Thức ăn thực dưỡng

Súp cá chép bổ máu, tăng cân, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể

Ngày đăng:13/05/2023
Nguồn tin: clb100
Cập nhật2742
0
Súp cá chép bổ dưỡng
Súp cá chép thực dưỡng có nguồn gốc từ Nhật Bản được gọi là Koi Koku, một loại canh tẩm bổ giàu dinh dưỡng cho những ai có thể trạng yếu, thấy mệt mỏi tiều tụy hay thiếu năng lượng. Nó được xem như một món hầm xương (bone stock) cùng thể loại với kiểu như Gà Tiềm Thuốc Bắc của Trung Quốc có lợi cho hệ miễn dịch. Nhưng giữa gà với cá thì trong thời đại này cá nên ưu tiên hơn. Đây thực chất là canh súp Miso nấu với cá chép và rau củ như ngưu bàng và cà rốt. Vậy đâu là điểm đặc biệt của món, phải chăng nằm ở cách hầm thật lâu cho đến khi xương cá rục đi?
 
Các sách về thực dưỡng thường giới thiệu loại canh này cho những bệnh nhân ung thư (đặc biệt là ung thư máu) đau yếu, những ai đang phục hồi sau phẫu thuật hay sản phụ vừa sanh xong vì nó giúp cung cấp sữa mẹ dồi dào. Dù vậy nó cũng được dành cho người có thể trạng yếu ớt hay thiếu sức sống, kể cả người thiếu máu, nhất là phụ nữ.
 
Cần ghi nhớ rằng độ tươi của cá, loại Miso sử dụng và các yếu tố khác sẽ đều ảnh hưởng đến hương vị sau cùng. Tốt nhất là bạn không nên cất cá vào tủ lạnh hay trữ trong tủ đông mà nên bắt tay vào nấu nướng ngay khi vừa mua. Tương tự với Miso, hãy dùng loại ngon và chất lượng. Hầu hết các sách thực dưỡng khuyến khích dùng loại Hatcho chưng cất 3 năm thường có vị đậm nồng kén người ăn. Loại này khá ‘nặng đô’ nên tốt hơn hết là thưởng thức loại nhẹ nhàng vừa phải thay vì cứ cố nuốt lấy thứ gì đó bởi vì cho rằng nó tốt. Như đã đề cập bên trên, Hatcho thường có vị đậm nồng không thích hợp cho xứ nóng nên hoàn toàn không cần thiết và thích hợp để sử dụng trừ khi tình trạng sức khỏe của người bệnh rất kém.
 
Đi chợ chọn mua nguyên liệu nào!
Chuẩn bị nguyên liệu cho món ăn ngon
- 1 con cá chép – nếu có thể, hãy chọn mua cá chép cái có trứng và còn sống là tốt nhất. Nếu không có cá chép thì thay bằng cá nước ngọt cỡ vừa.
 
- Củ ngưu bàng và cà rốt – dùng tối thiểu một lượng tương đương với trọng lượng cá. Chẳng hạn, nấu cá chép nặng 1 kg thì cho vào 1 kg ngưu bàng và cà rốt cộng lại (mỗi thứ 500g). So với mùi vị có tính mộc hay thảo dược từ củ ngưu bàng thì cà rốt cho hương vị thơm ngon hơn. Tuy nhiên, ngưu bàng có tác dụng tráng kiện, tăng cường thể chất nên người dùng dựa vào nhu cầu mà quyết định sử dụng nhiều hay ít
 Ngưu bàng bổ dưỡng kết hợp với cà rốt thơm ngon
- Một vốc tay trà cọng bancha (nên dùng loại trà cọng đã đun nước một lần, sẽ đỡ làm đắng hơn, trà giúp cá mau rục xương)
 
- Tương Miso – dùng loại miso lúa mạch (mugi miso) 2 năm màu nâu, nếu ở vùng nhiệt đới, vị ngon hơn. Còn xứ hàn đới nên dùng loại hatcho 3 năm; hay còn gọi là miso đen; để có hương vị đậm đà và hiệu quả mạnh hơn. Ở Việt Nam không hiểu sao loại Hatcho miso này rất phổ biến (?) mặc dù mùi vị kém xa Mugi miso.
 
- Một ít gừng bào
 
- Hành lá / lá ngò tươi / hẹ Tây / các loại rau mùi trang trí khác
 
Xắn tay áo, mang tạp dề vào bếp ngay thôi!
- Hãy yêu cầu người bán mổ cá và loại bỏ nội tạng bên trong, chừa lại phần đầu, vảy, vây, đuôi và xương cá. Sách thực dưỡng cũng hướng dẫn bỏ luôn phần “xương vàng” của cá nhưng khá khó để xác định thực chất đây là phần nào.

Lưu ý: kể cả khi đã giết và loại bỏ ruột bên trong thì trường hợp cá giẫy thêm vài phút vẫn có thể xảy ra. Để không rơi vào tình trạng này và thuận tiện việc chế biến, ta có thể yêu cầu người bán chặt cá thành từng khúc.
 
- Dùng bàn chải chà sạch ngưu bàng và cà rốt, không làm bong tróc hay lột vỏ. Dùng dao xén từng lát như gọt đầu bút chì hoặc cắt thành đoạn dài cỡ que diêm. Sau đó, lập tức ngâm ngưu bàng vào nước muối pha loãng để tránh xỉn màu, thâm đen.
 
- Cho cá chép vào đáy nồi áp suất lớn, phủ cà rốt và ngưu bàng đã gọt bên trên, đổ nước ngập mọi thứ nhưng lưu ý lượng nước không vượt quá 2/3 nồi.
 Cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi áp suất
- Bó các cọng trà trong một tấm vải mùng (loại vải rất mỏng nhưng không thưa, có thể dùng loại khăn lau mặt cho trẻ sơ sinh) rồi cho vào nồi, nếu không có thì dùng chỉ cột lại, tiếp đó là các nguyên liệu còn lại.
 
- Nấu đến khi sôi. Đậy nắp và hạ nhỏ lửa khi áp suất tăng, tiếp tục nấu khoảng 1 tiếng rưỡi – 2 tiếng. Khi đã đủ thời gian, đợi nguội cho nhiệt độ giảm bớt rồi hãy mở nắp.
 
- Và đây là một lượng lớn canh cá chép dùng cho nhiều lần. Bạn chia nhỏ thành từng phần và có thể cho vào tủ lạnh trữ khoảng 1 tuần tất cả những phần chưa dùng đến.
 
- Khi ăn một phần súp, bạn múc ra độ 3 muỗng canh nước súp cho vào chén nhỏ, hoà tan với một muỗng cà phê Miso để có độ mặn vừa ăn. Cho ngược hỗn hợp này vào lại phần súp trước đó và để lửa riêu riêu khoảng 3 phút – tuyệt đối không làm sôi hỗn hợp. Đây là bước quan trọng vì ninh nhỏ lửa giúp ngăn Miso dậy men mà vẫn giữ được những vi khuẩn có lợi của nó.
 
- Bào ít gừng và vắt lấy nước cho vào nồi súp. Khi ăn, cho vào hành lá, ngò rí hay các loại rau mùi cắt nhỏ. Thưởng thức!

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, người yếu mệt, cảm sốt, lạnh…dùng canh này vào thấy ép phê tức thời (nóng lên). Nếu bình thường vốn đã khỏe thì ăn vào chưa chắc thấy gì, nhưng khi lâm nguy sẽ thấy sự lợi hại của cá chép. Tính bồi bổ của nó mạnh hơn các món khác như canh dưỡng sinh, tekka, mơ muối…tuy nhiên do quá ngon và hiệu quả nên dễ ăn lố, sẽ bị NGỨA hoặc dị ứng nếu lâu ngày ít ăn đông vật. Nếu muốn an toàn thì chỉ nên dùng nước súp thôi đừng ăn cái vội. Khi ăn hãy tỏ lòng biết ơn đến con cá, đã hi sinh mạng sống của mình để cứu ta, cũng như tri ân người nấu, người đăng cái bài bạn đang đọc lên đây thì càng tốt.
 
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

  • Muối hồng có thực sự tốt không?

    Muối hồng có tính chất hoá học tương tự như muối ăn thường và có chứa tới 98% natri clorua. Bên cạnh đó, muối hồng còn chứa một lượng nhỏ các khoáng chất như kali, magie và canxi. Những khoáng ...

    24/05/2023
    979
  • Thực dưỡng dành cho mới bắt đầu phần cuối

    Sau khi đã theo dõi hết nội dung "Thực dưỡng cho người mới bắt đầu" ở hai phần trước. Qua bài này sẽ tổng hợp và bổ sung thêm các thông tin cần thiết, giúp bạn tổng quan lại kiến ...

    12/09/2023
    591
  • Thực dưỡng cho người mới bắt đầu phần 1

    Nếu bạn muốn áp dụng phương pháp thực dưỡng, nhưng còn e ngại vì chưa biết cách áp dụng sao cho đúng cách, sợ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy thì đừng lo lắng nữa, bài viết này ...

    12/09/2023
    551
  • Súp Cá Chép Thực Dưỡng huyền thoại, bổ máu, tăng cân.

    Súp cá chép là một trong những món ăn hiếm hoi mà các bậc thầy thực dưỡng chỉ định khi lâm bệnh, khi cần bồi bổ cho cơ thể. Món ăn này được đánh giá cao trong việc giúp cơ ...

    24/05/2023
    1502
  • Phân biệt các loại nước tương Tamari?

    Nước tương tamari của thực dưỡng Ohsawa không giống như các loại nước tương phổ thông Magi, hay tam thái tử…ngoài thị trường. Tương tamari có thể phân biệt theo nguồn gốc hoặc theo thời gian ủ.

    24/05/2023
    1817
  • Top 6 thực phẩm lên men tự nhiên có lợi cho sức khỏe

    Quá trình lên men làm cho một số khoáng chất dễ hấp thu hơn, cũng như sản sinh B12, trong khi làm tăng lượng các vitamin, khoáng chất vi lượng và enzyme khác...

    24/05/2023
    2921
  • Sắn dây - mơ muối: 2 cao thủ trong nhà bếp thực dưỡng

    Dùng sắn dây - mơ muối thường xuyên để làm khỏe mạnh dòng máu, giải độc, ăn ngon, ngủ ngoan, chống mất canxicho phụ nữ và giảm chứng mê cồn lào cho mấy ông nhậu...

    13/05/2023
    4600
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng