090 66 55 044 0

Lịch sử thực dưỡng

Tóm tắt tiểu sử Bác Lương y Trần Ngọc Tài

Thực dưỡng hiện đại

Lịch sử thực dưỡng

  • Ngày đăng20/05/2024
  • 1,6 NLượt xem
  • Nguồn tinclb100.com
Phải công nhận rằng Thực dưỡng ở Việt Nam phát triển cho đến thời điểm này có một phần góp công rất lớn của Lương Y Trần Ngọc Tài. Người đã viết 2 cuốn tài liệu về thực dưỡng nổi tiếng khắp Việt Nam là: quyển 33 câu hỏi đáp thực dưỡng và quyển Cốt Tủy Thực dưỡng.
 
Bác Lương y Trần Ngọc Tài. Vị Lương y đã từng làm việc trong lĩnh vực y tế suốt 17 năm, có kinh nghiệm hơn 55 năm thực hành thực dưỡng và có hàng ngàn buổi chia sẻ pháp dưỡng sinh đã đánh giá một câu đơn giản thế này: “Sở dĩ ung thư máu dễ chữa nhất trong số các loại ung thư là do nó chưa di căn vào lục phủ ngũ tạng nên chỉ cần “làm sạch” máu là khỏi. Để “làm sạch” máu thì có nhiều cách, nhưng tốt nhất là thực dưỡng quân bình kết hợp với tắm nắng, tắm cát, ngồi thiền, niệm Phật hoặc học tĩnh tọa theo Yoga”. Tiên sinh Ohsawa cũng đã từng cho rằng, dòng máu con người sẽ sạch” sau khoảng 10 ngày ăn ngũ cốc ròng. Căn cứ vào lời của tiên sinh Ohsawa, người ung thư máu nếu huyết áp ổn định, có thể áp dụng ăn “số 7” khoảng 7 ngày thì phải “ăn ra”, tức ăn “số 6’, số 5…thì cũng có thể thoát khỏi ung thư máu.

Bác Lương y Trần Ngọc Tài thường lặp đi lặp lại trong một buổi chia sẻ thực dưỡng: “Thực dưỡng không phải là phương pháp chữa bệnh và không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Nó chỉ trợ giúp cơ thể tái lập quân bình âm dương- nói theo ngôn ngữ khoa học là - nâng cao hệ thống miễn dịch cơ thể - từ đó cơ thể chuyển hóa bệnh tật thành sức khỏe lành mạnh”. 

Viết sách thực dưỡng.

Bác Lương y Trần Ngọc Tài là một trong những người đầu tiên ở Việt Nam viết sách thực dưỡng. Sách của Bác rất đặc biệt vì có tính ứng dụng rất cao, giúp cho người bệnh ung thư, suy thận, tiểu đường, vẩy nến, tim mạch, viêm xoang, gút… hiểu và áp dụng ngay chứ không triết lý mơ hồ như các sách dưỡng sinh khác hiện có. Sở dĩ sách của Bác dễ hiểu, dễ áp dụng vì đã chuyển hóa các triết lý trừu tượng thành những hướng dẫn cụ thể, chi tiết đến mức người không biết chữ nhờ người khác đọc vẫn hiểu.

Mặc dù Bác Tài không viết nhiều sách, chỉ có 2 cuốn nhưng đã “thâu tóm” cả một “núi” kiến thức đồ sộ của nghệ thuật dưỡng sinh.

Để viết được những cuốn sách như thế, Bác Tài rất hiểu tâm lý người bệnh (trong lúc bệnh đầu óc hoang mang nên khó nghĩ đến triết lý sâu xa, mà cần thực tế dễ hiểu) và người muốn đến với thực dưỡng trong thời buổi hiện đại… Và sách của Bác Lương y Trần Ngọc Tài đặc biệt ở chỗ nhìn nhận các vấn đề từ hai mặt trái và phải hoặc âm và dương. Ví dụ, trong khi nhiều sách thực dưỡng ca ngợi thực dưỡng hoặc “số 7” lên tận… mây xanh thì sách Bác Tài chỉ ra “mặt trái” nguy hiểm của số 7 và giới hạn của thực dưỡng. Cách nhìn này đích thực là của một nhà dưỡng sinh, một người nghiên cứu thực sự. Nếu người nghiên cứu thực dưỡng nào không có cách nhìn hai mặt đối với một vấn đề thì vi phạm “luật” âm- dương. Bởi theo triết thuyết âm- dương, mọi vấn đề, mọi vật đều có hai mặt phải- trái, âm- dương, trong đực có cái, trong cái có đực, trong nguy nan đều có cơ hội, trong họa có phúc.

Khi đọc sách của Bác Lương y Trần Ngọc Tài và nghe những gì Bác chia sẻ thì sẽ thấy Bác có cách nhìn thực dưỡng từ nhiều góc độ khác nhau như tâm linh, triết lý phương Đông, Tây y… Để nhìn một vấn đề từ nhiều góc độ như thế, tác giả phải “hội tụ” các đặc điểm: từng trải nghiệm, có nền kiến thức văn hóa cơ bản, từng thực hành niềm tin tâm linh, am tường triết lý phương Đông, thông hiểu về y lý phương Tây… Thực vậy, Bác Tài năm nay đã ngoài 80 tuổi nên miễn bàn đến hai từ từng trải, Bác từng học đại học khoa học Sài Gòn trước 1975 và thông tạo tiếng Anh và Pháp, là người từng thực hành niềm tin tâm linh cả Phật giáo lẫn Thiên Chúa (do cha Bác theo Thiên chúa, mẹ theo Phật Giáo), là một lương y thời trai trẻ dĩ nhiên là Bác am tường triết lý Phương Đông (Bác đã từng đọc hàng trăm cuốn sách Ohsawa) và Bác đã làm việc trong lãnh vực y tế suốt 12 năm và 5 năm bào chế thuốc.

Tóm tắt về cuộc đời vượt lên bệnh tật của Bác Tài. 

- Bác Tài sinh ra trong một gia đình trí thức Sài Gòn, mẹ là một Phật tử còn ba lại theo đạo Thiên Chúa. Vì vậy, kiến thức về Phật pháp và Thiên chúa Bác đều nắm chắc. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng thực dưỡng quân bình của Bác. Nó giúp Bác không cực đoan, từ đó làm nền tảng cho triết lý THỰC DƯỠNG QUÂN BÌNH

-Bác Tài lúc 20 tuổi đã dùng thực dưỡng để tự cứu mình khỏi bệnh tim bẩm sinh nặng đến mức bác sĩ tuyên bố thằng bé này sẽ chết non. Mang ơn thực dưỡng và dưỡng sinh, Bác Tài đã không ngừng tìm tòi học hỏi để trở thành một lương y thực dưỡng hàng đầu Việt Nam.

- Thời thanh niên, Bác học đại học khoa học Sài Gòn, thông thạo tiếng Pháp và tiếng Anh. Điều này, giúp Bác tiếp cận thực dưỡng thế giới thuận lợi và khoa học hơn.

- Trong khoảng 20 năm gần đây, Bác chuyên nghiên cứu thực dưỡng và dưỡng sinh. Bác là một trong những Nhà thực dưỡng Việt Nam hiếm hoi tự viết sách hướng dẫn cách ăn thực dưỡng và dùng trợ phương. Bác là người hiếm hoi viết sách vì phần lớn sách thực dưỡng ở Việt Nam được dịch hoặc biên soạn từ sách nước ngoài. Cuốn “Cốt tủy thực dưỡng” của Bác Lương y Trần Ngọc Tài. Chữ “”Cốt Tủy” thay lời muốn nói là những gì căn cơ, tinh gọn, thiết yếu nhất… của nghệ thuật thực dưỡng.

- Sách của Bác Tài hiện bán tại nhiều cửa hàng thực dưỡng trên khắp Việt Nam. Nếu bà con nào không có điều kiện mua thì chịu khó xem hết các bài ở link này để đọc sách - sau đó ứng dụng cho bản thân và gia đình.
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

  • Lịch sử phong trào thực dưỡng Việt Nam

    Ngày đăng20/05/2024
    951Lượt xem

    Giáo sư George Ohsawa và phu nhân từ Nhật Bản đến thăm Huế và Sài Gòn vào năm 1964. Giáo sư Ohsawa đã phải thốt lên rằng (Việt Nam sẽ trở thành cái nôi của phong trào thực dưỡng trên ...

  • Bác Lương Trùng Hưng - Người tiên phong thực dưỡng hiện đại

    Ngày đăng20/05/2024
    2,1 NLượt xem

    Vì chứng kiến người Úc và người da trắng định cư tại Úc ít bệnh tật nhờ có thói quen ăn sáng bằng yến mạch lứt hoặc bánh chế biến từ cám, ông Hưng ước ao có thật nhiều người ...

  • ​Lịch sử của Thực dưỡng thế giới

    Ngày đăng20/05/2024
    408Lượt xem

    Trên thực tế, thực dưỡng không chỉ là một chế độ ăn uống đơn thuần, nó là một triết lý và một lối sống có mục tiêu cuối cùng là giúp tạo ra những con người toàn diện, khỏe mạnh ...

  • Tóm tắt tiểu sử của Herman Aihara

    Ngày đăng07/11/2022
    525Lượt xem

    Từng là một học viên của tiên sinh Oshawa, Herman Aihara là một trong những người tiên phong gây dựng phương pháp thực dưỡng tại New York. Ông dành toàn bộ tâm sức cho việc nghiên cứu và truyền bá ...

  • Tiên sinh Ohsawa, người đã đưa thực dưỡng ra toàn cầu

    Ngày đăng20/05/2024
    1,4 NLượt xem

    Ohsawa đã rất biết ơn khi có một cuộc sống mới an vui nên ông dành phần đời còn lại của mình để tiếp tục công việc của Tiến sĩ Ishizuka. Ông sử dụng từ “macrobiotic,” một thuật ngữ viết ...

  • Tóm tắt tiểu sử của bác sỹ quân y Sagen Ishizuka

    Ngày đăng02/11/2022
    1,1 NLượt xem

    Ông sinh ra trong một gia đình lương y bình dân, tiếp nối truyền thống của họ bằng nghề y. Có ít của cải, cuối cùng anh ấy đã tự học các kỹ thuật cơ bản trong khi làm giáo ...

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng