Trong Yoga có 3 cấp độ: cơ bản, trung bình và nâng cao (đi từ mức 1-3 tương ứng). Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là khả năng uốn dẻo của bạn, mà là bạn hiểu bao nhiêu, bạn rút ra được kiến thức và kinh nghiệm gì qua các bài tập Yoga. Và thật ra dù bạn đang ở trình độ Yoga nào, bạn cũng có những câu hỏi của riêng mình cần được giải đáp. Hãy cùng clb100 tham khảo 10câu hỏi thường gặp theo từng cấp độ để tìm được câu trả lời cho bản thân mình nhé.
Trình độ Yoga căn bản: Thường là những câu hỏi của những người chưa bao giờ tập Yoga hoặc mới bắt đầu làm quen với Yoga
1. Tôi cần chuẩn bị gì để bắt đầu tập Yoga?
Đây có lẽ là câu hỏi về yoga được nhiều người hỏi nhất. Khi chuẩn bị vào bộ môn Yoga thì có nhiều điều bạn cần chuẩn bị nhưng trong đó 4 điều quan trọng nhất là: Phòng tập: bạn nên tìm một trung tâm Yoga chất lượng với đầy đủ các dụng cụ, được khai giảng thường xuyên và có các lớp khác nhau, điều này giúp bạn dễ dàng lựa chọn cấp độ cũng như tìm loại hình phù hợp nhất cho mình. Quần áo: Hãy nhớ rằng khi tập Yoga bạn phải thực hiện nhiều các động tác duỗi thẳng chân tay, vì thế bạn nên lựa chọn các loại quần áo tập Yoga có độ dãn tốt, thoải mái, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi. Người hướng dẫn: Khi vào một lớp tập Yoga bạn nên chú ý đến huấn luyện viên xem có nhiệt tình không, có hay chỉnh sửa các động tác sai của các học viên không. Đây là yếu tố quan trọng nhất vì bạn tập sai mà huấn luyện viên không chỉnh sửa lại sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Các dụng cụ tập Yoga: Như thảm tập yoga, khăn trải thảm… hay một vài dụng cụ đặc thù cho bài tập của bạn.
2. Loại hình Yoga nào phù hợp với tôi?
Có 3 loại hình tập Yoga mà tùy thuộc vào mục đích của bạn như thế nào mà chọn loại hình phù hợp.
Nếu bạn chỉ tập Yoga như một bài thể dục bình thường để vóc dáng cân đối, thân hình khỏe mạnh… thì bạn nên chọn loại hình có các động tác yoga mạnh mẽ như Power Yoga, Ashtanga Yoga, Hot Yoga.
Nếu bạn muốn kết hợp giữa cơ thể của mình và tâm trí, giúp bạn có một tinh tần an lạc, tự tin và tích cực thì nên chọn loại hình có các động tác nhẹ nhàng và có kết hợp với thiền, tụng kinh và các khía cạnh khác về khoa học Yoga.
Nếu bạn muốn điều trị chấn thương, hay các bệnh lý khác thì bạn nên chọn hình thức Yoga có các động tác tập trung nhiều về vùng cần tác động giúp bạn phục hồi sức khỏe nhanh. Lưu ý: Bạn nên nói rõ với huấn luyện viên vấn đề mà bạn muốn để họ hướng dẫn bạn tìm được loại hình thích hợp.
3. Tập Yoga có rủi ro gì không?
Cũng giống các bộ môn thể thao khác thì Yoga cũng có vài rủi ro bạn cần chú ý. Vì vậy trước khi tập Yoga bạn nên thảm khảo ý kiến bác sĩ và hỏi ý kiến huấn luyện viên xem tình hình sức khỏe của bạn như thế để huấn luyện viên hiểu rõ và hướng dẫn bạn tập Yoga cách an toàn nhất.
4. Có nên tập yoga trong thời gian “đèn đỏ”?
Đây là thắc mắc phổ biến của phần đông chị em phụ nữ yêu thích việc tập yoga. Và câu trả lời phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Trong thời gian này, tập yoga cũng có thể giúp bạn thư giãn và giảm đau vùng bụng.
Nếu bạn tập luyện đều đặn, yoga còn giúp điều chỉnh hormone. Tuy nhiên, việc có nên tập hay không là tùy ở bạn. Nếu vẫn không tìm được câu trả lời, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có đáp án chắc chắn là có nên tập trong thời gian “nhạy cảm” này hay không nhé.
5. Có nên ăn trước khi tập yoga không?
Tập yoga, dù là cơ bản hay nâng cao thì cũng có thể mất rất nhiều năng lượng. Do đó, bạn nên tránh nhịn ăn trước khi tập. Thay vào đó, hãy cố gắng ăn trước đó ít nhất 2 giờ là tốt nhất. Bạn cũng có thể ăn thêm các bữa ăn nhẹ với các loại trái cây, rau, nước ép, bánh quy, trà.
Trình độ Yoga trung bình: Bạn đã có một số kiến thức cơ bản về Yoga và thực hiện được một số động tác cơ bản 6. Tôi có thể nâng cao kiến thức về Yoga như thế nào?
Điều này sẽ tùy thuộc vào loại hình Yoga bạn đang tập luyện rất nhiều. Có 2 hình thức nâng cao trong Yoga.
-Tập được các động tác cơ bản đến khó, các động tác nâng cao một cách dễ dàng và những động tác này tác động đến cơ thể, sức khỏe và ngoại hình của bạn, nâng cao điều này chỉ cần bạn chăm chỉ tập luyện đều có thể đạt được.
-Điều khiển được tâm trí, điều khiển được bản thân và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống chúng ta và mọi người, cảm nhận được mọi thứ xung quang và hiểu được triết lý của bộ môn Yoga mang lại. Đây là cái bạn phải mất rất nhiều thời gian để hiều được và là đỉnh cao của Yoga. Vì thế, nếu muốn nâng cao điều số 2 thì bạn sẽ phải trao đổi các lý thuyết Yoga với các giáo viên, các chuyên gia giỏi và họ sẽ giải thích với bạn điều đó sẽ dẫn đến gì mà giúp ích gì cho bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm các sách báo, thiền, triết lý Yoga và đọc chúng. Và điều quan trọng bạn phải tập luyện thật nhiều để hiểu được từng hơi thở của mình có ý nghĩa gì.
7. Làm thế nào để cảm nhận cơ thể mình khi tập Yoga?
Trong khi luyện tập bạn sẽ luôn phải tập trung lắng nghe cơ thể mình đang như thế nào. Đừng tự ép mình bắt buộc phải tập được động tác đó trong 2 ngày và hì hục bất chấp mọi sự đau đớn hay khó chịu, thay vào đó cứ chầm chậm và cảm nhận cơ thể bạn đang cần gì và dừng lại đúng lúc, hãy làm thế nào để cơ thể cảm thấy thoải mái nhất.
8. Yoga có thể hỗ trợ điều trị bệnh không?
Yoga là hình thức hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả, đặc biệt với những người muốn phục hồi sau chấn thương thì hình thức tập Yoga sẽ thúc đầy sự linh hoạt và cả thiện vùng chấn thương nhanh chóng. Ngoài ra Yoga còn có tác dụng ổn định huyết áp, tăng sự lưu thông máu, giảm bớt các triệu chứng trầm cảm, căng thằng mệt mỏi, giúp các bệnh nhân bị huyen suyễn hít thở dễ dàng hơn và đặc biệt Yoga còn giúp bạn cải thiện các triệu chứng liên quan đến tính dục.
Ngoài ra, không chỉ giúp bạn ở mặt sức khỏe mà còn giúp bạn điều trị các bệnh về thần kinh, stress và tịnh tâm từ đó bạn có thể không chỉ khỏe về cơ thể mà còn khỏe về tinh thần.
Trình độ Yoga nâng cao: Ở trình độ này bạn chắc chắn đã trải qua một quá trình dài với Yoga và đã thuần thục động tác khó cũng như các tư thế uốn cong kết hợp. Những câu hỏi bạn đặt ra sẽ thường liên quan đến việc duy trì và phát triển những kỹ năng Yoga của mình.
9. Những lưu ý gì khi tập Yoga nâng cao?
Yoga nâng cao là loại hình tập luyện các động tác khó mà không phải ai cũng có thể tập luyện được, vì thế bạn cần chú ý những điều sau:
- Không được tự ý tập luyện tại nhà các động tác nâng cao mà không có huấn luyện viên hướng dẫn.
-Khi gặp các triệu chứng như đau lưng, bong gân, đau đầu hay tăng huyết áp đột ngột thì nên đừng lại và nhờ sự hướng dẫn của huấn luyện viên.
-Với những người bị chân thương nặng, phụ nữ có thai hoặc trong đang trong thời gian kinh nguyệt thì không nên tập luyện các động tác nâng cao.
-Không được tập quá nhanh. Các động tác nâng cao cần sự chậm rãi từ từ để cơ thể dần quen, nếu bạn tập quá nhanh cơ thể bạn không kịp “theo nhịp” sẽ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.
10. Đỉnh cao của bộ môn Yoga là gì?
Như đã nói từ trước, đỉnh cao yoga không phải bạn tập được những động tác khó, những động tác nâng cao và thực hiện chúng dễ dàng, nhuần nhuyễn. Mà đỉnh cao của bộ môn Yoga là kết nối tiềm thức của bạn với cơ thể bạn từ đó bạn áp dụng vào cuộc sống của bạn và giúp cuộc sống của bạn có những điều thú vị, tích cực và làm cho cuộc sống của chính bạn mà còn mọi người tốt h ơn. Đó là đỉnh điểm của bộ môn này mang lại.
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn phần nào thắc mắc của mình, và từ đó rút ra được bài học, tập yoga để làm gì. Dù mục đích của bạn là sức khỏe về cơ thể, giảm mệt mỏi, hay giảm stress, chấn thương… Thì clb100 cũng xin chúc bạn tìm được niềm vui trong bộ môn này!
Thiền là bài tập mà bất cứ ai, dù khỏe mạnh hay bệnh tật đều có thể luyện tập hằng ngày. Bởi đây là một bộ môn không chỉ giúp chữa bệnh mà còn giúp tĩnh tâm, thư giãn...
Thiền được hiểu qua ngôn ngữ bình dị là sự kết hợp giữa thân thể và ý niệm thời gian - không gian hiện tại để nhận biết sự vật, hiện tượng và ý niệm...
Những người làm việc trong văn phòng thường đau lưng do ngồi nhiều, đau gót chân do phải mang giày cao gót thường xuyên. Điều này chính là nguyên nhân làm gia tăng một số bệnh ..
. Cơ lớn chịu trách nhiệm cho điều này đó chính cơ abdominis trực tràng. Trực tràng, chịu trách nhiệm uốn cong cột sống, có thể nhìn thấy rõ dọc theo mặt trước của bụng...
Cách con người nuôi dưỡng cuộc sống có thể tác động tới hạnh phúc và sức khỏe. Con người có thể tạo dựng cuộc sống cân bằng, toàn diện hơn nhờ phương pháp thực dưỡng sống thiền, nuôi dưỡng thân ...
Yoga ngoài các tác dụng nâng cao sức khoẻ về mặt thể chất, nó còn giúp cân bằng các cảm xúc thông qua tác động các tuyến trong cơ thể. Việc luyện tập Yoga đều đặn sẽ giúp người bệnh ...
Thiền là bài tập mà bất cứ ai, dù khỏe mạnh hay bệnh tật đều có thể luyện tập hằng ngày. Bởi đây là một bộ môn không chỉ giúp chữa bệnh mà còn giúp tĩnh tâm, thư giãn...
Khi áp lực quá nhiều, người ta tìm đến thiền như một phương pháp để giải tỏa những căng thẳng, muộn phiền. Một buổi ngồi thiền trọn vẹn chia làm 3 giai đoạn: Nhập thiền, trụ thiền và xả thiền
Balance yoga được biết đến là phong cách kết hợp giữa Yoga, Thái Cực Quyền và Pilates, hình thành nên những bài tập có tính linh hoạt cao và giàu nội lực...
Thiền được hiểu qua ngôn ngữ bình dị là sự kết hợp giữa thân thể và ý niệm thời gian - không gian hiện tại để nhận biết sự vật, hiện tượng và ý niệm...
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất.Đóng
Thông báo
Vui lòng đăng nhập vào hệ thống để thực hiện thao tác.