Bệnh tim mạch, đặc biệt là tắc nghẽn động mạch vành, ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Khi động mạch bị tắc, máu không thể lưu thông bình thường, dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí tử vong. Một trong những giải pháp phổ biến mà y học hiện đại áp dụng là đặt stent – một thủ thuật giúp mở rộng động mạch bị hẹp để cải thiện lưu thông máu.
Tuy nhiên, đặt stent có thực sự là giải pháp tốt nhất? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của CLB100 để tìm hiểu kỹ về stent và những điều cần biết trước và sau khi đặt stent để bảo vệ sức khoẻ tim mạch tốt nhất bạn nhé.
Tại sao mạch máu bị tắc nghẽn?
Hầu hết các trường hợp tắc nghẽn động mạch đến từ bệnh xơ vữa động mạch – một quá trình tích tụ chất béo, cholesterol và các chất khác trong thành động mạch, tạo thành mảng xơ vữa.
Quá trình này diễn ra âm thầm trong nhiều năm mà không có triệu chứng rõ ràng. Một số nghiên cứu cho thấy, từ khi trẻ em bắt đầu ăn dặm, động mạch đã bắt đầu có dấu hiệu tích tụ mỡ, dù rất nhỏ. Càng lớn, nếu chế độ ăn nhiều dầu mỡ, thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, ít rau xanh, ít vận động, thì tình trạng này càng nghiêm trọng.
Một ví dụ điển hình là nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cho thấy:
- Trẻ em 10 tuổi có thể đã bị hẹp động mạch nhẹ (~10%).
- Đến 20 tuổi, tỷ lệ này tăng lên khoảng 20%.
- Nếu không thay đổi lối sống, đến 50-60 tuổi, động mạch có thể bị hẹp trên 70%, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Như vậy, tắc nghẽn động mạch không phải là bệnh tự nhiên của tuổi già, mà là hệ quả của lối sống sai lầm trong nhiều thập kỷ.
Đặt stent là gì?
Stent là một ống lưới kim loại nhỏ, được đặt vào động mạch để giữ cho nó luôn mở, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp:
- Bệnh nhân bị hẹp động mạch vành nghiêm trọng do mảng xơ vữa.
- Cơn đau thắt ngực kéo dài và không thể kiểm soát bằng thuốc.
- Có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim.
Hiện nay, có hai loại stent phổ biến:
- Stent thường (Bare Metal Stent - BMS): Không có thuốc phủ, nguy cơ tái hẹp cao hơn.
- Stent phủ thuốc (Drug-Eluting Stent - DES): Có thuốc chống tái hẹp, giúp hạn chế nguy cơ bám mảng xơ vữa trở lại.
Về cơ bản, stent giúp mở rộng động mạch ở vị trí bị hẹp, nhưng nó không thể ngăn ngừa sự tắc nghẽn ở những vị trí khác. Đây chính là vấn đề khiến nhiều người đặt stent vẫn có nguy cơ tái phát bệnh sau một thời gian.
Những hạn chế khi đặt stent
Mặc dù stent có thể giúp cải thiện lưu thông máu ngay lập tức, nhưng nó không giải quyết tận gốc nguyên nhân gây tắc nghẽn động mạch. Ngoài ra, cơ thể con người có hàng nghìn động mạch lớn nhỏ, giống như một cái cây có vô số nhánh. Đặt stent chỉ giải quyết được một đoạn động mạch cụ thể bị tắc, nhưng các đoạn khác vẫn có thể tiếp tục bị hẹp nếu không thay đổi lối sống.
Theo một nghiên cứu của Viện Tim mạch Quốc gia Hoa Kỳ, 15-20% bệnh nhân đặt stent vẫn bị tắc nghẽn trở lại sau 6-12 tháng. Nếu không thay đổi chế độ ăn uống, nguy cơ này càng cao hơn. Quan trọng hơn, stent không làm chậm quá trình xơ vữa đang diễn ra âm thầm trong các đoạn mạch khác. Một số bệnh nhân sau khi đặt stent vẫn bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, vì các động mạch khác tiếp tục bị xơ vữa.
Chính vì vậy, đặt stent chỉ là giải pháp tạm thời, chứ không phải là cách chữa trị tận gốc.
Những rủi ro khác khi đặt stent mà ít người biết
- Cơ thể có thể xem stent là vật lạ và phản ứng bằng cách hình thành huyết khối – khiến tắc nghẽn trở nên trầm trọng hơn.
- Một số bệnh nhân buộc phải dùng thuốc chống đông máu suốt đời, nhưng điều này đi kèm với nhiều hệ quả như là nguy cơ chảy máu dạ dày, xuất huyết não, suy giảm miễn dịch, khó kiểm soát nếu có chấn thương hoặc phẫu thuật khác.
Giải pháp tự nhiên bền vững bảo vệ tim mạch mà không cần đặt stent bạn nên biết
Động mạch không bị tắc nghẽn chỉ trong một ngày, mà là quá trình tích tụ mảng bám qua nhiều năm. Vì vậy, muốn làm sạch động mạch, điều quan trọng nhất là chuyển sang một chế độ ăn uống khoa học, giúp cho mỡ không còn đóng bám và tan những lớp mỡ cũ đang tích tụ.
Giảm hoặc tránh hoàn toàn thực phẩm gây xơ vữa động mạch
- Tránh thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn.
- Hạn chế tinh bột tinh chế (bánh mì trắng, cơm trắng, mì gói).
- Tránh đường tinh luyện, nước ngọt có gas.
- Tốt nhất tránh hoàn toàn những thực phẩm gây xơ vừa động mạch, mất quân bình trong câu số 3 theo quyển sách 33 câu hỏi đáp thực dưỡng.
Bổ sung thực phẩm giúp làm sạch động mạch
- Ngũ cốc nguyên cám: gạo lứt, yến mạch, lúa mì nguyên hạt… cung cấp chất xơ hoà tan giúp đào thải cholesterol xấu (LDL) ra khỏi cơ thể mà còn giúp ổn định đường huyết, giảm nguy cơ viêm nhiễm trong mạch máu.
- Rau xanh: Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina, bông cải xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là nitrat và flavonoid giúp làm giãn mạch, cải thiện tuần hoàn và giảm viêm trong thành động mạch.
- Tỏi: Tỏi chứa allicin – một hợp chất có khả năng ức chế quá trình oxy hóa cholesterol LDL, ngăn chặn sự hình thành mảng bám trong động mạch.
- Dầu mè nguyên chất: Dầu mè chứa lignans và chất béo không bão hòa đơn, giúp giảm cholesterol LDL và tăng cholesterol HDL (tốt), từ đó giúp bảo vệ mạch máu khỏi tổn thương.
- Natto Miso: Natto – một món ăn truyền thống của Nhật Bản, được lên men từ đậu nành, chứa enzym nattokinase có khả năng làm tan cục máu đông và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Dùng thảo dược hỗ trợ làm sạch động mạch
CardioZest là sự kết hợp tinh tế của hơn 18 loại thảo dược quý, được nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm hỗ trợ bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và cải thiện tuần hoàn máu. Một số thành phần nổi bật của CardioZest bao gồm nhân sâm, ngũ vị tử, bạch quả,...
Nhờ sự phối hợp của các thành phần này, CardioZest giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ mạch máu khỏi sự tấn công của cholesterol xấu, ngăn chặn quá trình hình thành mảng xơ vữa. Hơn nữa các dược liệu còn hỗ trợ làm sạch động mạch một cách tự nhiên, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
Kết hợp với lối sống lành mạnh
- Tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày để tăng tuần hoàn máu, giảm nguy cơ tích tụ mỡ trong thành động mạch.
- Hạn chế căng thẳng, vì stress làm tăng nguy cơ viêm nhiễm mạch máu. Những phương pháp như thiền định, yoga, hít thở sâu giúp kiểm soát căng thẳng, bảo vệ hệ tim mạch.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng mạch máu.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nếu áp dụng chế độ ăn lành mạnh kết hợp với các thảo dược phù hợp, động mạch có thể tự phục hồi mà không cần phải đặt stent.
Đặt stent có thể là cứu cánh trong những trường hợp cấp tính, nhưng nó không phải là giải pháp lâu dài. Nếu không thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, bệnh tim mạch vẫn sẽ tiếp tục tiến triển.
Vậy nên, thay vì chỉ dựa vào stent, hãy chủ động bảo vệ động mạch từ sớm bằng cách ăn uống lành mạnh, sử dụng thực phẩm hỗ trợ như gạo lứt, rau xanh, natto, thảo dược CadioZest,... Kết hợp với lối sống lành mạnh. Đây với là giải pháp bền vừng giúp bạn suy trì sức khoẻ tim mạch lâu dài, ngừa đột quỵ hiệu quả!
Xem thêm:
=> Bí mật nhịp tim
=> Bệnh tim đập nhanh có nguy hiểm không?
=> Bác Trần Ngọc Tài chia sẻ về nguyên nhân gây huyết áp cao (có video)