việc xây dựng sức khoẻ theo ý muốn của ta (hoặc phá hoại sức khoẻ với những người vô tình kém nhận thức về ăn, uống). Do đó trong bất cứ phương pháp y học dưỡng sinh nào, nếu không lưu tâm đến vấn đề ăn, uống đúng đắn - theo giáo sư Ohsawa là ăn, uống không đúng trật tự của vũ trụ tức thiên nhiên - thì chẳng có hiệu quả rốt ráo, ngược lại còn có hại là khác. Giáo sư OHSAWA đã đưa ra một phương pháp y học dưỡng sinh gọi là thực dưỡng. Theo ông, điều quan trọng nhất trong dưỡng sinh là có một quan niệm sống đúng đắn dựa trên sự hiểu biết (hoặc trực giác) về trật tự của vũ trụ cùng mối liên hệ mật thiết giữa thiên nhiên với sự sống và sức khoẻ của con người. Quan niệm sống này sẽ sinh ra cách ăn, uống đúng đắn giúp chúng ta có một sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.
Sau nhiều năm hoạt động, Giáo sư Ohsawa và những người theo ông đã gây dựng một phong trào Thực Dưỡng rộng lớn trên thế giới. Ở nhiều nước kể cả những nước có nền y học hiện đại tiên tiến như Mỹ, Nga, Anh, Đức, Pháp, Nhật, v.v... đã có những tổ chức nghiên cứu, ứng dụng và truyền bá phương pháp này cả ở cấp chính phủ và liên chính phủ. Cách phòng và trị bệnh bằng Thực Dưỡng hiện đã dược Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO nhìn nhận và thuật ngữ Macrobiotics được sử dụng càng ngày càng phổ biến trên các diễn đàn quốc tế về y học và xã hội học như là một biện pháp tích cực để giải quyết những vướng mắc trong công tác chăm sóc sức khỏe và phục vụ đời sống con người.
Hiện nay trên thế giới, Phương pháp thực dưỡng - Macrobiotics đã được công nhận là một nhánh không thể thiếu của y học chính thống hiện đại và được nhiều y bác sĩ thực hành sau những công trình nghiên cứu nghiêm túc của các nhà khoa học về mối liên hệ mật thiết giữa ăn uống và sức khỏe hoặc bệnh tật của con người, cũng như nhờ những kết quả cụ thể mà phương pháp này thu được trong lĩnh vực dưỡng sinh và trị liệu. Macrobiotics hiểu theo từ Hy Lạp (Makrobiotos) hoặc Thực Dưỡng hiểu theo ngữ nghĩa Hán Việt là phương pháp hoặc nghệ thuật dưỡng sinh sống vui sống khỏe dựa vào một tri thức sâu xa về sự sống trong vũ vụ mà Giáo sư Ohsawa gọi là Nguyên Lý Vô Song của Trật Tự Vũ Trụ phát xuất từ học thuyết “Vũ Trụ Thống Nhất” và “Âm Dương Biện Chứng” của Á Đông.
Theo ngài George Ohsawa, việc ứng dụng phương pháp Thực Dưỡng nhanh hay chậm không phụ thuộc vào trình độ học thức mà là người khiêm nhường, biết quý trọng sự sống và biết ơn Trời Đất thiên nhiên; cũng cần đức tin và ý chí để có thể thực hành phương pháp này hiệu quả. Khác với quan niệm cho rằng Thực Dưỡng là cách tu ép hoặc giáo điều ràng buộc, chỉ được ăn gạo lứt, muối mè, cà rốt, rong biển…, hay “Không ăn đường, trái cây, bánh ngọt”, George Ohsawa Phương pháp Thực Dưỡng không chỉ nêu lên quan niệm bệnh tật phần lớn là do ăn uống mà còn do tâm tính của con người. Đây không phải là một hình thức y khoa chuyên chặn đứng những triệu chứng đau đớn mà giúp con người tìm ra cội nguồn của đau khổ và giải quyết vấn đề. Với Thực Dưỡng, bạn có thể ăn uống tuỳ thích theo nguyên tắc quân bình mà không sợ đau bệnh.
Một trái táo rơi đã tạo cơ hội cho Nhà khoa học người Anh Newton tìm ra các nguyên lý về lực hấp dẫn. Nhưng đối với người Nhật, chỉ cần một chiếc lá rơi giữa những sắc màu diễm lệ của mùa thu cũng đủ cho thấy sự hư ảo của mọi vật, sự chóng qua của tất cả những gì mà kẻ điên rồ muốn giữ mãi, cùng nỗi chán chường do vật chất hữu hình gây ra. Dù trải bao thế kỷ, người không được thừa hưởng lòng quý chuộng những gì tâm linh, vô hình, vô thể, thì một sự kiện nhỏ nhoi đó cũng đủ gợi sáng trong tâm.
Thế giới hữu hình là một tổng thể, không thể phân chia để chỉ chọn lấy những điều tiện lợi mà khước từ những điều phiền toái. Cơ năng tâm trí của con người tiếp thụ những khoái cảm vật chất, khiến ta biết ăn ngon, mặc đẹp và hưởng thụ những tiện nghi sang trọng, nhưng đồng thời giúp ta cảm nhận được sự mong manh của đời sống vật chất. Điều mà chúng ta tưởng có lợi cho mình một trầm phần trăm thật ra chỉ là sự đổi chác. Vật chất ban cho ta, mà vật chất cũng lấy lại của ta.
Trong số những hình thức khác nhau của y học phương Đông, phần nhiều giống như cỏ nhỏ, chúng khác với những cây to vươn cao lên trời tương ứng với y học Trung Hoa và y học Ấn Độ Ayurveda. Những phương pháp y học khác có thể vươn tới mức dưỡng thân chứ không xa hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ đi vài bước vào giai đoạn đầu của y học Ấn Độ hoặc y học Trung Hoa, nghĩa là ở giai đoạn đối chứng (chữa triệu chứng), vì có rất nhiều phương thuật điều trị và hàng đống thuốc men, đôi khi thấy say mê những tác dụng tức thời giống như phép lạ của chúng. Nhưng tất cả chỉ là chữa tạm.
Muốn tìm ra y học chữa trị sâu xa, chữa lành bệnh một lần và mãi mãi, chúng ta phải cố gắng tìm tới giai tầng y học thứ 7, y học tối thượng, y học dựa vào sự công bình hoặc trật tự vũ tru... Y học như thế không tấn công các triệu chứng, mà chăm chú vào gốc nguồn của bệnh hoạn. Y học đó cố gắng giúp mọi người tự mình có được niềm hạnh phúc vĩnh viễn thay vì tìm đến những khoái lạc phù ảo đượm màu tuyệt vọng.
Giáo sư George Ohsawa đưa ra quan niệm bệnh tật và khổ đau của con người đều do cách ăn ở sai cách. Ngài cho rằng có thể chẩn đoán bệnh tình chỉ qua quan sát tướng mạo bề ngoài. Khi thực hành phương pháp Thực Dưỡng, con người có thể phòng ngừa bệnh tật, thậm chí chữa bệnh và cải thiện diện mạo. Ngài cũng đưa ra những chỉ dẫn cụ thể để giúp nuôi dưỡng con cái theo phương pháp Thực Dưỡng. Thay vì lệ thuộc, chúng ta phải phục hồi khả năng sáng tạo từ trong chính bản thân, vì cơ thể con người là một môi trường chuyển hóa. Không nên vì mê muội mà biến môi trường này thành một vũng lầy ô nhiễm.”
Cuối cùng có lẽ bạn sẽ đồng ý với giáo sư George Ohsawa rằng “chúng ta có khả năng điều chế từ trong cơ thể những gì cần thiết cho sức khỏe. Nếu cứ dựa vào những chất đặc chế hoặc thuốc men thì khả năng này sẽ sị cùn nhụt, suy yếu vì không được dùng đến; do đó, lại càng phải thường xuyên tiêu thụ các chất ngoại tạo vì cơ thể đã bỏ lơ chức năng tự nhiên của mình. Cơ thể bỏ lơ nội lực vì đã trở nên quen, thích những chất nhân tạo ngoại lai. Do đó, chúng ta đâm ra lệ thuộc vào những nguồn viện trợ cho cơ thể những gì chúng ta tin là cần thiết.
Từ khi Giáo sư George Ohsawa và phu nhân từ Nhật Bản đến thăm và thuyết giảng cho một nhóm người chuyên sử dụng gạo lứt ở Huế và Sài Gòn vào năm 1964. Giáo sư Ohsawa đã phải thốt lên rằng (Việt Nam sẽ trở thành cái nôi của phong trào thực dưỡng trên thế giới). Trước giải phóng đã có tạp chí chuyên ngành Thực dưỡng Sống vui và nhiều sách báo căn bản về Thực dưỡng được xuất bản, đồng thời một số quán cơm gạo lứt cũng được mở ra phục vụ người có nhu cầu và là các nguồn bán thức ăn dưỡng sinh tin cậy, tập hợp sách báo phổ biến phương pháp thực dưỡng. Nhiều cơ sở đến nay vẫn hoạt động và phát triển: Đó là nhà Ohsawa - The Macrobiotic Center of Vietnam, tại 390 Điện Biên Phủ, Q. Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh: Đây là nơi hướng dẫn thực hành phương pháp Thực dưỡng - .
Trước năm 1975, Ông bà Ngô Thành Nhân và Diệu Hạnh là một cặp vợ chồng tích cực nhất trong phong trào phát triển Thực dưỡng ở Việt Nam, ông bà đã được Giáo sư George Ohsawa truyền cho toàn bộ phương pháp Thực dưỡng, đồng thời giao toàn quyền xuất bản hơn 300 cuốn sách của giáo sư George Ohsawa. Ông Ngô Thành Nhân vốn là chủ nhà in Anh Minh, khi được giác ngộ phương pháp Thực dưỡng đã biến nhà in của mình thành nơi phổ biến chính thức của phong trào Thực dưỡng và đồng thời làm chủ quán ăn Dưỡng sinh theo phương pháp Ohsawa. Ngô Ánh Tuyết là truyền nhân của gia đình của bác Ngô Thành Nhân. Người đã cùng với bác Ngô Thành Nhân tham gia dịch các sách của Tiên Sinh Ohsawa và phổ biến kiến thức đến cho đồng bào Việt Nam.
Ngoài miền Bắc phong trào gạo lứt chính thức được phổ cập do Đại Tá Bác sĩ Lê Minh, nguyên Viện trưởng Bệnh viện Phòng không Không quân, nguyên là chủ nhiệm khoa Y học dân tộc ở Viện 108 (hiện là chủ nhiệm CLB Thực dưỡng Cung Văn hoá Lao Động TPHCM) đã đi thuyết giảng và nói chuyện ở Câu lạc bộ Thăng Long (Hà Nội), Câu lạc bộ Bạch Đằng (Hải Phòng) và trong từng nhóm nhỏ tại các gia đình bè bạn từ những năm 1982,1983... Tuy nhiên ở Hà nội cũng đã có một nhóm người áp dụng gạo lứt và chép tay những quyển sách nói về phương pháp này như quyển: Tân dưỡng sinh của Giáo sư George Ohsawa.
Ở miền trung, ngày 06-08-1972 bác sĩ Nguyễn Văn Thụy đã trình bày trước hội đồng giám khảo Huế một luận án chưa từng có [Trị Liệu Bằng Dinh Dưỡng]. Một luận án lấy sự chữa bệnh bằng phương pháp Ohsawa, không đề cập tới thuốc men, nhờ đó vị bác sĩ này đã chữa lành được bệnh mà y học Thái Tây đã bỏ rơi. [Bệnh tật không do vi trùng gây nên, mà do cơ thể đã mỏi mệt, yếu kém, năng lượng (khí) mất quân bình vì phẩm chất máu (huyết) suy thoái do ăn uống bất thường, do đó vi trùng mới xâm nhập được]. Trích Luận án Tiến sĩ y khoa “TRỊ LIỆU BẰNG DINH DƯỠNG” của Bác sĩ Nguyễn Văn Thụy (1972).
Trong miền nam, có rất nhiều người áp dụng phương pháp dưỡng sinh của Tiên Sinh Ohsawa, trong số đó phải kể đến Bác Lương y Trần Ngọc Tài, đã xuyên suốt áp dụng thực dưỡng hơn 55 năm qua và là một trong những người đệ tử của Tiên Sinh Ohsawa am hiểu về thực dưỡng, giỏi về triết lý và y lý của Đông Tây Y, Bác Tài đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa các phương pháp này lại, tạo nên một nền thực dưỡng hiện đại mới dễ hiểu, dễ áp dụng và rất hiệu quả cho mọi người. Là một trong những nhân chứng sống áp dụng thực dưỡng thành công nhất ở Việt Nam và còn là cầu nối để phổ biến cũng như lan tỏa phương pháp này với cộng đồng. Đồng thời Bác Tài là người đã viết ra 2 cuốn sách rất nổi tiếng ở Việt Nam là Cuốn: 33 Câu Hỏi Đáp Thực Dưỡng và Cốt Tủy Thực Dưỡng nhằm giúp mọi người có tài liệu tham khảo dễ dàng hơn.
Cuối năm 2000, khi thấy phong trào thực dưỡng Việt Nam đang dậm chân tại chỗ vì áp dụng phương pháp Ohsawa cứng nhắc với thực đơn số 7 chỉ thuần gạo lứt và muối mè, Bác Lương Trùng Hưng đã bỏ tiền túi gửi về nhiều sách báo từ nước ngoài về dịch thuật giúp khai sáng cho những người thực hành dưỡng sinh. Bác cũng đưa nhiều gia vị thực dưỡng từ Nhật Bản và các trợ phương sức khỏe từ Úc về để người theo thực dưỡng có thêm công cụ vào bếp, cải thiện sức khỏe nhanh chóng hơn, bớt nguy hiểm so với phương pháp truyền thống ngày xưa.
Đầu năm 2019, Bác Lương Trùng Hưng và Bác Lương Y Trần Ngọc Tài và anh Nguyễn Công Hầu nhận thấy rằng cần có một nơi để giúp mọi người nắm rõ hơn về thực dưỡng, áp dụng chính xác, một nơi để tham khảo các tài liệu cần thiết và một nơi hỗ trợ thật sự về thực dưỡng 3 người đã lập nên câu lạc bộ 100. Mục tiêu là sống vui sống khỏe sống có ích cho đời và con số 100 là một mục tiêu sống đến trăm tuổi mà không phải phục thuộc vào con cháu nhiều. Ở tuổi cao, con người có cái nhìn sâu sắc và đầy ý nghĩa nhân văn hơn. Do đó, clb100.com là một nơi để giúp mọi người trên thế giới cùng nhau trao đổi, cùng nhau học tập và phát triển cho bản thân mình. Và hằng ngày bác Lương Trùng Hưng và bác Lương Y Trần Ngọc Tài vẫn đang cùng câu lạc bộ 100 (clb100.com) để trả lời, giải đáp thắc mắc cho hằng trăm người ở khắp mọi nơi trên thế giới thông qua kênh youtube: https://youtube.com/@clb100. Ngoài ra còn có quỹ clb100 giúp cho các mảnh đời bất hạnh, đau khổ trong bệnh tật và đói nghèo. Một clb100 rất nhân văn và ý nghĩa.
Sau nhiều năm câu lạc bộ 100 (clb100.com) đã lan tỏa thực dưỡng ra toàn cầu và là nối cầu thông tin với các bạn Thực dưỡng khắp nơi trên thế giới, đặc biệt các thành phố lớn của nước ta có nhiều người và cả nhiều kiều bào ở nước ngoài đều áp dụng phương pháp Thực dưỡng. Là một địa chỉ tin cậy cho nhiều người để tìm đến học hỏi, trao đổi. Clb100 luôn sẵn sàng mở rộng vòng tay chào đón các bạn Thực dưỡng khắp nơi.
Hãy nhớ rằng: Thực dưỡng hiện đại là một chương trình thanh lọc cơ thể đến suốt đời bằng thức ăn và lối sống phù hợp với trật tự của vũ trụ, nên hiểu thực dưỡng là phần của lối sống phòng bệnh từ xa. Có nghĩa là khi chúng ta áp dụng thực dưỡng hiện đại để tạo môi trường thuận lợi giúp cho cơ thể tự chữa lành mọi bệnh tật. Kết quả còn tùy thuộc vào tâm thức và sự thực hành trải nghiệm khi mình biết lắng nghe cơ thể chính mình.