Yêu - Kết nối - Cùng bạn

Bạn không HOẠT NGÔN thì sao? Không sao cả, học 3 bí quyết giúp bạn dành được thiện cảm và thành công.

Ngày đăng:11/10/2022
Nguồn tin: clb100
Cập nhật2251
0
Đa số thì những người hoạt ngôn luôn dành được thiện cảm từ mọi người. Trong một câu chuyện, họ là những người tạo nên tiếng cười, biết làm trò, tạo ra năng lượng lan tỏa đến mọi người. Trong công việc, họ tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, với khách hàng, với cấp trên nhờ vào khả năng hoạt ngôn của mình.
Còn những người không hoạt ngôn (ít nói) thì phải làm sao?
Người ít nói rất khó kết giao với mọi người
Mình khẳng định rằng, khi bạn không thuộc típ người hoạt ngôn – hay nói theo trend là bạn NHẠT á, thì bạn rất thiệt thòi trong cuộc sống này. Bạn nhìn mọi người đáp trả qua lại trong một câu chuyện nào đó, còn bản thân lại không biết phải nói thì, có phải lúc đó bạn cảm thấy mình như bị tách khỏi mọi người không? Trong một cuộc họp, bạn có ý tưởng tốt đó, nhưng bạn diễn đạt không giỏi, có phải bạn thấy mình tệ hại lắm không? Bạn rất khó để làm quen với bạn mới vì không  biết phải mở đầu câu chuyện như thế nào và tất nhiên bạn sẽ càng khó hơn để có BỒ. Vậy phải làm sao đây? Đừng lo lắng, bài viết hôm nay của clb100 sẽ chỉ bạn 3 cách dành lấy thiện cảm của mọi người thông qua những việc cơ bản mà bạn có sẳn, chỉ cần bạn tinh tế một chút thôi.
 
1. Kết nối với nhau bằng ánh mắt.
Sức mạnh của ánh nhìn – gắn kết mọi người đến gần nhau hơn
Vì ánh mắt là hình thức giao tiếp phi ngôn từ mạnh mẽ nhất nên có thể truyền đạt được mọi thứ, kể cả những điều khó nói. Cho nên trong giao tiếp hằng ngày, ngoài lời nói thì giao tiếp qua ánh mắt đóng một vai trò rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu cho thấy người thường xuyên giao tiếp bằng mắt với người khác được xem là:
  • Ấm áp và xinh đẹp hơn
  • Thu hút và dễ mến hơn
  • Đáng tin, trung thực và chân thành hơn
  • Tự tin và ổn định về cảm xúc hơn
Bởi vì:
Đôi mắt là cửa sổ để kết nối giữa người nói và người nghe. Người nghe ở đó để nhìn bạn và nghe bạn nói cho nên hãy để người nghe cảm nhận được sự quan tâm và quý trọng bằng cách tương tác ánh mắt với nhau.
 
Thường xuyên giao tiếp bằng mắt không chỉ khiến bạn trông có vẻ hấp dẫn hơn rất nhiều trong mắt đối phương mà còn cải thiện chất lượng của sự tương tác đó. Khi nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp, lúc nhận được ánh nhìn từ họ ngoài việc bạn cảm thấy được tôn trọng mà còn giúp bạn tiếp thu lượng thông tin và kiến thức nhanh hơn. Khi bạn trình bày ý tưởng, đề xuất với cấp trên, tương tác ánh mắt với họ để họ cảm nhận được năng lượng, sự nhiệt huyết và sự tin tưởng ở bạn,...
 
Đôi mắt thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta. Bạn rất khó nói dối khi tương tác ánh mắt với nhau vì đôi mắt không biết nói dối  trừ khi bạn đã trở thành vua lừa gạt rồi. Đến cả những tay chơi bài chuyên nghiệp họ cũng phải đeo kính râm để che giấu phản ứng của họ trước đối thủ mà (*-*)
 
Nếu diễn viên phải trốn ánh nhìn từ camera thì người ca sĩ lại phải học cái nắm bắt và tia được camera, bởi vì người ca sĩ hiểu rằng năng lực của ánh mắt trong việc kéo fan. Còn nếu bạn là luật sư, giao tiếp bằng mắt không  những tạo được độ tin cậy của hội đồng xét xử mà còn khiến cho bị cáo phải khiếp sợ.
Ánh mắt là cửa sổ của tâm hồn. Mặc dù nó không hoàn toàn đúng, nhưng đôi mắt tiết lộ rất nhiều về suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta một cách nhanh chóng. Ta bị quyến rũ bởi “ánh mắt mời gọi”, cẩn trọng với “ánh mắt láo liên” và sợ hãi “ánh mắt dữ dằn”. Ta bị thu hút bởi những người có “ánh mắt tử tế” và đôi mắt “long lanh”, “bừng sáng” hoặc “lấp lánh” trong khi ta tránh xa những người có “ánh mắt vô hồn”.
 
Những chuyện tình trong tiểu thuyết lẫn đời thực thường bắt đầu với “hai ánh mắt chạm nhau. Ánh mắt cũng thể hiện được sự chân thành trong từng lời nói của bạn. Tất nhiên, đổi lại sự chân thành đó là bận nhận được sự yêu mến của mọi người dành cho bạn, Kể cả trong công việc hay đời sống, rất cần tương tác ánh mắt qua lại với nhau, đặc biệt khi bạn đã không hoạt ngôn thì nó lại đặc biệt cần thiết.
Vì vậy, khi bạn giao tiếp bằng mắt tốt thì không phải sợ việc bản thân mình ít nói.
 
2. Học cách lắng nghe và thấu hiểu
Biết rằng giao tiếp cần đáp hỏi qua lợi với nhau, nhưng cũng không thể nào 2 người đều nói trong một lúc, phải có người nói và người nghe, như vậy mới tạo nên giá trị thật sự của cuộc giao tiếp. Nếu như giao tiếp bằng mắt cần hơn cho người nói, thì kỹ năng lắng nghe lại quan trọng hơn dành cho người nghe.
 
Bạn nghe với sự tập trung, say sưa, tất nhiên bạn sẽ hiểu được hết tất cả lời diễn đạt của người nói. Nhưng hơn hết mình muốn nhấn mạnh là ngoài giá trị trên, còn một giá trị quan trọng hơn đó là người nói cảm nhận được sự tôn trọng.
Khi đó người nói sẽ nghĩ rắng:
Bạn ấy tập trung như vậy, những gì mình nói thật sự có ích
Nhân viên này ngồi nghe rất nghiêm túc, chắc là một người rất chăm chỉ
Trong công việc, bạn đạt được nhiều thành công khi học được cách lắng nghe và thấu hiểu
Như vậy, bạn lắng nghe với thái độ tích cực bạn sẽ nhận lại được rất nhiều. Bạn tạo được sự tin tưởng của bạn bè; đối với sếp bạn tạo được sự thu hút và cơ hội sếp để tâm và trao cho bạn nhiều thời cơ hơn.
 
Ngoài ra, việc bạn lắng nghe câu chuyện của họ, đặt chính bản thân mình vào vị trí người đó để kết nối được cảm xúc để đồng điệu và tìm ra được cách tốt nhất để chia sẽ, an ủi hay động viên họ.
 
3. Cười nhiều hơn. Biểu đạt sự yêu thích của bạn bằng nụ cười.
Nụ cười chính là ngôn ngữ phi văn mà mỗi con người đều có được và có lực hút rất lớn trong cuộc sống này. Nó có thể làm cho 2 người yêu nhau vì nụ cười mà (hihi).
 
So với giá của tiền điện, thì giá một nụ cười là 0 đồng. Thế nhưng, nụ cười lại tỏa sáng nhiều hơn hàng trăm bóng đèn điện.  Một nụ cười – vốn liếng tuy bằng không nhưng lại sinh ra lợi lộc nhiều, nó làm giàu cho kẻ đón nhận nó mà không hề làm kẻ trao tặng nó phải nghèo đi.
Khi bạn trao đi nụ cười, là bạn cho đi năng lượng tích cực đến mọi người
Trong đời sống thường nhật, bạn trao đi nụ cười, bạn nhận được sức khỏe, trẻ đẹp, sự vui vẻ, và truyền năng lượng sống tích cực đến mọi người. Tất nhiên, mọi người cũng sẽ quý mến và trân trọng bạn.
 
Trong công việc, mỗi ngày với nụ cười thân thiện sẽ tạo được kết quả giao tiếp tốt hơn bao giờ hết, bởi nụ cười là dấu hiệu có tác động rất mạnh, giúp truyền tải sự vui vẻ, thân thiện, nhiệt tình và thích thú trong công việc.
 
Một nụ cười như bông hoa trên miệng làm bừng sáng cả gương mặt, làm người xung quanh cũng cảm thấy dễ mến, dễ gần. Một nụ cười chẳng hao tốn gì mà giá trị nó đem lại thật là vô giá. Nụ cười là bí quyết giao tiếp đơn giản nhưng không thể mua, không thể xin hay vay mượn được.
 
Hãy cười khi gặp nhau, khi tạm biệt, xin lỗi, cám ơn và cả khi ai đó xung quanh bạn đang mệt mỏi vì cuộc sống, đang cần được bạn chia sẻ, thì nụ cười của bạn sẽ mang lại sức mạnh và niềm tin cho người đó đấy!
 
Mỉm cười nhiều khi cũng dùng để truyền đạt thông tin, có thể thay cho lời chào, đôi khi được dùng trong trường hợp từ chối khéo một lời đề nghị nào đó. Một khi trong lòng bạn không muốn từ chối bằng lời nói, bạn hãy mỉm cười thay vì nói không! Như vậy sẽ không làm người khác mếch lòng.
Thông qua bài viết này, mình hi vọng các bạn sẽ vượt qua được nổi sợ hãi trong giao tiếp và học được cách để dành được yêu thương từ mọi người.
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng