090 66 55 044 0
Video từ chuyên gia thực dưỡng

Lesson #260: Chúng ta mất thứ gì sẽ gây nhiều bệnh nhất?18-12-2024

Lương y Trần Ngọc Tài

Bác Lương Trùng Hưng

Xem tất cả Xem tất cả
  • Ngày đăng14/01/2025
  • Thời lượng00:58:00
  • 79Lượt xem
Trong cuộc sống, chúng ta thường nghĩ rằng mất tiền bạc, tài sản, hay công việc là những mất mát lớn nhất. Nhưng có một thứ mất đi mà ít ai nhận ra, lại đang âm thầm bào mòn sức khỏe của chúng ta mỗi ngày đó chính là giấc ngủ. Mất ngủ không chỉ khiến cơ thể uể oải, tâm trí mệt mỏi mà còn là nguồn cơn của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong video lesson 260 này sẽ phân tích sâu hơn lý do vì sao mất ngủ là nguồn gốc gây ra hàng loạt bệnh lý và cách chúng ta có thể bảo vệ giấc ngủ.

Mất ngủ là dấu hiệu cơ thể mất quân bình nghiêm trọng

Khi cơ thể bị mất ngủ là biểu hiện cơ thể đang thiếu hụt nhiều dưỡng chất và sự cân bằng cần thiết. Điều này gây ra các tác động tiêu cực như:
  • Rối loạn thần kinh: Tăng nồng độ cortisol và adrenaline, khiến tâm trí không thể thư giãn.
  • Ảnh hưởng đến nội tiết: Đặc biệt ở phụ nữ trong các giai đoạn như mang thai, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.
  • Hệ tiêu hóa suy yếu: Mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản và rối loạn hấp thụ.

Nguyên nhân nào khiến cơ thể dễ bị mất ngủ

Có rất nhiều yếu tố tác động khiến chúng ta không thể có được giấc ngủ trọn vẹn. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

Căng thẳng và lo âu

Áp lực từ công việc, học tập, các mối quan hệ hoặc vấn đề tài chính có thể làm tâm trí không ngừng suy nghĩ, dẫn đến khó vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu.
Lo lắng và căng thẳng kích thích hệ thần kinh, làm tăng cortisol và adrenaline, khiến cơ thể khó thư giãn để chìm vào giấc ngủ sâu.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Ăn tối muộn hoặc ăn thực phẩm khó tiêu trước khi ngủ gây cảm giác khó chịu, dẫn đến mất ngủ. Hoặc chế độ ăn thiếu các dưỡng chất như magie, vitamin B6 hoặc tryptophan có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Bệnh lý và vấn đề sức khỏe

Rối loạn giấc ngủ: Hội chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên, hoặc rối loạn giấc ngủ liên quan đến căng thẳng (stress-related insomnia) 
Bệnh mãn tính: Các vấn đề bệnh như đau mãn tính, hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc các bệnh lý khác có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
Thay đổi nội tiết: Phụ nữ mang thai, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh có thể gặp mất ngủ do thay đổi hormone.

Lão hóa

Khi lớn tuổi cơ thể sản xuất ít melatonin hơn, gây khó ngủ hoặc giấc ngủ ngắn hơn.
Người lớn tuổi cũng dễ tỉnh giấc do nhạy cảm hơn với các yếu tố như tiếng ồn hoặc ánh sáng.

Môi trường sống quá áp lực

Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), stress là phản ứng tự nhiên của con người trước các tình huống khó khăn hoặc đe dọa. Mặc dù stress ở mức độ vừa phải có thể thúc đẩy chúng ta hoàn thành công việc, nhưng khi kéo dài hoặc quá mức, nó có thể gây hại cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần như ;à
  • Sức khỏe thể chất: Stress có thể góp phần vào sự phát triển của các bệnh tim mạch, tăng huyết áp và các vấn đề tiêu hóa.
  • Sức khỏe tinh thần: Stress kéo dài có thể dẫn đến các rối loạn như trầm cảm và lo âu. Theo WHO, trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật toàn cầu, ảnh hưởng đến hơn 264 triệu người. WHO APPS

Thống kê về stress và rối loạn liên quan

​Tại Việt Nam, theo khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu năm 2019, tỷ lệ học sinh gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần bao gồm stress là đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ mắc 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến là 14,2%, trong đó rối loạn trầm cảm chiền 2,45%.
Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD): Ước tính khoảng 3,9% dân số trên thế giới từng trải qua PTSD trong đời. Phụ nữ có nguy cơ mắc PTSD cao hơn nam giới. 
Tự tử: Hàng năm, gần 800.000 người chết do tự tử, đây là nguyên nhân tử vong đứng thứ hai ở nhóm tuổi 15-29.

Làm thế nào để giữ gìn giấc ngủ?

Để bảo vệ giấc ngủ và sức khỏe tổng thể, các chuyên gia thực dưỡng khuyến khích:
  • Ăn uống theo phương pháp thực dưỡng hiện đại để bổ sung dưỡng chất thiếu yếu và tránh xa độc tố. Tránh xa thực phẩm gây mất cân bằng (câu số 3) và ưu tiên thực phẩm quân bình (câu số 5).
  • Thực hành các bài tập thiền định, học tĩnh tâm có định hướng, cầu nguyện để tâm trí luôn bình an và trở về tâm trí rỗng rang, giúp cơ thể thư giãn, giải tỏa áp lực dễ chìm vào giấc ngủ sâu hơn.
  • Vận động ở ngoài trời: Luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để ra mồ hôi, giúp lưu thông khí huyết, giúp tinh thần thoải mái hơn. Ngoài ra thực hiện các hoạt động ngoài trời như tắm nắng, tắm cát biển, hít thở không khí biển hay đi dạo bộ ở công viên cũng giúp phần nào giảm stress, lấy lại năng lượng sau thời gian chịu nhiều áp lực từ cuộc sống.
  • Thực hành kỹ thuật thư giãn: Theo khuyến nghị của WHO, áp dụng các phương pháp như GROUNDING, UNHOOKING, và ACTING ON YOUR VALUES để giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Giấc ngủ không chỉ là lúc cơ thể nghỉ ngơi, mà còn là thời gian để tái tạo năng lượng và chữa lành. Nếu bạn để mất đi giấc ngủ, bạn đang để mất đi cơ hội sống khỏe mạnh. Hãy cùng tìm hiểu thêm nguyên nhân gây mất ngủ, tác hại của nó và những giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng giấc ngủ thông qua video lesson 260 này bạn nhé.
Chia sẻ video
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng