Cũng như cách chữa của y học hiện đại, cách chữa các vết thương phần mềm của y học cổ truyền cũng tiến hành cầm máu rửa sạch vết thương, làm mất các mô hoại tử, làm mọc mô hạt, liền vết thương.
Đặc điểm của cách chữa cổ truyền là áp dụng đồng thời các phương thuốc uống có tác dụng toàn thân để thúc đẩy các quá trình liền vết thương và các bước làm mất các mô hoại tử và kích thích mọc mô hạt, làm liền da (sinh cơ), nên kết quả điều trị tốt và tương đối nhanh.
1. Phương pháp chữa vết thương phần mềm theo y học cổ truyền
Cầm máu nếu có chảy máu: Lông cây cầu tích tẩm cồn 900 phơi khô, đắp vào vết thương rồi băng lại, máu sẽ cầm rất nhanh.
Rửa sạch vết thương: Sau khi cầm máu, rửa vết thương bằng nước thuốc: Lá trầu không tươi 40g, đun sôi với 2 lít nước trong 15 phút, để nguội cho thêm 6g phèn phi, hòa tan, lọc rồi rửa vết thương.
Làm sạch vết thương: Làm sạch vết thương, hết nhiễm khuẩn và mủ tại chỗ, mất mô hoại tử và mùi hôi: Lá mỏ quạ tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương. Mỗi ngày thay một lần đến khi vết thương sạch, màu đỏ tươi.
Làm chóng mọc mô hạt, sinh cơ và chóng liền da: Lá mỏ quạ, lá bòng bong, lá nọc sởi, dùng tươi với lượng bằng nhau, bỏ cọng, rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương, hai ngày thay băng một lần.
2. Điều trị bệnh bằng thảo dược theo kinh nghiệm dân gian
Bài 1: Lấy lá sắn thuyền tươi, bỏ cọng, rửa sạch, giã nhỏ đắp lên vết thương, băng lại. Hai ngày thay băng một lần. Hoặc lấy lá sắn thuyền, bỏ cọng, phơi khô, giã nhỏ, rây mịn, khi dùng rắc lên vết thương, không phải băng.
Về mùa hè dùng dạng bột tốt hơn vì rắc được khắp kẽ vết thương; vết thương không băng kín nên thoáng, chóng lành.
Bài 2: Bột rau má 60%, bột nghệ 35%, bột phèn chua (phi khô) 5% trộn đều, rây mịn, bảo quản nơi khô ráo. Rửa sạch, thấm khô vết thương rồi rắc thuốc kín. Nếu vết thương nông, nhỏ thì để ngỏ cho nhanh khô. Nếu vết thương sâu và rộng thì khi rắc thuốc xong, cần đặt gạc lên trên rồi băng lại. Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn, sinh da non, dùng chữa vết thương phần mềm mới hoặc đã nhiễm khuẩn.
Các bài thuốc uống có tác dụng toàn thân
Bài 3: Chống khát do mất máu: Lá sắn dây rửa sạch, giã nát cho vào một bát nước đun sôi để nguội, thêm ít đường và vài hạt muối, uống ngày một lần.
Bài 4: Làm mát máu tiêu độc, chống viêm nhiễm: Lá mặt quỹ (sao vàng) 40g, nõn dứa dại 12g, cánh bèo cái 8g, gừng sao cháy 4g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 5: Chảy máu do chấn thương. Dùng đọt cây chuỗi sứ (chuốt hột) hoặc chuối tiêu nhai nhỏ hoặc giã nhỏ, đắp lên, băng lại.
Bài 6: Tóc rối đốt thành tro, nghiền mịn rắc lên. Không có tóc rối cắt sẵn thì cắt lấy tóc mới cũng được.
Bài 7: Thuốc lào hoặc bồ hóng bếp rịt lên.
Bài 8: Cỏ mực (cỏ nhọ nồi) còn tươi 20g, vôi bột 5g, quết nhuyễn vê thành thỏi treo lên giàn bếp, khi cần cạo bột rắc lên.
Bài 9: Để chủ động khi có sự cố, ta có thể tự chế sẵn thuộc cầm máu vết thương từ vôi tôi với 1 - 3 loại lá sau. Lá trầu không lá gai làm bánh, lá cỏ mực. Vôi và các thứ lá cùng quết nhuyễn, vì thành thỏi phơi khô rồi bọc giấy gác sẵn lên bếp. Thuốc này để càng lâu năm càng tốt. Khi dùng lấy dao cạo thuốc thành bột mịn, rắc lên vết thương băng lại.
Bài 10: Lấy lá húng giổi rửa sạch, giã nát đắp lên vết thương rất mau khỏi. Có thể dùng phương thuốc này tức thời khi bị rắn cắn trước khi đưa đi bệnh viện hoặc dùng thuốc đặc trị khác.
Bài 11: Lấy lá xương sông, lượng vừa đủ, rửa sạch giã nát đắp vào sẽ cầm máu ngay và nhanh khỏi.
Bài 12: Nếu bị thương chảy máu nhiều, hoặc ngã đau da thịt bị rách to, vết thương há miệng không lành thì lấy lá tía tô non nhai nát nhuyễn đắp kín vết thương, máu sẽ ngừng chảy. Sau đó lấy lá tía tô sao khô giòn tán thành bột mịn rắc lên vết thương, rất nhanh lành không làm mưng mủ, không để lại xẹo.
Bài 13: Có mực (nhọ nồi) chữa chảy máu mũi
Người ta còn gọi nó là cây nhọ nồi, tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, dân gian thường lấy lá giã nát đắp vào chỗ chảy máu ngoài da. Bên cạnh đó cỏ mực được dùng cầm máu trong các bệnh như: Xuất huyết trong (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẫn ngứa (uống trong, rửa ngoài). Để chữa chứng chảy máu mũi, lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán là khỏi.
Lưu ý:
- Tránh dùng cỏ mực khi bị lạnh trong, tiêu chảy.
- Không dùng cho phụ nữ có thai vì nó có thể gây sảy thai do chất chống đông trong cỏ mực.
Bài 14: Mộc nhĩ chữa đại tiện xuất huyết
Nhìn chung các loại mộc nhĩ đều có công năng làm mát máu và cầm máu, dùng rất tốt trong các trường hợp băng huyết, đại tiện xuất huyết.
Mộc nhĩ mọc ở cây dâu dùng chữa băng huyết, rong kinh, hành kinh không dứt nhiều tuần bằng cách lấy mộc nhĩ dâu sao đen, tán nhỏ, uống mỗi lần 3 - 5 thìa. Ngày uống 3 - 4 lần
Nếu đi lỵ ra máu, lấy mộc nhĩ 20g, sao tán bột uống, chia 3 lần trong ngày. Để chữa đại tiện ra máu, táo bón, dùng mỗi lần 5g mộc nhĩ bồ kết tán vụn. Nếu chưa đỡ, uống thêm 3 - 4 lần sẽ khỏi.
Bài 15: Tía tô: Dùng lá tía tô non nhai nhuyên đắp lên vết thương để cầm máu sau đó lại lấy lá tía tô sao giòn, tán thành bột mịn rắc lên vết thương rất mau lành.
Bài 16: Bột cây sâm đại hành (không cần hạn chế liều lượng). Phương pháp điều chế: sâm đại hành chỉ lấy củ (loại bỏ lá, rễ và thân), rửa sạch, thái mỏng, đem phơi (có thể sấy) thật khô, đem tán nhỏ thành dạng bột mịn, sau đó cho vào chai hoặt túi kín đem cất đi dùng dần. Cách dùng tương tự như dùng với lá thông thường: Rửa sạch vết thương sau đó rắc bột củ sâm đại hành lên vết thương, dùng gạc băng vết thương lại. Củ sâm đại hành ngoài tác dụng cầm máu còn có tác dụng giảm đau, kích thích lên da non của vết thương.
Bài 17: Lá trầu không, lá gai, hạt cau già lấy theo tỷ lệ 2:1:2 đem phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương rồi băng vết thương lại.
4. Dùng thuốc thảo dược thiên nhiên hỗ trợ cầm máu
Điều mà nhiều người không biết là các loại thuốc Tây, kể cả thuốc bổ sung Vitamin, Thực phẩm chức năng, các loại từ công ty bán hàng đa cấp… đều làm từ hóa chất hoặc các chiết xuất, bổ sung, bảo quản bằng hóa chất nên nó là nguyên nhân chính gây bệnh: khi hóa chất lọt vào cơ thể, gan sẽ làm mọi cách để trung hòa, vô hiệu hóa các chất này và sau đó thận sẽ lọc, loại bỏ,…
“Thảo Dược từ Thiên nhiên” sẽ mang đến một phương pháp tối ưu. Những Dược thảo quý từ Thiên nhiên được chứng minh sẽ giúp cơ thể tái lập trạng thái quân bình từ đó tự chữa lành bệnh.
Các sản phẩm thảo dược được đề cập ở đây đến từ Công ty G & W Australia. Tất cả thuốc của G & W Australia đều là thuốc Đông Y (Herbal Medicine) nên quý vị có thể dùng để chữa bệnh hiệu quả trong khi các loại Dược thảo khác bán trên thị trường đều là thực phẩm bổ sung (Dietary Supplement) nên người tiêu dùng không thể chữa được bất cứ bệnh gì và để bán được hàng họ phải quảng cáo tinh vi và sớm hay muộn người tiêu dùng sẽ thất vọng.
Cần áp dụng Thực Dưỡng hiện đại và các thuốc từ thảo dược quý hiếm trong thiên nhiên để điều trị bệnh
1. Canh Dưỡng Sinh: Với thành phần là các loại rau củ hữu cơ giàu khoáng chất, canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa môi trường máu, tiêu diệt vi khuẩn, thải độc cơ thể. Người mắc bệnh mỡ máu cao nên uống Ngày 2 lần mỗi lần 1 gói khi ăn sáng & chiều.
Nếu không tìm mua được Canh dưỡng sinh, quý vị có thể tham khảo Cách nấu Canh Dưỡng sinh tại CLB100.
2. Immune Reviver: Phục hồi hệ miễn dịch. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần từ 1-2 viên sáng, chiều sau khi ăn.
3. Age Reviver: Phục hồi sinh lực toàn diện. Ngày uống 1 viên sau khi ăn trưa.
Một số lưu ý dùng thảo dược
- Trong 5 ngày đầu dùng Biminne 01 viên/ lần/ ngày
- Dùng Canh dưỡng sinh để giúp cơ thể diệt virus gây viêm nhiễm
- Cần loại bỏ nguyên nhân trực tiếp gây dị ứng (không khí ô nhiễm, nguồn nước, ăn uống,…)
Các thuốc đề cập ở trên như Biminne 01, Immune Reviver, Age Reviver đều được nghiên cứu và phát triển bởi một nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ GR Hu đứng đầu. Bác sĩ Hu có hơn 40 năm kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực y học chống lão hóa, miễn dịch và dị ứng tại Đại học Sydney và Đại học Y Thượng Hải.
Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ sản phẩm nào để bổ trợ sức khỏe hay điều trị bệnh, quý vị nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia Thực Dưỡng để sức khỏe cải thiện tốt nhất!
Nếu quý vị đang mắc những căn bệnh mãn tính, mong bài viết này có thể sẽ hữu ích cho quý vị. Hãy đương đầu với bệnh tình bằng thái độ tích cực. Hãy kiên trì áp dụng Thực Dưỡng với lòng biết ơn Đấng tạo hóa. Quý trọng sự sống. Chú tâm đến nhu cầu tâm linh. Tinh thần lạc quan cũng chính là phương thuốc hay để quý vị có thể chịu đựng những khốn khó của bệnh tật. Tấm lòng vui mừng là phương thuốc hay - Tinh thần suy sụp làm sức hao mòn.