Lịch sử thực dưỡng

Nguồn gốc của thực dưỡng?

Ngày đăng:10/03/2023
Nguồn tin: clb100.com
Cập nhật817
0
   Nguồn gốc của Thực Dưỡng
Mọi sự việc trên thế giới đều có nguồn gốc, xuất xứ. Lối sống Thực Dưỡng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Có thể nói rằng Hippocrates là người đầu tiên định nghĩa Macrobiotics với lời trích dẫn của mình: “Hãy để thực phẩm làm thuốc của bạn và thuốc men chính là thực phẩm của bạn”. Nhưng ai mới thật sự là CHA ĐẺ của Thực Dưỡng?

1. Ai thật sự là Cha đẻ của Thực Dưỡng

Giáo sư Georges Ohsawa - Nhà truyền bá Thực Dưỡng người Nhật

Ohsawa (1893 - 1966) không bao giờ tuyên bố là người sáng lập hoặc người khởi xướng Thực dưỡng – Macrobiotic (một thuật ngữ có nghĩa là “cuộc sống hay sức sống vĩ đại“). Ông luôn luôn trao sự tín nhiệm này cho người thầy của mình, một bác sĩ Nhật Bản, Sagen Ishizuka, và cả hai người đều đã có được những cảm hứng từ cuốn “The Yellow Emperor’s Classic of Internal Medicine” (Hoàng Đế Nội Kinh), các tác phẩm kinh điển của Shinto (Một tôn giáo bản địa Nhật Bản), và các tác phẩm của Kaibara Ekiken và Mizuno Nanboku. Manabu Nishibata, một đệ tử của Ishizuka, cũng đã có một ảnh hưởng quan trọng đối với Ohsawa.
Sách The yellow Emperor's Classic of Medicine
   
Cuốn Hoàng Đế Nội Kinh có thể được viết ra khoảng 500 trước Công nguyên, là một bộ tài liệu biên soạn về sự thông thái Y học của người Trung Quốc cổ đại. Nó cho rằng có một mối quan hệ sâu xa giữa thực phẩm, y tế, và bệnh tật và cho rằng thực phẩm là một phương tiện quan trọng trong việc điều trị bệnh. Tầm quan trọng đặc biệt và sức mạnh của hạt ngũ cốc trong việc duy trì và phục hồi sức khỏe đã được nêu rõ. Ohsawa thường trích dẫn lời khuyên trích từ cuốn sách đó “Người thật sự chín chắn không chỉ quan tâm đến việc chữa trị bệnh tật, mà còn quan tâm đến việc phòng ngừa bệnh tật.” Dinh dưỡng và y học được xem là các lĩnh vực có liên quan rất chặt chẽ và sức khỏe được xem là phần thưởng tự nhiên của một cuộc sống tự chủ và điều độ, sống phù hợp với các qui luật của tự nhiên.

Các sách kinh điển đạo Shinto như Kojiki (biên soạn năm 712 AD) và Nihonshoki (720 AD) nói rằng thần thực phẩm đã tạo ra “ngũ cốc” (có cả đậu nành và đậu đỏ) từ cơ thể của mình để làm phương tiện nuôi dưỡng con người. Trên hơn một ngàn năm, tại ngôi đền nổi tiếng nhất của Nhật Bản ở Ise, vị thần này đã được thờ cúng dưới hình thể của hạt gạo lứt đỏ. Gạo và các thực phẩm khác đã luôn luôn đóng một vai trò chủ yếu trong nghi lễ hàng năm.

Ekiken Kaibara (1630-1714) là một sinh viên nghiên cứu về nền văn học Trung Quốc và y học phương Đông, người cũng đã viết về triết học (chủ yếu là Nho giáo), đạo đức, giáo dục, và lịch sử tự nhiên. Trong cuốn sách có ảnh hưởng lớn của ông, cuốn Yojokun (Luận về Sự dinh dưỡng của cuộc sống), ông mô tả một chế độ để duy trì sức khỏe tốt bằng cách tránh tất cả những sự nuông chiều bản thân. Ông khuyến khích mọi người “ăn ít, ngủ ít hơn, ít ham muốn”, tránh ăn thịt, và thực hành một hình thức tự xoa bóp gọi là Do-in. Kaibara tin rằng sự kế thừa của con người khôn ngoan là say mê thích thú với những thú vui đơn giản nhưng sâu sắc của trời đất và sống thọ 100 tuổi.

Nanboku Mizuno, người đã sống trong khoảng từ giữa những năm 1700 và đầu những năm 1800 là cha đẻ của thuật xem tướng Nhật Bản. Sau nhiều năm nghiên cứu và quan sát trong vai trò của một tiếp viên trong một phòng tắm công cộng Nhật Bản, một thợ cắt tóc, và công nhân tại nhà hoả táng, ông đã viết tác phẩm kinh điển vĩ đại về thuật tướng số, cuốn “Soho Nanboku“ (Phương pháp xem tướng Nanboku), một công trình mười tập xuất bản giữa những năm 1788 và 1805. Ông cảm thấy rằng tính cách và khí chất trong quá khứ và tương lai của con người có thể được thấy được bằng cách quan sát cẩn thận  các đặc điểm về thể chất, và nói rằng người ta có thể thay đổi tuổi thọ được thừa hưởng của họ bằng một chế độ ăn uống thích hợp.
Tiến sĩ Ishizuka Sagen (1850-1909) - Người tiên phong về chế độ ăn Thực Dưỡng
Tiến sĩ Sagen Ishizuka (1850-1909) đã lớn lên và được đào tạo vào thời điểm khi văn hóa phương Tây, bao gồm cả nền y học và dinh dưỡng “khoa học” được nhập khẩu vào Nhật Bản. (ví dụ, vào năm 1883, chính phủ Nhật Bản nghiêm cấm việc thực hành các kỹ thuật y học cổ truyền như châm cứu, thuốc thảo dược, và xông hơi, và Nền y học phương Tây được thiết lập như là chế độ điều trị bệnh tật chính thức). Bị đau đớn bởi bệnh nhiễm trùng thận, chàng trai trẻ Ishizuka đã không thể tự chữa bệnh bằng y học phương Tây, do đó, ông chuyển sang nghiên cứu về y học phương Đông. Việc này đã trở thành mối quan tâm suốt đời ông về thực phẩm và sức khỏe, trong khi đó, ông đang làm việc với tư cách là một bác sĩ trong quân đội. Năm 1897 ông xuất bản các kết quả nghiên cứu của mình trong một tác phẩm đồ sộ có tựa đề là  “A Chemical-Nutritional Theory of Long Life” (Lý thuyết về hóa chất và dinh dưỡng của cuộc sống thọ). Một phiên bản phổ biến về công việc kỹ thuật đầy khó khăn này xuất hiện vào năm 1899 là cuốn “A Nutritional Theory of the Mind and Body: A Nutritional Method for Health.” (Lý thuyết dinh dưỡng tâm thể: Một phương pháp dinh dưỡng vì sức khỏe) Cuốn sách thứ hai này rất phổ biến, và được tái bản 23 lần.

Nghiên cứu của Ishizuka đã đưa ông đến việc kết luận rằng sự cân bằng của chất muối Kali (K) và Natri (Na) trong cơ thể là yếu tố quyết định chính đối với sức khỏe, rằng thực phẩm là yếu tố chính trong việc duy trì sự cân bằng này, và vì thế mà thực phẩm phải là cơ sở trong việc chữa bệnh và duy trì sức khỏe. Thực phẩm là vị thuốc cao cấp. Con người về bản chất, thuộc về lúa gạo nên chế độ ăn uống tối ưu của con người cần phải dựa vào cốc loại, là loại có tỷ lệ K/Na khoảng 2,5.
Thực phẩm là vị thuốc cao cấp - Ăn đúng - sống khỏeIshizuka thấy người phương Tây là những người bị Na chi phối (những sản phẩm động vật giàu natri -sodium) được đặc trưng hóa bằng chủ nghĩa vật chất, tính ích kỷ, cá nhân hóa và có chiều hướng thỏa mãn các giác quan.

Sau khi nghỉ hưu Ishizuka cống hiến mình để giảng dạy và mở phòng mạch tư nhân. Năm 1908, ông và các đệ tử của mình thành lập phong trào Shokuyo-kai (phong trào thực phẩm dinh dưỡng), để dạy cho mọi người về những vấn đề phiền toái khi áp dụng chế độ ăn mới theo phương Tây, nhiều thịt, đường và các loại thực phẩm tinh chế. Họ kêu gọi sự quay về với chế độ ăn truyền thống của Nhật Bản dựa trên cốc loại nguyên hạt, rau, và các thức ăn từ đậu nành. Hàng ngày, Ishizuka đã khám bệnh cho nhiều bệnh nhân và chữa khỏi cho họ bằng thực phẩm. Ông nổi tiếng nhờ vào sự thành công trong việc chữa lành những căn bệnh được cho là không thể chữa được bằng các phương pháp tiêu chuẩn của phương Tây.

Như vậy, trong khi hầu hết người Nhật đã bị cuốn trôi bởi cơn thủy triều Tây phương hóa, dần dần từ bỏ nền văn hóa và truyền thống riêng của họ (bao gồm cả thực phẩm và nghệ thuật chữa bệnh), thì Ishizuka và các cộng sự đã xem xét xu hướng này một cách nghiêm túc; họ đã cố gắng vay mượn và chỉ tổng hợp những điểm tốt, trong khi đó bảo toàn được “bản chất quốc gia Nhật Bản” đang có nguy cơ biến mất.

Tiến sĩ Manabu Nishibata, một môn đệ của Ishizuka, đã phát triển một khái niệm cơ bản cho rằng thực phẩm nên được lựa chọn theo nguyên tắc của Shin-do fu-ni, có nghĩa là “thân thể và trái đất không phải là hai.” Theo đó, con người dân phải chăm sóc môi trường của họ như chăm sóc chính cơ thể của họ, vì trong thực tế, cả hai đang liên tục chảy vào nhau. Tương tự như vậy, mọi người phải học được niềm vui trong việc hòa cùng dòng chảy với các nhịp điệu theo các mùa chính yếu của trái đất, trong việc chọn lựa các loại thực phẩm theo thời gian và địa điểm, có tại địa phương và trong mùa vụ, hài hòa với trật tự của vũ trụ.
   
Theo sách Thánh Kinh, một quyển sách viết cách đây hơn 3.500 năm, con người do Thượng Đế toàn năng tạo ra từ bụi đất. Ngài tạo ra người nam và người nữ. Ý định của ngài là cho con người có đời sống mãi mãi trong điều kiện sống lý tưởng và muốn họ sịnh con cái vá nới rộng vườn Địa đàng xinh đẹp ra khắp đất. Họ có thức ăn là vô số những loài cây ăn ngon và đẹp mắt riêng chỉ một cây nhận biết điều thiện và điều ác thì họ không được phép ăn vì cây đó tượng trưng cho quyền cai trị của Thượng Đế. Một mệnh lệnh rất rõ ràng rằng khi ăn trái cấm thì họ chắc chắn sẽ chết. Thế nhưng, điều đáng buồn là họ đã bất tuân và ăn trái cây mà Đấng tạo hóa đã cấm không được phép ăn. Hậu quả là họ không thể sống mãi mãi và truyền sự bất toàn cho con cháu. Cặp vợ chồng đầu tiên cũng bị đuổi ra khỏi vườn Địa đàng vì trong vườn Đại đàng có cây sự sống mà khi đó họ ăn thì có thể được chữa lành.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy cuộn sách Ê-sai, một phần của sách Kinh Thánh tại biển chết vào năm 1970
     Câu chuyện này có thể rất quen thuộc nhưng nếu xét theo gốc nhìn thực dưỡng đúng là mọi căn nguyên của những đau khổ, bệnh tật đều bắt nguồn từ ăn uống mà ra. Nếu chọn thức ăn thức uống đúng thuận theo tự nhiên thì chắc chắn sẽ phòng ngừa được bệnh tật. Trong trường hợp mắc bệnh, nếu hướng đến thế giới tự nhiên, chúng ta sẽ thấy tình yêu thương của Đấng tạo hóa muốn con người sống mãi qua những cây cối thảo dược đến từ thiên nhiên có thể giúp chúng ta lấy lại sức khỏe đã mất. Chính Đấng tạo hóa nên trời đất thiên nhiên mới đích thật là CHA ĐẺ của Thực Dưỡng.

Có thể nói nguồn gốc của lối sống Thực Dưỡng đã có từ thuở sơ khai khi có mặt loài người trên đất. Trái Đất chúng ta đang sống chứa đựng vô số những món quà quý giá từ Đấng tạo hóa. Nếu kể đến thì vượt sức tưởng tượng của chúng ta. Có một câu ngạn ngữ Ăn một trái táo mỗi ngày thì bạn sẽ không cần đến gặp bác sĩ. Dù có tin vào điều này hay không nhưng quý vị đã biết đến bao nhiêu loại táo trên thế giới? Có một nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho biết có hơn 7.500 loại táo khác nhau trên thế giới. Nếu mỗi ngày quý vị ăn một loại táo thì phải mất hết hơn 20 năm để có thể ăn chỉ một loài trái cây này. Thật ngoài sức tưởng tượng đúng không?
Có hơn 7.500 loại táo khác nhau trên thế giới
Con người chúng ta thật nhỏ bé khi so sánh mình với sự vĩ đại của thế giới tự nhiên. Thế nhưng, chúng ta có một món quà mà chúng ta có thể dùng hăng ngày. Đó là sự tự do ý chí. Chúng ta có quyền chọn ăn gì, mặc gì uống gì và chọn lựa trở thành người như thế nào. Bộ não của chúng ta rất kỳ diệu, cơ thế chúng ta rất tuyệt vời. Hãy lắng nghe cơ thể để biết rằng chính mình đang thật sự cần gì. 

Chúc quý vị luôn có niềm vui khi đến với Thực Dưỡng!

Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng