090 66 55 044 0
Video từ chuyên gia thực dưỡng

Lesson #274: Tiểu đêm - nguyên nhân và cách phòng ngừa?02-04-2025

Lương y Trần Ngọc Tài

Bác Lương Trùng Hưng

Xem tất cả Xem tất cả
  • Ngày đăng02/04/2025
  • Thời lượng00:00:00
  • 11Lượt xem
Bạn thường xuyên phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu? Điều này không chỉ gây gián đoạn giấc ngủ mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong video này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân gây tiểu đêm và cách phòng ngừa hiệu quả để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tiểu đêm là gì?

Tiểu đêm là tình trạng người bệnh phải thức dậy 1 lần hoặc nhiều lần trong đêm để đi tiểu. Đây có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường do thói quen uống nước buổi tối, hoặc là biểu hiện của bệnh lý tiềm ẩn.

Nguyên nhân gây tiểu đêm 

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây tiểu đêm, chia theo 3 nhóm chính:
Nguyên nhân sinh lý: 

Không do bệnh

  • Uống nhiều nước buổi tối, nhất là nước có chứa cafeine (trà, cà phê) hoặc cồn (bia, rượu).
  • Ăn canh, trái cây mọng nước (dưa hấu, cam, bưởi) vào buổi tối.
  • Tuổi tác cao: Người già có khả năng cô đặc nước tiểu kém, bàng quang giảm thể tích nên dễ tiểu đêm.
  • Mang thai (thường ở tam cá nguyệt đầu và cuối): Tử cung chèn ép bàng quang.

Nguyên nhân bệnh lý

Bệnh lý tiết niệu
  • Viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu: kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Phì đại tuyến tiền liệt (ở nam giới trung niên và lớn tuổi); chèn ép bàng quang, gây tiểu đêm.
  • Suy giảm chức năng bàng quang (bàng quang tăng hoạt).
  • Sỏi đường tiết niệu.
Bệnh lý toàn thân
  • Đái tháo đường hoăcf tiền đái tháo đường: Lượng đường trong máu cao gây tiểu nhiều, cả ngày lẫn đêm.
  • Đái tháo nhạt: Cơ thể không giữ nước tốt -> tiểu nhiều, khát nhiều.
  • Suy thận mạn: Khả năng lọc và cô đặc nước tiểu suy giảm.
  • Tăng huyết áp: ảnh hưởng đến chức năng thận.
  • Bệnh lý tim mạch (suy tim): ban ngày phù, ban đên dịch dồn về thận -> tiểu nhiều về đêm.
Nguyên nhân do thuốc
  • Thuốc lợi tiểu (furosemid, hydrochlorothiazide…): nếu dùng buổi chiều/ tối sẽ gây tiểu đêm.
  • Một số thuốc huyết áp, thuốc an thần cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tiểu tiện.

Khi nào cần đi khám?

Nếu đã khám sức khoẻ định kỳ, chúng ta sẽ phát hiện ra, con trong quá trình chưa đến thời gian khám định kỳ mà cơ thể có những biểu hiện sau thì nên khám bổ sung:
  • Tiểu đêm từ 2 lần trở lên mỗi đêm, kéo dài nhiều ngày.
  • Gây mât ngủ, mệt mỏi ban ngày.
  • Kèm theo các triệu chứng bất thường: tiểu buốt, tiểu khó, tiểu ra máu, sụt cân, khát nước quá mức,...

Kết luận

Một chút tiểu đêm có thể là bình thường nếu bạn uống nhiều nước buổi tối.
Nhưng tiểu đêm kéo dài, nhiều lần và ảnh hưởng đến giấc ngủ thì không nên bỏ qua, vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
Chia sẻ video
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng