Trong hành trình tìm lại sức khỏe và sự bình an, chúng ta thường chạy theo những phương pháp điều trị bệnh tật bên ngoài – uống thuốc, dùng máy móc, theo phác đồ… Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao bệnh vẫn quay lại? Tại sao có người chữa mãi không khỏi?
Video này sẽ đưa ra một số nhận định sâu sắc và rất thấm thía, thể hiện rõ sự phân biệt giữa hai cấp độ trong lĩnh vực y khoaY học và Y đạo.
Y học là học thuật - giúp chữa bệnh.
Y đạo là đạo lý - giúp chữa con người.
-> Một người thầy thuốc lý tưởng là người vững y học, thấm y đạo - vừa có tay nghề, vừa có tấm lòng.
Tập trung vào triệu chứng, biệt danh, chẩn đoán, điều trị.
Chủ yếu dùng các phương tiện kỹ thuật, thuốc men, phác đồ điều trị để xử lý các vấn đề cụ thể về sinh lý, sinh hoá, cơ thể học.
Ví dụ: Sốt thì hạ sốt; cao huyết áp thì dùng thuốc hạ áp…
-> Đây là kỹ thuật của nghề y - mang tính khoa học.
Tập trung vào con người toàn diện - cả thần, tâm và tinh thần
Không chỉ chữa bệnh, mà giúp người bệnh hiểu mình, tahy đổi cách sống, điều chỉnh tâm lý, hành vi, thói quen để không tạo ra bệnh mới.
Chữa từ căn nguyên sâu xa, kể cả những thứ y học hiện đại chưa thể đo đếm như cảm xúc, nghiệp lực, tâm thức.
-> Đây là phần đạo đức - triết lý - nhân sinh quan của người làm y
Một bác sĩ giỏi y học có thể cứu được rất nhiều người khỏi bệnh. Nhưng một người thấm nhuần y đạo, có thể giúp người bệnh không còn tạo ra bệnh, và chữa được cả nỗi khổ đằng sau bệnh tật
Ví dụ: Người đau dạ dày vì stress- Uống thuốc là y học.
Những giúp người ấy biết cách buông bỏ lo lắng sống lành, ăn uống đúng cách - đó là y đạo.
Hãy xem video ngay để hiểu rõ hơn về y hoc và y đạo. Từ đó giúp bạn có những bài học hữu ích để chắm sóc sức khoẻ, chữa lành bệnh tật đúng từ bên trong!