090 66 55 044 0

Bệnh hệ tiêu hóa

Đầy hơi, trướng bụng

Bệnh học theo âm dương

Bệnh hệ tiêu hóa

  • Ngày đăng12/12/2024
  • 746Lượt xem
  • Nguồn tinclb100.com

 1. Nguyên nhân

Hiện tượng đầy hơi, trướng bụng là do lượng hơn tăng lên trong đường tiêu hóa, do rối loạn chuyển hóa các chất tinh bột hoặc do sự rối loạn lên men của vi sinh vật mà chủ yếu là họ vi khuẩn đường ruột. Có nhiều nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng.

- Do ăn nhiều chất tinh bột mà cơ thể không đủ hệ thống men để chuyển hóa hết. Ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội vàng (khi uống nước dễ nuốt cả hơi vào dạ dày); ăn nhiều chất béo, gia vị, chất kích thích (rượu, bia, cà phê, thuốc lá). Có một số thức ăn hay gia vị khi ăn vào dạ dày tạo nên một phản xạ gây an thắt cơ thực quản dưới dễ gây nên ợ hơi (hành, tỏi…) hoặc ăn xong đã vội vàng đi nằm nghỉ ngay.

- Do rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa (dạ dày, ruột) làm cho dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn và thức ăn xuống ruột chặn gây cho việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn hoặc do rối loạn bài tiết dịch mật (viêm, tắc đường dẫn mật.). Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ngoài đầy hơi, trướng bụng còn gây nóng rất phía sau xương ức, ợ nóng, ợ hơi, ợ ra cả nước trong.

- Do rối loạn hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hóa (loạn khuẩn) làm cho thức ăn không đủ men để chuyển hóa thức ăn gây ứ đọng lên men và sinh hơi.

- Do bệnh thuộc đường tiêu hóa như bệnh về dạ dày (viêm, loét dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày...), bệnh viêm đại tràng co thắt (hỏi chứng ruột kích thích), bệnh giảm nhu động ruột do gây đầy hơi, trướng bụng cũng do vi khuẩn lên men tinh bột tồn tại lâu ngày trong lòng đại tràng. Do ở phân lâu ngày như trong bệnh táo bón hoặc sau một số phẫu thuật về đường tiêu hóa như phẫu thuật dạ dày, đại tràng.

- Do rối loạn hấp thu: ở trẻ em những trường hợp đau bụng không tìm thấy nguyên nhân khác thì có tới 40% là do rối loạn hấp thu sữa.

- Do bệnh thuộc về hệ thống tâm thần - thần kinh: những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng gặp nhiều stress cũng có thể gây đầy hơi, trướng bụng.

Ngoài ra chứng đầy hơi, trướng bụng còn có thể do người bệnh dùng một số thuốc làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của hệ tiêu hóa (dạ dày, ruột), ví dụ như dùng thuốc trong bệnh suy tuyến giáp trạng, trong bệnh tăng huyết áp hoặc thuốc dùng chữa bệnh trầm cảm...

2. Triệu chứng

Những người bị bệnh đầy hơi, trướng bụng thì hơi được sinh ra trong quá trình chuyển hóa thức ăn không ra ngoài theo đường hậu môn (trung tiện) mà lại đi ngược lên thực quản do cơ thắt thực quản bị giãn ra và được đưa ra ngoài bằng đường miệng bởi triệu chứng ợ.

Những người có hội chứng dạ dày thì ngoài đầy hơi, trướng bụng còn có ợ hơi, ợ chua, đau bụng âm ỉ, có lúc buồn nôn hoặc nôn (do viêm chít hẹp môn vị gây ứ đọng), phân lúc lỏng lúc đặc hoặc có khi táo bón. Bụng trướng, gõ rất trong và trung tiện nhiều lần (ở người bình thường hơi chứa trong ruột có khoảng 200ml khí và được đưa ra ngoài bình quân khoảng từ 14-25 lần trong một ngày đêm theo đường

3. Cách phòng bệnh

Khi bị đầy hơi, trướng bụng cần thiết phải đi khám bệnh để xác định nguyên nhân. Ăn uống đóng vai trò khá quan trọng. Cần ăn chậm, nhai kỹ, không nuốt vội vàng, không ăn no quá. Một số loại thức ăn có khả năng gây đầy hơi thì nên tránh không ăn (những thức ăn này cũng có sự khác nhau ở cơ địa từng người).

Nên ăn những thức ăn dễ tiêu, hạn chế ăn thức ăn chua, cay, các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá. Nên hạn chế ăn kẹo, bánh ngọt.
Nên ăn nhiều rau xanh như rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, rau muống. Vệ sinh răng miệng hằng ngày tránh để bám các chất cặn bã ở chân răng, trong khoang miệng
 
Ăn xong chưa vội đi nằm ngay hoặc ngồi lâu mà nên đi lại nhẹ nhàng.
 
Ngoài bữa ăn có thể dùng tay xoa bụng (mát xa) để làm tăng nhu động của dạ dày, ruột giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ứ đọng thức ăn lâu ngày.
Cần có chế độ tập thể dục nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột một cách phù hợp sinh lý bình thường như đi bộ, chơi cầu lông, tập hít thở để cơ hoành vận động làm tăng nhu động của đạ dày và ruột. Đi bộ cũng là một hình thức thư giãn loại bỏ stress.

Một số thực phẩm có thể gây đầy hơi, chướng bụng do chứa hợp chất thúc đẩy sự hình thành khí trong ruột:

- Đậu: Đỗ, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu nành và các sản phẩm đậu nành thường gây sinh khí và các thực phẩm chế biến sẵn có chứa protein thực vật. Nếu thấy sau khi ăn những thực phẩm này, bụng khó chịu thì cần phải đọc nhãn thực phẩm kỹ trước khi ăn
- Sữa và các sản phẩm sữa: Sữa, kem, pho mát và các loại thực phẩm có chứa sữa hoặc pho mát có thể gây ra vấn đề, đặc biệt nếu bệnh nhân không dung nạp lactose.
- Rau củ: Rau họ cải (bắp cải, bông cải xanh, mầm, súp lơ), dưa chuột, hành tây và tỏi sống, măng tây, khoai tây và củ cải thường thúc đẩy sản xuất khí trong cơ thể. Tuy nhiên, việc nấu chín hành tây, tỏi thì có thể sẽ không bị triệu chứng này.
- Hoa quả: Trái cây sấy khô thường giúp nhuận tràng nhưng có thể hơi thô lỗ với hệ thống tiêu hóa. Nếu không dung nạp fructose, bạn sẽ phải từ bỏ tất cả các loại hoa quả, nước trái cây và sản phẩm chế biến có chứa trái cây hay đường fructose.
- Thực phẩm có lúa mỳ: Tất cả bánh mỳ, bánh quy giòn, bánh quy, ngũ cốc và bánh ngọt có chứa lúa mỳ có thể góp phần hình thành khí trong hệ tiêu hóa ở những người nhạy cảm với thực phẩm này.
- Chất béo: Các loại thực phẩm chiến kỹ, thực phẩm béo ngày có thể gây khó tiêu.
- Nước giải khát: Các khí trong đồ uống có ga và một số loại rượu có thể tăng lương khí và cũng cần phải tránh.
 
Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để biết chính xác thủ phạm và có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

4. Điều trị bệnh theo Tây y

Dùng các viên than hoạt tính để hút dịch và hơi.

5. Điều trị bệnh bằng thảo được theo kinh nghiệm dân gian

- Hạt củ cải 30g, rang qua, lấy một bát nước đồ vào rồi đun sôi và uống.

- Hạt bầu non 30g, phơi khô, đốt tồn tính, nghiền thành bột, mỗi lần dùng 6g, uống với nước ấm, ngày 2-3 lần.

- Quả trám 30-40 quả đem đốt thành than, nghiền thành bột, mỗi lần dùng 3-4g, uống với canh gừng sống sau khi ăn, ngày 3-4 lần.

- Đậu đỏ 10g, củ chìa vôi 10g, đậu xị 12g, đem nghiền nhỏ thành bột rồi tẩm nước sôi để ấm bôi lên rốn, bôi nhiều lần

- Rễ hội hương 12g, thạch xương bồ 10g, đem sắc chung lấy nước uống, ngày uống 2-3 lần.

- Hạt củ cải 30g, đại hoàng 10g, sa nhân 10g. Đem nghiền thành bột, mỗi lần dùng 3-5g, uống với nước pha ấm, ngày 2 lần.

Chữa đầy hơi bằng trái cây

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc chứng đầy hơi, trướng bụng nhưng thường gặp nhất là ở người cao tuổi. Tùy theo triệu chứng mà thầy thuốc có thể tìm ra nguyên nhân để điều trị. Tuy vậy, mỗi người cũng nên phòng ngừa triệu chứng này bằng cách duy trì chế độ ăn hợp lý; ăn chậm, nhai kỹ; tập thể thao thường xuyên để giúp ruột tránh khí ứ đọng.

Ngoài ra, một số loại trái cây thông dụng như cam, bưởi, táo, dứa... cũng giúp ích rất nhiều khi chẳng may bạn xui xẻo mắc chứng đầy hơi, khó tiêu.

-Táo là một trong những loại trái cây hàng đầu có lợi cho đường tiêu hóa. Táo chứa nhiều pectin, protopectin và axit pectin đồng thời chất xơ trong loại quả này được tiêu hóa rất nhanh, cho phép điều chỉnh hoạt động tiêu hóa của ruột. Các chuyên gia dình dưỡng cũng khuyên rằng sau bữa ăn, bạn nên ăn một quả cam bởi loại trái cây này không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà còn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nên đáng được xem như là một món ăn tráng miệng cần thiết và hữu ích.

- Một loại quả khác không kém phần quan trọng trong trị chứng đầy hơi, trướng bụng chính là dứa. Do chứa rất nhiều chất bromelin giúp thúc đẩy sự hấp thụ protein trong cơ thể nên nếu ăn dứa trong bữa ăn thì sẽ dễ dàng tiêu hóa những thức ăn như thịt và cá.

- Nếu bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa thì hãy nghĩ ngay đến quả bưởi bởi đây là cây mà lá, hoa và quả đều có thể dùng làm thực phẩm và thuốc. Khi bị đau bụng hoặc ăn không tiêu, bạn hãy sắc nước vỏ bưởi uống, ngày dùng 4-12g dưới dạng thuốc sắc. Đơn giản hơn, bạn có thể ăn bưởi sau bữa ăn khoảng 1 giờ để giúp hỗ trợ tiêu hóa cho đường ruột.
 
- Quả lê chứa các chất xơ như cellulo và hemicellulo. Bằng cách hấp thụ rất nhiều nước ở trong cơ thể, các chất xơ phòng lên và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa của ruột. Chú ý khi ăn quả lê, nên ăn cả vỏ vì vỏ chứa nhiều chất xơ hơn cả thịt bên trong.

- Một liệu pháp đơn giản nhưng không kém hiệu quả trong điều trị chứng đầy hơi chính là nước chanh gừng. Sau một bữa ăn quá đà, bạn hãy pha thìa nước cốt chanh, gừng và mật ong với một ly nước ấm để có một món thức uống hiệu quả trị chứng đầy hơi.

-Tỏi là một gia vị thông dụng của mọi gia đình. Tỏi rất tốt để ngừa các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, ung thư đặc biệt có tác dụng sát khuẩn, điều hòa hệ sinh vật ở đường tiêu hóa; chữa được các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn. Mỗi lần chỉ nên ăn từ 1-2 tép tỏi, không nên ăn quá nhiều trong một bữa ăn. Khi bụng đang đói nên tránh dùng các món ăn có tỏi như nem chua, tré, rau xào tỏi...

- Nếu bị trướng bụng, đầy hơi, bạn nên ăn rau mùi này giúp trung tiện dễ dàng và khiến bạn thấy nhẹ nhõm. Còn nếu bị tiêu chảy, hạt mùi lại rất có ích: mỗi ngày lấy 8g sao lên cho thơm rồi uống với nước. Thuốc kích thích tiêu hóa là các loại rau thơm gia vị có sẵn trong bếp hoặc vườn nhà. Khi bị đầy bụng, khó tiêu các loại cây thuốc này có thể giúp lấy lại được cảm giác dễ chịu, lại không tốn kém hay gây hại cho cơ thể.

-Trần bì càng để lâu càng tốt, thường dùng điều trị không tiêu, đầy bụng, ợ hơi, tiêu chảy, trừ đờm, cầm họ. Cách sử dụng rất đơn giản: Xé vài miếng trần bì, rửa qua nước ấm cho sạch, bỏ vào cốc nước sôi, hãm trong 15-20 phút, uống nước và còn đang nóng, bỏ bã.

- Vị cay, thơm, tính ấm, có tác dụng kích thích tiêu hóa ăn ngon cơm, chữa đầy bụng, đau bụng lạnh bụng, đau dạ dày, sốt rét, sốt nóng, trúng hàn nôn mửa, có khi nhai để chữa đau răng. Đau thượng vị, đau do loét dạ dày - tá tràng: Riêng và củ gấu mỗi thứ 60g, tán nhỏ thành bột, luyện với mật ong làm viên, mỗi ngày dùng 9g, chia 3 lần.

- Đau bụng nôn mửa: Gừng 8g táo to 1 quả. Sắc với 300ml nước, còn 100ml, chia 2-3 lần uống trong ngày.

- Chỉ thực là quả hái vào lúc còn non, nhỏ. Chỉ xác là quả hái vào lúc gần chín. Chúng có tác dụng tiêu hóa, trừ dòn chữa trướng bụng, lợi tiểu, chữa chứng ra mồ hôi. Trẻ đi lỵ ăn uống thất thường: Chỉ xác sấy khô, tán nhỏ, mỗi ngày uống hai là mỗi lần 3g.

- Tía tô là loại cây thuốc có tác dụng tốt trong các trường hợp cảm lạnh, sốt, không ra mồ hôi, chống nôn, tăng cường tiêu hóa, trị ho hen, làm long đờm, còn có tác dụng giải độc khi ăn cá, cá bị ngộ độc. Khi thu hái tía tô, nên lưu ý phơi ở chỗ mát hoặc đi sấy nhẹ cho khô để tránh làm tinh dầu bay hơi. Trúng độc, đau bụng do ăn cua cá: Lá tía tô 10g, gừng 8g; cam thảo 4g; nước 600ml. Tất cả đem sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn đang nóng.

- Nướng một củ hành (hoặc tỏi) cuốn vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé (không đặt trực tiếp hành, tỏi lên da bé vì có thể gây bỏng). Một lát bé sẽ xì hơi được và đỡ đầy bụng. Với bé lớn hơn, có thể phi thơm một lát tỏi và nêm vào cháo cho bé.

Dùng thuốc thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh đầy hơi, trướng bụng




Điều mà nhiều người không biết là các loại thuốc Tây, kể cả thuốc bổ sung Vitamin, Thực phẩm chức năng, các loại từ công ty bán hàng đa cấp… đều làm từ hóa chất hoặc các chiết xuất, bổ sung, bảo quản bằng hóa chất nên nó là nguyên nhân chính gây bệnh: khi hóa chất lọt vào cơ thể, gan sẽ làm mọi cách để trung hòa, vô hiệu hóa các chất này và sau đó thận sẽ lọc, loại bỏ,…

“Thảo Dược từ Thiên nhiên” sẽ mang đến một phương pháp tối ưu. Những Dược thảo quý từ Thiên nhiên được chứng minh sẽ giúp cơ thể tái lập trạng thái quân bình từ đó tự chữa lành bệnh. 

Các sản phẩm thảo dược được đề cập ở đây đến từ Công ty G & W Australia. Tất cả thuốc của G & W Australia đều là thuốc Đông Y (Herbal Medicine) nên quý vị có thể dùng để chữa bệnh hiệu quả trong khi các loại Dược thảo khác bán trên thị trường đều là thực phẩm bổ sung (Dietary Supplement) nên người tiêu dùng không thể chữa được bất cứ bệnh gì và để bán được hàng họ phải quảng cáo tinh vi và sớm hay muộn người tiêu dùng sẽ thất vọng.

Cần áp dụng Thực Dưỡng hiện đại và các thuốc từ thảo dược quý hiếm trong thiên nhiên để điều trị bệnh
Canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa máu, giải độc
1. Canh Dưỡng Sinh
Với thành phần là các loại rau củ hữu cơ giàu khoáng chất, canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa môi trường máu, tiêu diệt vi khuẩn, thải độc cơ thể. Người mắc bệnh mỡ máu cao nên uống Ngày 2 lần mỗi lần 1 gói khi ăn sáng & chiều.
Nếu không tìm mua được Canh dưỡng sinh, quý vị có thể tham khảo Cách nấu Canh Dưỡng sinh tại CLB100.

Immune Reviver - Hồi sinh miễn dịch2. Immune Reviver: Phục hồi hệ miễn dịch. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần từ 1-2 viên sáng, chiều sau khi ăn. 
Age Reviver - Phục hồi sinh lực

3. Age Reviver: Phục hồi sinh lực toàn diện. Ngày uống 1 viên sau khi ăn trưa.

 

  Một số lưu ý dùng thảo dược 
  • Trong 5 ngày đầu dùng Biminne 01 viên/ lần/ ngày
  • Dùng Canh dưỡng sinh để giúp cơ thể diệt virus gây viêm nhiễm
  • Cần loại bỏ nguyên nhân trực tiếp gây dị ứng (không khí ô nhiễm, nguồn nước, ăn uống,…)

Các thuốc đề cập ở trên như Biminne 01, Immune Reviver, Age Reviver đều được nghiên cứu và phát triển bởi một nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ GR Hu đứng đầu. Bác sĩ Hu có hơn 40 năm kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực y học chống lão hóa, miễn dịch và dị ứng tại Đại học Sydney và Đại học Y Thượng Hải. 
 


Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ sản phẩm nào để bổ trợ sức khỏe hay điều trị bệnh, quý vị nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia Thực Dưỡng để sức khỏe cải thiện tốt nhất!

Nếu quý vị đang mắc những căn bệnh mãn tính, mong bài viết này có thể sẽ hữu ích cho quý vị. Hãy đương đầu với bệnh tình bằng thái độ tích cực. Hãy kiên trì áp dụng Thực Dưỡng với lòng biết ơn Đấng tạo hóa. Quý trọng sự sống. Chú tâm đến nhu cầu tâm linh. Tinh thần lạc quan cũng chính là phương thuốc hay để quý vị có thể chịu đựng những khốn khó của bệnh tật. Tấm lòng vui mừng là phương thuốc hay - Tinh thần suy sụp làm sức hao mòn.



Xin mời các anh chị xem video bên dưới để hiểu rõ hơn!

Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng