090 66 55 044 0

Bệnh về thận

Suy thận có thể chữa bằng thực dưỡng được không? (có video)

Bệnh học theo âm dương

Bệnh về thận

  • Ngày đăng12/12/2024
  • 818Lượt xem
  • Nguồn tinclb100.com
Suy thận là một tình trạng chức năng của thận đã bị suy giảm, không thể loại bỏ chất cặn, chất thải khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Khi thận không hoạt động đúng cách, các chất độc hại có thể tích tụ trong cơ thể, gây tổn thương và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Nhiều người đang mắc bệnh suy thận đang áp dụng lối sống thuận tự nhiên có thắc mắc một điều là khi dùng canh dưỡng sinh thì có ảnh hưởng gì đến người bệnh thận không? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.

Tìm hiểu về bệnh suy thận 

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc máu, loại bỏ chất thải và chất cặn, điều chỉnh nồng độ nước và các chất điện giải trong cơ thể. Khi suy thận xảy ra, các chức năng này bị ảnh hưởng và gây ra sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể. Bệnh suy thận có thể gây tử vong khi không được chữa trị kịp thời.
Các triệu chứng của bệnh này khi mới hình thành thường không rõ ràng khiến người bệnh không nhận biết thận đang yếu dần đi. Bởi vì cơ thể có hai quả thận và thận có khả năng hoạt động một phần nên người bệnh không nhận thấy sự suy giảm chức năng thận. Điều này khiến cho việc chẩn đoán và điều trị chậm trễ, dẫn đến việc can thiệp thường ở những giai đoạn muộn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Khi chức năng thận đã suy giảm đáng kể có một số triệu chứng suy thận thường xuất hiện như mệt mỏi, giảm cân đột ngột, ngứa da, tăng huyết áp, buồn nôn, nôn mửa, ù tai, khó thở, tiểu ít và màu sắc tiểu thay đổi.
Tìm hiểu về bệnh suy thận

Phân loại bệnh suy thận

Bệnh suy thận được chia thành hai dạng chính là suy thận cấp và suy thận mạn tính, dựa trên cơ chế bệnh sinh và mức độ suy giảm chức năng thận. Việc phân loại suy thận theo các giai đoạn này giúp xác định mức độ suy giảm chức năng thận và có hướng phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.
Suy thận cấp thường xảy ra đột ngột và được chia thành ba phân loại dựa trên vị trí của sự suy giảm chức năng thận:
  • Suy thận trước thận: Đây là trường hợp khi sự suy giảm chức năng thận xảy ra trước khi máu đến thận. Nguyên nhân thường là do sự giảm mạch máu đến thận, ví dụ như do thiếu máu cấp tính, sốc hoặc rối loạn mạch máu.
  • Suy thận tại thận: Trong trường hợp này, sự suy giảm chức năng thận xảy ra bởi tổn thương trực tiếp đến cấu trúc của thận, chẳng hạn như viêm thận cấp tính hoặc tổn thương do các chất độc.
  • Suy thận sau thận: Đây là trường hợp khi sự suy giảm chức năng thận xảy ra sau khi máu đã rời khỏi thận. Nguyên nhân thường là do rối loạn lưu thông sau thận, chẳng hạn như tắc nghẽn dòng chảy niệu quản.
Phân loại bệnh suy thận
Suy thận mạn là dạng suy thận tiến triển chậm hơn và có thể được chia thành năm giai đoạn theo mức độ suy giảm chức năng thận:
  • Giai đoạn 1: Suy giảm chức năng thận nhẹ, không có triệu chứng rõ ràng.
  • Giai đoạn 2: Suy giảm chức năng thận vừa phải, có thể xuất hiện một số triệu chứng như mệt mỏi, tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Giai đoạn 3a và 3b: Suy giảm chức năng thận trung bình đến nghiêm trọng, triệu chứng rõ ràng hơn, bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, ngứa da, tăng huyết áp và thay đổi nồng độ chất điện giải trong máu.
  • Giai đoạn 4: Suy giảm chức năng thận nghiêm trọng, triệu chứng trở nên nặng nề và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
  • Giai đoạn 5 (suy thận mạn tính): Suy giảm chức năng thận nghiêm trọng nhất, thận không thể hoạt động đủ để duy trì sự sống và cần điều trị thay thế chức năng thận như thẩm phân hoặc cấy ghép thận.

Suy thận uống canh dưỡng sinh có tốt không?

Thành phần củ cải trắng trong canh dưỡng sinh có tác dụng thông tiểu có thể làm tụt huyết áp, gây mệt cho thận. Tuy nhiên canh dưỡng sinh có tác dụng kiềm hóa dòng máu đưa cơ thể về trạng thái quân bình. Khi đó, cơ thể ít độc tố giúp giảm bớt phần nào áp lực đào thải độc tố lên thận nên canh dưỡng sinh vẫn rất tốt cho người bệnh thận.
Người bệnh thận không nên uống quá nhiều canh dưỡng sinh. Mỗi lần dùng bạn chỉ nên uống nửa gói canh dưỡng sinh, mỗi ngày uống từ 2 - 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Suy thận uống canh dưỡng sinh có tốt không?

Cách cải thiện tình trạng suy thận bằng xích tiểu đậu

Ngoài canh dưỡng sinh thì người bệnh thận có thể dùng thêm nước uống từ xích tiểu đậu. Bạn có thể sắc nước xích tiểu đậu uống vào buổi sáng và uống thêm canh dưỡng sinh vào buổi tối.

Công dụng của xích tiểu đậu

Xích tiểu đậu giàu chất dinh dưỡng (chất đạm, chất xơ, chất khoáng, vitamin cùng các chất chống oxy hóa) cần thiết để duy trì hoạt động của chức năng thận. Đây là loại thực phẩm vừa bổ máu, bổ thận vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kích thích tiêu hóa và hạ lượng cholesterol xấu trong máu. Đồng thời, xích tiểu đậu cũng có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu sưng rất tốt cho người bệnh thận.
Cách cải thiện tình trạng suy thận bằng xích tiểu đậu

Cách sử dụng xích tiểu đậu cho người suy thận

Khi tiêu thụ bất cứ thức ăn nào vào cơ thể bạn nên để ý đến phân đi cầu của mình để có cách chế biến sao cho phù hợp nhất. Sau đây là cách chế biến xích tiểu đậu cho người bệnh thận theo phân đi cầu:
  • Trong trường hợp phân đi cầu chặt, dẻo, khuôn dài như xúc xích và có màu trứng chiên quá lửa chứng tỏ đường tiêu hóa bạn tốt. Bạn nấu xích tiểu đậu cùng với 5 gram phổ tai Kombu cho chín mềm và ăn luôn cả xác.
  • Trường hợp phân đi cầu nhão, bạn nấu đem xích tiểu đậu đi rang, thủy phi (tức là cho xích tiểu đậu vào 1 cái rổ rồi đổ nước sôi để nguội qua xích tiểu đậu) sau đó mới nấu với phổ tai và chỉ lấy phần nước để uống và bỏ phần xác đi. Đồng thời uống kết hợp với cà phê ngũ cốc Đức và men probiotic viên 32 tỉ lợi khuẩn để cho phân chặt lại.
  • Trường hợp ăn mà phân vẫn nhão, bạn nên hấp xích tiểu đậu sau đó nấu cùng với cơm gạo lứt và ăn vào các bữa ăn hàng ngày. Lưu ý phải nhai kỹ, nhai nhiều lần trước khi nuốt.

Ăn quân bình Âm Dương

Ngoài bổ sung những thức uống trợ phương tốt cho thận thì chế độ ăn uống cũng là điều quan trọng hàng đầu cho người bệnh thận. Bạn nên áp dụng đúng chế độ ăn thuận tự nhiên, tránh ăn câu số 3 và nên ăn những thực phẩm trong câu số 5. Điều đặc biệt là phải biết cách kết hợp thực phẩm và chế biến chúng sao cho quân bình nhất. Bạn hãy theo dõi thêm 33 câu hỏi đáp thực dưỡng để nắm những kiến thức cốt lõi của cách ăn này.
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về bệnh suy thận. Đồng thời cũng hướng dẫn bạn cách sử dụng canh dưỡng sinh và nước xích tiểu đậu để hỗ trợ điều trị bệnh suy thận đúng nhất. 
Những thông tin trong bài viết đều được tham khảo từ video trên kênh youtube của CLB100. Nếu quý cô bác anh chị muốn biết thêm nhiều thông tin bổ ích về thực dưỡng hãy thường xuyên đón xem livestream trên kênh này nhé. 
Xem thêm:
=> Suy thận mạn tính

=> Sỏi tiết niệu (sỏi thận, niệu quản, bàng quang)
=> Tiểu không kìm chế được (són tiểu)
Mời bạn xem thêm video bên dưới của CLB110 để biết áp dụng các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh suy thận:
Chia sẻ bài viết
Tags

Tin liên quan

  • Thận yếu có ảnh hưởng đến sinh lý không?

    Ngày đăng12/12/2024
    178Lượt xem

    Hãy xem ngay bài viết này của CLB100 để hiêu hơn về chủ đề thận yếu ảnh hưởng gì đến sinh lý bạn nhé.

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày có đáng lo ngại không? (có video)

    Ngày đăng12/12/2024
    537Lượt xem

    Đi tiểu nhiều lần là một bệnh lý. Nếu bạn đang mắc phải tình trạng này hãy theo dõi bài viết này của CLB100 để biết cách cải thiện nhé.

  • Tiểu không kìm chế được (són tiểu)

    Ngày đăng12/12/2024
    920Lượt xem

    Nhiều người cứ tưởng rằng, chứng bệnh này chỉ xảy ra với phụ nữ cao tuổi, đã mãn kinh, thiếu hụt nội tiết tố dẫn đến việc giảm nuôi dưỡng máu, thiểu sản niêm mạc niệu đạo, âm đạo, teo ...

  • Sỏi tiết niệu (sỏi thận, niệu quản, bàng quang)

    Ngày đăng12/12/2024
    1,8 NLượt xem

    Sỏi tiết niệu là bệnh thường gặp và hay tái phát, do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu. Các khối sỏi có thể gây đau, tác đường tiết niệu và nhiễm khuẩn, rất nguy hại ...

  • Suy thận mạn tính

    Ngày đăng12/12/2024
    687Lượt xem

    Suy thận mạn tính là hậu quả các bệnh mạn tính của thận gây giảm sút từ từ số lượng Nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60ml/phút) ...

  • ​Nhiễm khuẩn tiết niệu mạn tính

    Ngày đăng12/12/2024
    669Lượt xem

    Viêm đường tiết niệu mạn tính là tình trạng đường tiết niệu bị viêm nhiễm kéo dài, không đáp ứng với điều trị hoặc có thể tái phát sau điều trị. Bệnh gây ra nhiều phiền toái, khó chịu cho ...

  • Viêm cầu thận cấp

    Ngày đăng12/12/2024
    555Lượt xem

    Viêm cầu thận được đặc trưng với sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu, protein niệu, phù và tăng huyết áp. Viêm cầu thận cấp có thể do nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc không do nhiễm khuẩn.

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng