Lesson #250: Chiến tranh thúc đẩy tiến trình của nghệ thuật chữa lành?09-10-2024
- Ngày đăng05/11/2024
- Thời lượng01:41:00
- 136Lượt xem
Chiến tranh là biểu tượng của sự tàn khốc và mất mát, nhưng ít ai nhận ra rằng, ẩn sau những cuộc xung đột ấy, lại là một hành trình cải tiến trong nghệ thuật chữa lành. Bác Trần Ngọc Tài cũng từng nói mọi việc trên đời đầu có mặt tốt và mặt xấu của nó, chiến tranh cũng vậy. Khi có chiến tranh, các thầy thuốc từ thời cổ đại nỗ lực không ngừng để cứu sống con người giữa bối cảnh chiến trường khốc liệt. Nhờ đó mà thức đẩy quá trình phát triển nền y tế hiện đại như ngày nay.
Ngay thời kỳ cổ đại, người Ai Cập đã ghi lại các phương pháp chữa trị vết thương từ trận mạc trên giấy cói. Sau đó, quân đội La Mã, với những kiến thức chuyên môn sâu rộng về y học chiến trường, đã có những kỹ thuật cứu chữa thương binh. Dù vậy, trong suốt thời Trung cổ, thiếu hụt kiến thức khoa học khiến hầu hết các vết thương nghiêm trọng đều dẫn đến tử vong do sốc hoặc nhiễm trùng.
Một bước đột phá lớn diễn ra vào năm 1537, khi bác sĩ phẫu thuật quân đội Pháp Ambroise Pare hết dầu sôi – phương pháp điều trị truyền thống dành cho vết thương do súng đạn. Trong tình thế nguy cấp, ông đã thử nghiệm một phương pháp khác, gồm lòng đỏ trứng gà, tinh dầu hoa hồng và dầu thông. Kết quả bất ngờ là các vết thương mau lành và bệnh nhân ít đau hơn hẳn.
Vào thời chiến tranh Napoleon, Dominique Jean Larrey – một bác sĩ phẫu thuật Pháp đã phát minh ra xe cứu thương quân sự, giúp vận chuyển thương binh trên chiến trường giúp cho việc di chuyển thương binh và quá trình chữa trị kịp thời hơn.
Chiến tranh như là “bệ phóng” thúc đầy sự phát triển của y học. Đây là một hành trình đầy gian khó nhưng cũng tràn đầy hy vọng, giúp chúng ta thấy rõ hơn về sức mạnh của nghệ thuật chữa lành. Mời bạn xem ngay video để lắng nghe những chia sẻ sâu sắc từ bác sĩ Lương Trùng Hưng về chủ đề này giúp bạn có cái nhìn mới mẻ về cuộc sống này.