090 66 55 044 0

Ngộ độc

Ngộ độc rượu

Bệnh học theo Tây y

Ngộ độc

  • Ngày đăng20/05/2024
  • 375Lượt xem
  • Nguồn tinclb100.com

Rượu có thể ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh, làm chậm nhịp thở, nhịp tim. Rượu bắt đầu ảnh hưởng đến não ngay khi nó đi vào máu. Ở người khỏe mạnh, gan sẽ nhanh chóng lọc rượu, giúp cơ thể đào thải chất độc hại ra ngoài. Tuy nhiên, khi bị ngộ độc rượu (tức uống rượu quá mức) gan không thể lọc kịp chất độc. Sự quá tải này gây ra những thay đổi trong não.


1. Nguyên nhân

Rượu có trong nhiều hình thức, bao gồm:
- Isopropyl, được tìm thấy trong rượu xát, sữa và một số sản phẩm tẩy rửa.
- Methanol, một thành phần phổ biến trong các chất chống đông, sơn và dung môi.
- Ethanol, tìm thấy trong đồ uống có cồn, nước súc miệng và một số thuốc.

Mặc dù ngộ độc rượu có thể xảy ra khi vô tình hoặc thậm chí cố ý tiêu thụ sản phẩm gia dụng có chứa rượu, hầu hết kết quả ngộ độc rượu do uống quá nhiều đồ uống có cồn, đặc biệt là trong một thời gian ngắn.

- Hầu hết rượu, mặc dù được xử lý bởi gan. Mất khoảng một giờ cho gan xử lý (chuyển hóa) rượu - nghĩa là 355ml bia, 148ml rượu vang hoặc 44ml rượu mạnh. Đồ uống hỗn hợp đòi hỏi thời gian chuyển hóa lâu hơn.

- Rượu làm chậm kiểm soát dây thần kinh các hành động không tự nguyện như hơi thở, nhịp tim. Uống rượu quá nhiều có thể làm chậm và trong một số trường hợp có thể ngừng chủ năng hô hấp và hoàn. Nhiệt độ cơ thể cũng có thể hạ, dần đến ngừng tim. Và lượng đường trong máu có thể giảm thấp, dùn để gây ra cơn động kinh.

2. Triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc rượu gồm:
-Lẫn lộn
- Nôn mửa
- Động kinh
- Thở chậm (ít hơn tám hơi thở một phút)
- Không thường xuyên hít thở
- Da xanh
- Thân nhiệt thấp
- Bất tỉnh.

Nếu nghi ngờ rằng ai đó đã bị ngộ độc rượu, thậm chí nếu không thấy các dấu hiệu và triệu chứng trên, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Một người bất tỉnh hoặc không thể đánh thức được có nguy cơ tử vong

3. Các biến chứng

Rượu là một chất kích thích dạ dày và có thể gây nôn mửa. Nó cũng làm giảm phản xạ há miệng. Điều này làm tăng nguy cơ bị nghẹt thở vì chất nôn chèn vào, ngoài ra còn có nguy cơ vô tình hít phải chất nôn vào phổi, có thể dẫn đến gián đoạn hô hấp hoặc gây tử vong do ngạt thở. Nên quá nhiều cũng có thể dẫn đến mất nước nặng.

- Ngộ độc rượu nặng có thể gây tử vong. Những người sống sót có thể có tổn thương não.

4. Cách phòng ngừa

* Tự khắc phục ngộ độc rượu tại nhà hầu hết không hiệu quả và có thể gây nguy hiểm, không được làm những việc sau:
- Dùng cà phê đen.
- Tắm vòi sen lạnh - những cú sốc của cảm lạnh có thể gây ra mất ý thức.
- Đi bộ.
- Có thể mất ý thức trong khi ngủ.

* Nếu nghi ngờ rằng ai đó đã bị ngộ độc rượu, cần làm những việc sau:
- Ở lại với người đang bị nôn mửa và cố gắng giữ người bị ngộ độc rượu ở tư thế ngồi. Nếu phải nằm xuống, hãy chắc chắn để quay đầu sang một bên, điều này sẽ giúp ngăn ngừa nghẹn.
- Cố gắng giữ cho người bị ngộ độc rượu tỉnh táo để tránh mất ý thức.
- Không để người say rượu lái xe.
- Tuyệt đối không uống rượu khi đói. Khi say rượu, tìm cách gây nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má. Cho người say rượu uống một cốc sữa nóng, trà đặc. Cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng v đặt nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa).

Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái. Nếu có biểu hiện co giật, thở không đều, ngã chảy máu tai, mắt, loạn nhịp tim phải đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.

- Tại bệnh viện: Xét nghiệm kiểm tra các thông số sinh tồn Cho bệnh nhân nằm tư thế an toàn, làm thông thoáng đường hô hấp, cho thở ôxy nếu cần, chống hạ đường huyết, chống toan chuyển hóa.

Rửa dạ dày bằng than hoạt tính hoặc muối kiềm. Hỗ trợ tim mạch, ổn định huyết động. Chú ý phát hiện các biến chứng do say rượu.

5. Điều trị bệnh bằng thảo dược theo kinh nghiệm dân gian 

Bài 1: Khi say rượu uống một cốc nước mía ép sẽ có tác dung giải rượu nhanh chóng nhất.

Bài 2: Thái một củ gừng tươi khoảng 60g thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.

Bài 3: Khi ngộ độc rượu ta có thể uống nước sắc đậu đen để giải độc. Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.

Bài 4: Đậu xanh hạt cũng giải được ngộ độc rượu bằng cách sau: Nghiền nát khoảng nửa lon đậu xanh hạt, sau đó hòa vào nước sôi để nguội rồi cho người ngộ độc rượu uống để nôn mọi chất trong dạ dày ra khỏi cơ thể. Sau đó có thể cho người ngộ độc ăn cháo gạo nấu với 30g cam thảo.

Bài 5: Dùng rau muống giải độc rượu: Uống nước ép rau muống cũng chữa được ngộ độc rượu. Rửa sạch 500g rau muống tươi giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.

Bài 6: Dùng cà chua giải rượu: Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn các nguyên tố kali, canxi, natri... Cách giải ngộ độc rượu đơn giản, dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín. Trong cà chua có nhiều nguyên tố nói trên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể.

Bài 7: Ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.

Bài 8: Cho người say rượu uống một cốc chè xanh pha đặc cũng sẽ giải ngộ độc rượu rất tốt. Vì trong chè xanh có chất axit tanic khử được chất cồn trong rượu.

Bài 9: Cho người say rượu uống một bát nước cháo nóng, nấu loãng sẽ đỡ say, vì chất cồn trong rượu gặp nước cháo loãng sẽ bị ngưng tụ lại làm cơ thể không hấp thụ được chất còn nữa.

Bài 10: Xát vôi ăn trầu vào gan bàn chân. 

Bài 11: Nấu cháo đậu xanh cho ăn.

Bài 12: Sắc lá dong cho uống.

Bài 13: Nước cốt rau má nửa chén, vắt chanh cho uống

Bài 14: Nếu chưa say lắm thì nhai vài nắm giá sống. 

Bài 15: Rau má tươi thang: Rau má tươi 100g, chanh 2 quả muối ăn 1g.

Cách 1: Rau má tươi rửa sạch, giã nhỏ, ép lấy nước có vắt thêm nước chanh quả trộn đều thêm muối, uống 1 - 2 cô (150-300ml).

Cách 2: Rau má rửa sạch, giã nhỏ ép lấy nước cốt, hòa thêm nước đã đun sôi để nguội, uống 2 - 3 cốc (200 - 300ml).

Bài 16: Địa liền tươi thang: Củ địa liền tươi, rửa sạch, giã nhỏ ép lấy 100ml uống 1 lần.

Bài 17: Lá bạch hạc tươi thang: Lá Bạch hạc (cây Kiến cò) 50g rửa sạch, giã nhỏ, hòa vào 200ml nước đã đun sôi để nguội quấy đều, gạn lấy nước trong uống.

Bài 18: Bạch mao căn thang: Rễ cỏ tranh tươi 100 - 150g rửa sạch giã nhỏ, thêm 100ml nước đã đun sôi để nguội quấy đều ép lấy nước pha thêm 10 - 15g đường cát uống.

Bài 19: Bạch biển đậu thang: Đậu ván trắng (Bạch biển đậu) 20g, rửa sạch, giã nhỏ, cho vào 200ml nước đã đun sôi để nguội thêm 10 - 15g đường cát, quấy đều, để lắng gạn nước uống.

4. Dùng thuốc thảo dược thiên nhiên hỗ trợ Ngộ độc rượu


Điều mà nhiều người không biết là các loại thuốc Tây, kể cả thuốc bổ sung Vitamin, Thực phẩm chức năng, các loại từ công ty bán hàng đa cấp… đều làm từ hóa chất hoặc các chiết xuất, bổ sung, bảo quản bằng hóa chất nên nó là nguyên nhân chính gây bệnh: khi hóa chất lọt vào cơ thể, gan sẽ làm mọi cách để trung hòa, vô hiệu hóa các chất này và sau đó thận sẽ lọc, loại bỏ,…

“Thảo Dược từ Thiên nhiên” sẽ mang đến một phương pháp tối ưu. Những Dược thảo quý từ Thiên nhiên được chứng minh sẽ giúp cơ thể tái lập trạng thái quân bình từ đó tự chữa lành bệnh. 

Các sản phẩm thảo dược được đề cập ở đây đến từ Công ty G & W Australia. Tất cả thuốc của G & W Australia đều là thuốc Đông Y (Herbal Medicine) nên quý vị có thể dùng để chữa bệnh hiệu quả trong khi các loại Dược thảo khác bán trên thị trường đều là thực phẩm bổ sung (Dietary Supplement) nên người tiêu dùng không thể chữa được bất cứ bệnh gì và để bán được hàng họ phải quảng cáo tinh vi và sớm hay muộn người tiêu dùng sẽ thất vọng.

Cần áp dụng Thực Dưỡng hiện đại và các thuốc từ thảo dược quý hiếm trong thiên nhiên để điều trị bệnh
Canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa máu, giải độc
1. Canh Dưỡng Sinh
Với thành phần là các loại rau củ hữu cơ giàu khoáng chất, canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa môi trường máu, tiêu diệt vi khuẩn, thải độc cơ thể. Người mắc bệnh mỡ máu cao nên uống Ngày 2 lần mỗi lần 1 gói khi ăn sáng & chiều.
Nếu không tìm mua được Canh dưỡng sinh, quý vị có thể tham khảo Cách nấu Canh Dưỡng sinh tại CLB100.

Immune Reviver - Hồi sinh miễn dịch2. Immune Reviver: Phục hồi hệ miễn dịch. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần từ 1-2 viên sáng, chiều sau khi ăn. 
Age Reviver - Phục hồi sinh lực

3. Age Reviver: Phục hồi sinh lực toàn diện. Ngày uống 1 viên sau khi ăn trưa.

 

  Một số lưu ý dùng thảo dược 
  • Trong 5 ngày đầu dùng Biminne 01 viên/ lần/ ngày
  • Dùng Canh dưỡng sinh để giúp cơ thể diệt virus gây viêm nhiễm
  • Cần loại bỏ nguyên nhân trực tiếp gây dị ứng (không khí ô nhiễm, nguồn nước, ăn uống,…)

Các thuốc đề cập ở trên như Biminne 01, Immune Reviver, Age Reviver đều được nghiên cứu và phát triển bởi một nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ GR Hu đứng đầu. Bác sĩ Hu có hơn 40 năm kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực y học chống lão hóa, miễn dịch và dị ứng tại Đại học Sydney và Đại học Y Thượng Hải. 
 


Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ sản phẩm nào để bổ trợ sức khỏe hay điều trị bệnh, quý vị nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia Thực Dưỡng để sức khỏe cải thiện tốt nhất!

Nếu quý vị đang mắc những căn bệnh mãn tính, mong bài viết này có thể sẽ hữu ích cho quý vị. Hãy đương đầu với bệnh tình bằng thái độ tích cực. Hãy kiên trì áp dụng Thực Dưỡng với lòng biết ơn Đấng tạo hóa. Quý trọng sự sống. Chú tâm đến nhu cầu tâm linh. Tinh thần lạc quan cũng chính là phương thuốc hay để quý vị có thể chịu đựng những khốn khó của bệnh tật. Tấm lòng vui mừng là phương thuốc hay - Tinh thần suy sụp làm sức hao mòn.

Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

  • Nhiễm độc cadimi

    Ngày đăng20/05/2024
    402Lượt xem

    Hàng ngày cadimi được đưa vào cơ thể bình thường qua thức ăn hay hít phải từ 20 đến 40 phần triệu gam, nhưng chỉ có từ 5 đến 10% số lượng đó được hấp thụ. Phần lớn cadimi hấp ...

  • Nhiễm độc thủy ngân

    Ngày đăng20/05/2024
    429Lượt xem

    ​Thủy ngân kim loại được dùng để làm nhiệt kế, chất hàn răng (amalgam) và một số loại pin, acquy. Thủy ngân có thể kết hợp với một số chất hóa học để tạo hợp chất thủy ngân vô cơ ...

  • Nhiễm độc kim loại nặng là gì?

    Ngày đăng20/05/2024
    674Lượt xem

    Kim loại vào cơ thể do hít phải bụi và khói kim loại. Khỏi là những hạt nhỏ li ti sinh ra do đốt cháy. Nhiễm độc kim loại cũng có thể do hít phải hơi kim loại (thí dụ ...

  • Ngộ độc Asen (Thạch tín)

    Ngày đăng20/05/2024
    199Lượt xem

    Asen là một loại á kim có nhiều dạng thù hình như màu vàng (phân tử phi kim) và một vài dạng ít gặp có màu đen, xám (á kim). Ngoài ra còn có 3 dạng có tính kim loại ...

  • Ngộ độc chì

    Ngày đăng20/05/2024
    111Lượt xem

    Ngộ độc chì ở người lớn thường chủ yếu do nghề nghiệp, ở trẻ em chủ yếu do ô nhiễm (thức ăn, nước uống môi trường, tai nạn do tiếp xúc với đồ vật có hàm lượng chì cao).

  • Ngộ độc cá nóc

    Ngày đăng20/05/2024
    137Lượt xem

    Cá nóc mặc dù nhỏ bé nhưng độ nguy hiểm của loài cá này được xếp hạng cao trong bảng những loài động vật độc nhất trên thế giới. Tuy nhiên ăn cá nóc lại là xu hướng ở nhiều ...

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng