090 66 55 044 0

Chăm sóc ngoại khoa

Hướng dẫn cách áp gạc gừng nóng đánh bay đau nhức nhanh chóng

Kinh nghiệm hữu ích

Chăm sóc ngoại khoa

  • Ngày đăng28/02/2025
  • 123Lượt xem
  • Nguồn tinclb100.com
Phương pháp áp gạc gừng nóng là một kỹ thuật chăm sóc chăm sóc ngoại khoa độc đáo trong lối sống thực dưỡng hiện đại. Với những công dụng vượt trội như giảm đau nhức, hỗ trợ lưu thông máu và giúp cơ thể phục hồi cân bằng năng lượng, đây là một phương pháp được lưu truyền dân gian đến ngày nay càng được nhiều người biết đến áp dụng hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp. Cùng CLB100 tìm hiểu chi tiết về cách thực hiện và những lưu ý quan trọng khi áp dụng phương pháp này.

Chức năng của gạc gừng nóng là gì?

Áp gạc gừng nóng khi đau nhức có thể mang lại nhiều lợi ích như:
  • Cải thiện lưu thông máu: Sức nóng từ gạc gừng làm giãn nở mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn, đưa oxy đến các mô tế bào, đặc biệt tại vùng đau nhức.
  • Hỗ trợ chức năng thận: Phương pháp này có tác dụng làm khỏe thận, hỗ trợ trong các bệnh như sỏi thận hay suy thận.
  • Loại bỏ ứ đọng: Áp gạc gừng giúp làm tan các chất nhầy, mỡ tích tụ lâu ngày và khoáng chất kết tủa, từ đó giảm các tình trạng tê cóng hay ngứa.
  • Hỗ trợ tuần hoàn sâu: Sức nóng thẩm thấu vào các cơ quan như gan, thận, phổi, kết hợp với tính âm của gừng, giúp làm tan rã các chất đặc quánh và trầm tích trong cơ thể.
  • Giảm đau, viêm và sưng: Gừng chứa các hoạt chất chống viêm tự nhiên, giúp làm giảm các triệu chứng sưng viêm hiệu quả.
Áp gạc gừng nóng giảm đau. viêm sưng xương khớp

Hướng dẫn cách áp gạc gừng nóng 

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, việc thực hiện áp gạc gừng cần đúng kỹ thuật và đủ nhiệt độ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gừng già: 150 gram (hoặc 200 gram gừng non).
  • Nước sạch: 2 lít.
  • Túi vải cotton hoặc khăn sạch. Tuyệt đối không dùng nilon để áp gạc gừng nóng

Cách làm gạc gừng nóng

  • Đun sôi khoảng 500ml nước, sau đó hạ nhỏ lửa để duy trì nhiệt độ khoảng 70–80°C.
  • Gừng rửa sạch, giã nhuyễn và cho vào túi vải cotton, buộc kín. 
  • Vắt nước cốt gừng từ túi vào nồi nước sôi. Phần xác gừng sau đó cũng được thả vào nồi.
  • Giữ lửa nhỏ để nước gừng không sôi bùng, đảm bảo các tinh chất gừng không bị bay hơi.
  • Chờ nước nguội bớt và còn ấm nóng thì thực hiện bước áp gạc gừng.
Cách làm gạc gừng nóng

Cách áp gạc gừng lên vùng đau

  • Gấp đôi khăn sạch, nhúng phần giữa khăn vào nước gừng, sau đó vắt nhẹ để loại bỏ nước thừa.
  • Trải khăn ra, đắp trực tiếp lên vùng cần điều trị. Đảm bảo khăn đủ nóng nhưng không gây bỏng.
  • Đặt một khăn khô lên trên để giữ nhiệt.
  • Thay khăn mỗi 4 phút để duy trì độ nóng, tùy theo vùng đau nhức và tùy tình trạng cụ thể mà thực hiện liên tục trong khoảng thời gian nhất định. 

Thời gian và tần suất đắp gạc gừng nóng là bao lâu?

Thời gian áp gạc gừng sẽ tuỳ thuộc vào từng đối tượng như sau:

  • Đối với đau nhức thông thường: 15 phút hoặc đến khi da chuyển sang màu đỏ sậm là được. 
  • Đối với người bị suyễn và sỏi thận: 30 phút.
  • Đối với vùng ngực có khối u: Không áp gạc quá 5 phút/lần, tránh kích thích sự lan nhanh của tế bào ung thư. 
  • Tần suất: 1–2 lần/ngày hoặc tùy nhu cầu.
Lưu ý: cách áp nước gừng nên áp dụng ở những vùng bị đau nhức và lạnh tanh. Trường hợp bị sưng đỏ, nóng hoặc có gai nhức thì không nên áp nước gừng mà hãy áp bằng đậu hủ trắng (cho vùng sưng quá đỏ, nóng lên), cao rau xanh (cho vùng sưng đỏ), hoặc bột kiểu mạch (cho vùng có gai, nhức). Tùy trường hợp mà áp cách khác nhau. Để biết cụ thể bạn có thể liên hệ trực tiếp với CLB100 để được các chuyên gia hướng dẫn kỹ lưỡng hơn nhé.
Thời gian và tần suất đắp gạc gừng nóng

Một số điểm lưu ý khi áp gạc gừng nóng

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, cần lưu ý các điểm sau:
  • Không áp gạc lên các vùng có tính dương cao bao gồm đầu, vùng viêm ruột thừa, hoặc viêm phổi do ăn nhiều thịt, trứng, phô mai.
  • Không dùng cho trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, hoặc vùng bụng khi đang sốt cao.
  • Không áp lên những vết thương hở.
  • Tránh bỏng da: Đảm bảo nhiệt độ khăn phù hợp, không quá nóng. Thời gian đắp vừa phải, chỉ nên đắp da ửng hồng thôi nhé.
  • Sau khi áp gạc: Rửa sạch da với nước trước khi đắp các liệu pháp khác như cao khoai sọ. 
  • Nên dùng vải cotton hoặc vải mềm để đắp, tuyệt đối không dùng nilon khi đắp vì nó sẽ không làm thoáng hơi.
  • Sau khi đắp nước gừng thì nên lau sơ qua với nước sạch rồi mới đắp cao khoai sọ lên
  • Cần lưu ý rằng áp gạc gừng nóng không loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh, mà chỉ giúp cải thiện triệu chứng cấp thời. Chính vì thế nếu bệnh quá đau nhức thì hãy đi khám ngay để có phương án điều trị kịp thời.
Áp gạc gừng nóng là một phương pháp chăm sóc ngoại khoa tuyệt vời, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, người áp dụng cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình và tuân thủ các hướng dẫn an toàn. Kết hợp phương pháp này với lối sống thực dưỡng sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện sức khỏe toàn diện. Để biết cách ăn uống và lối sống phục hồi sức khỏe, giảm đau nhức thì hãy tham khảo thêm các bài viết trên website hoặc kênh youtube của CLB100 nhé.
Xem thêm:
=> Ngâm mông lá cải có tác dụng gì?

=> Ngâm chân nước gừng - Liệu pháp tự nhiên lưu thông máu huyết, ngủ ngon
=> Cách tắm muối 1% tại nhà - Giải quyết tạm thời vấn đề không thể đi biển
Chia sẻ bài viết
Tags

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng