090 66 55 044 0

Xoa bóp - Bấm nguyệt

5 lợi ích tuyệt vời của xoa bóp bấm huyệt đối với sức khỏe

Kinh nghiệm hữu ích

Xoa bóp - Bấm nguyệt

  • Ngày đăng20/05/2024
  • 2,6 NLượt xem
  • Nguồn tinclb100
Đừng giật mình khi thấy hình ảnh mệt mỏi của mình trong gương, đừng xót xa khi thấy mình ngày càng già nua, xấu xí. Hãy chăm sóc bản thân ngay hôm nay sau những ngày “gồng” hết sức lực vào công việc. Không ai khác yêu bạn hơn chính bản thân bạn. Hãy tự thưởng cho bạn những phút giây thư giãn xoa bóp bấm huyệt toàn thân để có làn da đẹp, trí tuệ minh mẫn, giảm quá trình lão hóa. Bạn có sức khỏe, sắc đẹp bạn sẽ luôn là người hạnh phúc.
Xoa bóp bấm huyệt là gì?
Xoa bóp bấm huyệt toàn thân là liệu pháp cải thiện trí lực và tâm hồn được ưa chuộng bậc nhất hiện nay. Trong xoa bóp bấm huyệt, bàn tay và ngón tay tác động trực tiếp vào da thịt, thần kinh, mạch máu, các cơ quan cảm thụ gây nên những thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết, qua đó nâng cao năng lực hoạt động của hệ thần kinh. Đó là nền tảng đem lại những ứng dụng đột phá trong phòng, điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe, sắc đẹp

Phương pháp này đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trong thực tế, sử dụng đúng kỹ thuật, đúng chỉ định, xoa bóp bấm huyệt không chỉ giúp bạn khỏe khoắn, phòng bệnh tốt mà còn giúp khí huyết lưu thông tốt hơn làm tiêu tan những đau nhức trên cơ thể, để tinh thần thoải mái và trí óc bạn sẽ trở nên linh hoạt, nhạy bén hơn. Phương pháp này thích hợp cho những ai thường xuyên phải làm việc căng thẳng hay ở trong nhà kín, thiếu dưỡng khí.

5 lợi ích tuyệt vời của xoa bóp bấm huyệt đối với sức khỏe
1. Tác dụng của phương pháp xoa bóp bấm huyệt toàn thân
Đối với bệnh đau nhức xương khớp, xoa bóp bấm huyệt kết hợp với châm cứu là những kích thích vật lý tác động tại chỗ vào da, cơ, thần kinh, mạch máu có tác dụng tại chỗ là giảm đau, giãn cơ và lưu thông khí huyết. Xoa bóp, bấm huyệt làm tăng tuần hoàn tại chỗ nên có tác dụng tăng cường dinh dưỡng, giảm đau, hạn chế quá trình thoái hóa của xương khớp.
 
2. Xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh mất ngủ, đau mỏi vai gáy
Đối với bệnh mất ngủ, y học cổ truyền sử dụng phương pháp xoa nắn các mô của cơ thể một cách khoa học và hệ thống, tác động lên hệ thần kinh, hệ cơ và hệ tuần hoàn tổng thể giúp giảm triệu chứng cứng cơ ở vùng cổ, cơ ở vai và bụng nên sẽ giúp người bệnh thoải mái hơn, thư giãn các cơ bắp nên dễ ngủ hơn.
 
3. Xoa bóp bấm huyệt điều trị tổn thương về thần kinh
Xoa bóp, bấm huyệt có hiệu quả cao trong việc điều trị tổn thương về phần thần kinh như: Liệt dây thần kinh VII ngoại biên, đau thần kinh liên sườn, đau thần kinh hông to, đau thần kinh tọa, đầu đám rối thần kinh cánh tay, rối loạn thần kinh tim, tim đập nhanh, đau đầu do cảm mạo, do tăng huyết áp…;
 
4. Chống viêm, tăng cường trao đổi chất nhờ xoa bóp bấm huyệt
Đối với mạch máu, việc xoa bóp làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ góp phần chống viêm, giảm phù nề, tăng cường trao đổi chất.
 
5. Tăng cường miễn dịch, bảo vệ làn da, cải thiện chức năng tiêu tiêu hóa
Xoa bóp bấm huyệt còn kích thích làm tăng miễn dịch và cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Phương pháp này tác động trực tiếp lên các thụ cảm thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các đáp ứng phản xạ thần kinh làm thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, giảm đau, giãn cơ, điều hòa chức năng nội tạng, tăng cường nhu động của dạ dày, ruột, cải thiện chức năng tiêu hoá, tăng dinh dưỡng của da làm da bóng đẹp, có tác dụng tốt đối với chức năng bảo vệ của da.

Lưu ý trong điều trị bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt
Không thể lạm dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt một cách bừa bãi, không khoa học. Trong một số trường hợp, bệnh nhân không được sử dụng phương pháp này trong điều trị như: Những người ở trạng thái thần kinh không ổn định, mắc các bệnh ngoài da, vết thương hở; bệnh nhân mắc bệnh lao; những bệnh do nội tiết có nguy cơ tai biến cao khi bị kích thích.

Xoa bóp, bấm huyệt để thực sự đạt được hiệu quả cao nhất phụ thuộc rất nhiều vào đôi bàn tay tài hoa của thầy thuốc. Trong quá trình trị liệu, thầy thuốc dùng các vị trí như: Ô mô ngón tay, góc bàn tay, đốt ngón tay, lòng bàn tay, ô mô ngón út, các đầu và vân ngón tay để làm thủ thuật. Trong một số trường hợp, thầy thuốc còn phải dùng thêm khuỷu tay để kết hợp day huyệt.

Khi trị liệu theo phương pháp xoa bóp, bấm huyệt người thầy thuốc phải thường xuyên luyện tập và vận động cổ tay, ngón tay, bàn tay cho thật dẻo, mềm và có độ cứng của ngón thích hợp với tình trạng từng bệnh nhân và chia thành các nhóm động tác phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo kết quả điều trị được tốt nhất.
Nguồn: Tổng hợp
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng