090 66 55 044 0

Thiền và cầu nguyện

Lợi ích của việc thiền định mỗi ngày

Kinh nghiệm hữu ích

Thiền và cầu nguyện

  • Ngày đăng06/07/2024
  • 245Lượt xem
  • Nguồn tinclb100.com
Những suy nghĩ liên tục và những nỗi lo toan trong cuộc sống thường nhật đã trở thành gánh nặng vô hình, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng ta. Thiền định, một phương pháp thực hành từ lâu đời, đã được khoa học chứng minh có thể giúp chúng ta giảm căng thẳng, tăng cường sự tập trung và mang lại bình yên trong tâm hồn. Trong bài viết này, CLB100 sẽ chia sẻ những lợi ích thiền mang lại cũng như cách thiền định dễ dàng hơn.

Thiền định là gì?

Thiền định là một thực hành tâm linh giúp tập trung tâm trí và đạt được trạng thái bình an trong nội tâm. Thiền định đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều tôn giáo và triết học ở châu Á và ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Trong suốt hàng thế kỷ, thiền định là nền tảng của các phương pháp thực hành Phật giáo, giúp con người hướng tới sự tỉnh thức và nuôi dưỡng tâm trí tốt đẹp hơn.
Quá trình này thường liên quan đến việc duy trì sự chú ý vào một điểm cố định, như hơi thở, một câu thần chú, hoặc một hình ảnh. Hiện nay có nhiều phương pháp thiền định khác nhau như thiền chánh niệm, thiền tập trung, thiền từ bi... Mỗi phương pháp có thể phù hợp với các mục tiêu và nhu cầu khác nhau của người thực hành. Nhưng chúng vẫn hướng đến mục tiêu chung là giúp người thực hành thoát khỏi trạng thái căng thẳng, tăng cường sự tập trung và phát triển nhận thức về bản thân và môi trường xung quanh.
Thiền định là gì?

Lợi ích của việc thiền định mỗi ngày

Lợi ích về mặt thể chất

Thiền định mang đến những tác động tích cực đối với sức khỏe thể chất. Thông qua việc quan sát và lắng nghe cơ thể trong khi thiền, chúng ta có thể phát triển sức mạnh nội tại, cảm nhận hơi thở và cơ thể một cách sâu sắc hơn. Thiền định không chỉ giúp tái tạo năng lượng tích cực mà còn là khoảng không gian để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn hỗ trợ quá trình phục hồi, tăng cường hệ miễn dịch và chống lại nhiều bệnh tật.
Đây còn là một phương pháp kích hoạt và phát triển các vùng não bộ một cách cân bằng, từ đó cải thiện các chức năng như tập trung, trí nhớ và sáng tạo. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về não như parkinson, tâm thần, stress, động kinh. Hơn nữa, thiền định còn có tác dụng giảm huyết áp và giảm áp lực lên thành mạch, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Lợi ích về mặt tinh thần

Lợi ích đầu tiên của thiền là quán cho tinh thần đạt được trạng thái tĩnh tâm, giảm bớt căng thẳng và lo âu. Khi thực hành thiền định, chúng ta cho phép tâm trí nghỉ ngơi, giải tỏa những rối ren và bế tắc trong cuộc sống. Thiền định giúp tái lập sự cân bằng tinh thần, đưa suy nghĩ trở lại với thực tại và tránh xa những áp lực không cần thiết.
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng thiền định có thể làm giảm mức độ cortisol, một hormone gây stress, đồng thời tăng cường sản xuất serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp cải thiện tâm trạng và cảm giác hạnh phúc. Qua việc thực hành thiền định còn giúp chúng ta tăng cường năng lượng tinh thần trở nên minh mẫn, sáng suốt để giải quyết mọi chuyện. Khi tinh thần thoát khỏi cảm giác suy nghĩ nhiều cũng là cách cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu và ngon hơn. Nếu như bạn thường có cảm giác lo lắng, bất an hay nghĩ nhiều thì hãy dành thời gian thực hành thiền định mỗi ngày sẽ rất tốt cho tinh thần của bạn.
Lợi ích về mặt tinh thần

Lợi ích về mặt tâm trí

Thiền định giúp kết nối sâu sắc với bên trong chính mình, nuôi dưỡng và chuyển hóa tâm thức trở nên tốt hơn. Thông qua thiền, người thực hành có khả năng nhận biết và hiểu rõ mọi diễn biến bên trong và xung quanh mình trong trạng thái tỉnh thức. Nhờ đó mà ta tập trung quán hơi thở và những suy nghĩ đến và đi mà không đánh giá hay phán xét gì. Từ đó giúp ta trở nên tỉnh táo và sáng suốt hơn và có khả năng đối mặt với những tình huống khó khăn một cách bình tĩnh và tự tin. 
Quan trọng hơn, thiền định giúp chúng ta nhận thức sâu sắc về mối liên kết giữa chính mình và thế giới xung quanh. Thay vì coi mình là trung tâm của vũ trụ, chúng ta dần nhận ra rằng mình chỉ là một phần nhỏ bé, nhưng lại vô cùng quan trọng trong vũ trụ to lớn này. Điều này khuyến khích chúng ta sống hài hòa và có trách nhiệm hơn với môi trường và cộng đồng.

Cách thiền định dễ dàng hơn

Nếu bạn là người mới thiền định hãy làm theo những cách sau để giúp cho quá trình thiền định trở nên dễ dàng mà vẫn mang đến hiệu quả cao:

Lựa chọn không gian thiền định

Một không gian thiền lý tưởng cần yên tĩnh, thoáng đãng và sạch sẽ, giúp tâm trí dễ dàng tập trung và thư giãn. Ánh sáng tự nhiên nhẹ nhàng và không khí trong lành cũng là những yếu tố cần thiết, mang lại cảm giác thoải mái và bình an.
Hãy tìm đến những nơi có cây xanh, hoa lá hay không khí biển giúp tạo nên một môi trường thiền định gần gũi với thiên nhiên, bạn dễ dàng hòa mình vào trạng thái tĩnh lặng và thanh thản. Đồng thời tránh những yếu tố gây xao lãng như tiếng ồn, ánh sáng chói hoặc các thiết bị điện tử để không gian thiền thực sự trở thành nơi bạn có thể rũ bỏ mọi lo toan và áp lực hàng ngày.  

Điều chỉnh tư thế ngồi

Một tư thế ngồi chuẩn không chỉ giúp cơ thể thoải mái mà còn tạo điều kiện cho tâm trí dễ dàng tập trung và thư giãn. Đầu tiên, hãy ngồi thẳng lưng nhưng không căng cứng, giữ cho cột sống thẳng tự nhiên, giúp năng lượng lưu thông một cách hài hòa. Vai thả lỏng, không nâng cao, để tránh tạo áp lực không cần thiết lên cổ và lưng.
Chân có thể xếp chéo nhau hoặc ngồi trên ghế với chân đặt vững trên mặt đất. Tay đặt nhẹ nhàng trên đùi, lòng bàn tay hướng lên hoặc đặt một tay lên trên tay kia giữ trong lòng. Đầu và cổ giữ thẳng, cằm hơi hạ xuống một chút để tránh căng thẳng. Mắt có thể nhắm hờ hoặc mở nhẹ, hướng xuống đất, giúp bạn duy trì sự tập trung mà không bị phân tán. Điều quan trọng là giữ cho cơ thể ổn định và không bị đau mỏi trong suốt quá trình thiền.
Điều chỉnh tư thế ngồi

Tập trung vào hơi thở

Khi bắt đầu thiền, hãy nhẹ nhàng hít vào và thở ra qua mũi, tập trung toàn bộ sự chú ý vào dòng không khí đi vào và ra khỏi cơ thể. Cảm nhận từng luồng khí mát mẻ khi hít vào và hơi ấm khi thở ra, chú ý đến sức căng phồng và xẹp xuống của bụng. Không cố gắng kiểm soát hay thay đổi nhịp điệu thở, hãy hít thật sâu phình bụng to ra rồi thở từ từ cho luồng khí bên trong ra hết.
Nếu tâm trí bắt đầu lang thang, hãy nhẹ nhàng đưa sự chú ý trở lại với hơi thở, không phán xét hay cố gắng chống lại những suy nghĩ xao lãng. Quá trình này giúp bạn rèn luyện khả năng tập trung và mang lại cảm giác bình yên nội tại. 

Đặt thời gian và cam kết hoàn thành mục tiêu

Khi bắt đầu thực hành thiền, bạn nên đặt thời gian và cam kết hoàn thành mục tiêu để đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả của quá trình thiền. Nếu bạn là người mới bắt đầu, hãy lựa chọn một khoảng thời gian cố định để dành cho thiền định.
Trước tiên nên bắt đầu với khoảng thời gian ngắn từ 5 đến 10 phút mỗi ngày, sau đó dần dần tăng lên khi bạn cảm thấy thoải mái và quen dần với việc thiền. Quan trọng là hãy duy trì sự nhất quán, biến thiền định thành một phần không thể thiếu trong thói quen hàng ngày của bạn. Cam kết với bản thân rằng dù bận rộn hay mệt mỏi đến đâu, bạn cũng sẽ dành ra vài phút mỗi ngày để ngồi lại, hít thở và tìm lại sự bình yên.  
Đặt thời gian và cam kết hoàn thành mục tiêuTrong lối sống thuận tự nhiên (thực dưỡng hiện đại), thiền định được xem là một trong 7 phương pháp giúp nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Nếu như mỗi ngày bạn dành ra chút ít thời gian tập luyện bạn sẽ cảm thấy sức khỏe được cải thiện rõ rệt. Hãy bắt đầu thực hành thiền định ngay hôm nay và tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh và an yên bạn nhé.
Xem thêm:
=> Sống cân bằng nhờ phương pháp thực dưỡng sống thiền

=> Thiền định – Bí quyết chữa bệnh không cần thuốc
=> 5 bài tập yoga tại chỗ dễ thực hiện cho dân văn phòng
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng