090 66 55 044 0

Hệ tiêu hóa

Táo bón

Bệnh học theo Tây y

Hệ tiêu hóa

  • Ngày đăng20/05/2024
  • 57Lượt xem
  • Nguồn tinclb100.com

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân có thể là triệu chứng khởi đầu của một bệnh lý thực thể nào đó tại đường tiêu hóa như bệnh của đại tràng, các bệnh toàn thân suy giáp trạng, tăng canxi máu, co thắt, nhu động giảm, phình đại tràng... Bệnh ngoài đường ruột như ung thư gan chèn ép… hoặc bệnh toàn thân như chức năng tuyến giáp giản nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể, một số bệnh lý thần kinh như bệnh Parkinson, thần kinh tâm thần bị ức chế như lo nghĩ tìm giận, buồn phiền... tập quán sinh hoạt thiếu điều độ... Hoặc có thể do rối loạn chức năng vận chuyển của ruột.

Do thói quen ăn uống không khoa học, chế độ ăn nhiều đạn ít chất xơ, ít vận động (thường xảy ra với người làm công tác văn phòng), ăn uống không hợp lý (thiếu chất xơ, uống ít nước làm cho phân cứng, khó thải ra ngoài), ít vận động, stress, do uống thuốc tây (một số thuốc có tác dụng phụ gây táo bón: thuốc ngủ, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, chống dị ứng, thuốc chữa dạ dày...)

Lười đi cầu, nén hoặc nhịn việc đi cầu, do thói quen đi đại tiên không đều, bị mất ngủ, căng thẳng thần kinh, do gặp phải những vấn đề ở ruột, hoặc hút thuốc lá, uống quá nhiều trà và cà phê.

Đông y cho rằng bí đi ngoài phần nhiều do đại tràng tích nhiệt hoặc khí trệ, hoặc lạnh ngưng lại, hoặc âm dương khí huyết suy hư, khiến cho chức năng truyền dẫn của ruột già mất điều khiển. Ngoài ra, bế tắc của phế khí cũng có thể ảnh hưởng chức năng bài phân của đại tràng, cho nên Đông y lại có phương pháp thông qua tuyên thông phế khí để chữa trị bí đi ngoài.

Đối với trẻ em, chứng táo bón ở trẻ trong độ tuổi đi học thường do chế độ ăn không đủ nước và chất xơ. Những trẻ ăn chế độ ăn đặc biệt với thức ăn nhanh - giàu chất béo (thịt rán, sửa trứng khuấy sẵn) và đường (kẹo, nước ngọt nhiều đường) có thể bị táo bón thường xuyên hơn. Ngoài ra, nứt hậu môn là một nguyên nhân phổ biến khác.

2. Triệu chứng

Triệu chứng chung của táo bón là khi quá 3 ngày chưa đại tiện hoặc đại tiện dưới 3 lần trong một tuần và có thể có từng cơn đau quặn bụng, phân rắn màu đen và hay vón cục (dân dã gọi là cứt sắt), muốn đại tiện được thì phải rặn mạnh đến nỗi có lúc bật cả máu tươi, ở một số người có biểu hiện là khi đại tiện rồi mà vẫn cứ cảm giác vẫn còn phân trong ruột. Tuy chỉ là triệu chứng nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nhưng táo bón gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân.

3. Cách phòng bệnh

Táo bón cần quyết tâm điều trị để tránh gây phiền phức trong cuộc sống, đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống và lối sống khoa học, thường xuyên vận động, tập thể dục. Đối với trẻ bị táo bón nên điều trị sớm, tránh gây biến chứng sau này. Điều trị táo bón trẻ em là một quá trình lâu dài, toàn diện, đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ, sự phối hợp của gia đình với bác sĩ nhi khoa và bác sĩ dinh dưỡng.

Chế độ ăn uống

- Nên ăn nhiều các thức ăn chứa nhiều chất xơ (xenlulose như các loại rau và hoa quả tươi, các loại măng... Chất xơ không hòa tan (có trong rau cải, trái cây...) làm phân xốp, giảm rủi ro phát triển bệnh táo bón. Bổ sung nhiều rau, củ quả để tăng cường chất xơ do chất xơ trong thực phẩm làm khối lượng phân tăng lên đáng kể sẽ kích thích vận động đường ruột, lại có thể bảo lưu thủy phân, tránh phân quá khô. 

- Nên uống đủ nước uống 2 lít/ngày, giúp cho làm mềm phân

- Ăn một số loại thức ăn có tác dụng nhuận tràng như mật ong, vừng, hạch đào, bơ, sữa trâu, sữa bò, - Khi đun nấu món ăn, có thể cho tăng một chút dầu ăn, như dầu đậu, dầu hạt cải, dầu vừng, dầu lạc...

- Ăn một số thức ăn chứa vitamin nhóm B một cách thích hợp như các loại đậu, lương thực thô, khoai lang, khoai tây, đu đủ... thúc đẩy nhu động ruột. Một số loại hoa quả khác như củ cải, cải thảo, bầu và giá đỗ cũng giúp trị táo bón. Ngoài ra quả mơ cũng giúp trị táo bón.

- Kiêng các thức ăn loại kích thích như rượu mạnh, trà đặc, cà phê, hẹ, tỏi, ớt, ít ăn các thức ăn tanh mặn vị đậm.

- Uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Điều này giúp cho cơ thể sẽ dễ dàng bài tiết ra những chất cặn bã để tiết ra bên ngoài vào sáng hôm sau. Trong trường hợp bị táo bón nặng hãy hòa thêm 2 thìa cà phê thầu dầu vào trong cốc sữa.

- Uống 1 lít nước ấm và đi bộ khoảng vài phút ngay lập tức sau khi thức dậy vào buổi sáng. Mỗi ngày vào buổi sáng sớm khi tỉnh dậy, uống một cốc nước ấm lúc bụng đói..

- Uống nước chanh pha lẫn với nước ấm từ 2-3 lần/ngày. Ngoài ra nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa..

- Ăn chuối tiêu một quả mỗi ngày ăn một lần.

- Chi ăn khi đói, không nên ăn thành nhiều bữa và mỗi bữa ăn nên cách nhau 4 tiếng. Không nên ăn quá nhiều loại thức ăn trong một bữa ăn.

- Nên hạn chế và tránh ăn những đồ ăn khô như đậu tương, lạc…

Chế độ sinh hoạt

- Luyện tập đều đặn. Việc luyện tập chính là phương thuốc hữu hiệu giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón. 

- Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ cũng chính là một trong số những thủ phạm gây nên căn bệnh táo bón. Chính vì thế nếu không muốn bị chứng táo bón hoành hành mỗi ngày cần ngủ đủ giấc trong vòng khoảng 8 tiếng/ngày.

- Cần chú ý đi đại tiện kịp thời, không nên nhịn lâu để đề phòng táo bón.

4. Điều trị bệnh theo Tây y

Các thuốc điều trị táo bón được chia ra các loại sau:

- Thuốc trị táo bón tạo khối (igol, metamucil).

- Thuốc trị táo bón thẩm thấu (sorbitol, forlax, lactitol): chứa các muối vô cơ, đường. Khi uống vào, thuốc giữ nước trong lòng ruột giúp thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.

- Các thuốc làm mềm phân (docusat) giúp nước thấm vào khối phân, làm phân mềm và dễ di chuyển hơn.

- Các thuốc bôi trơn (norgalax, microlax) dùng bơm hậu môn

- Thuốc trị táo bón kích thích (bisacodyl, cascara), tác động trực tiếp lên thần kinh chức năng vận động bài tiết của ruột, gây có bóp các cơ thành ruột tạo nhu động ruột đầy phân ra ngoài.
Tuy nhiên, không nên sử dụng bất kỳ một loại thuốc chữa táo bón nào kéo dài quá 8-10 ngày, các thuốc trên có nhiều tác dụng phụ, dùng lâu có thể gây biến chứng cho đường ruột, có hại cho gan, thận và đặc biệt nó không giải quyết được gốc rễ của bệnh.

Hiện nay có thể kết hợp phương pháp ăn uống và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ để điều trị táo bón, đặc biệt cho bệnh nhân mắc táo bón mạn tính (mắc đi mắc lại nhiều lần): Người bệnh vẫn cần phải có chế độ ăn uống đảm bảo đủ nước và đủ chất xơ, tập luyện vận động hằng ngày. Ngoài ra, kết hợp sản phẩm hỗ trợ giúp cải thiện hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, kích thích miễn dịch hệ tiêu hóa, các yếu tố khác nhằm ổn định hệ tiêu hóa, bên cạnh việc bổ xung các chất xơ tự nhiên - inulin. Đảm bảo các yếu tố trên thì hạn chế được khả năng mắc táo bón trở lại.

5. Điều trị bệnh bằng thảo dược theo kinh nghiệm dân gian

-  Dầu vừng uống mỗi lần 20-30ml, ngày 1-2 lần

- Rau dừa nước 20g, rau sam 20g, rau rệu 20g, rau khoai lang 20g, rau má 40g. Các thứ trên đem sắc đặc lấy nước uống hằng ngày đến khi khỏi thì thôi.

- Thần cây vừng đen 120g, đem cắt nhỏ, sắc lấy nước, cho thêm mật ong cho ngọt vừa uống
 
- Dâu tươi 20g, ép lấy nước uống ngày 2 lần.

- Bồ kết 3g, nghiền thành bột, rồi nhét vào hậu môn cho dễ đi ngoài.

- Mật ong 20m, nước sôi 120ml. Hòa mật ong vào nước rồi rồi quấy đều uống hết một lần, ngày 1 lần. 

- Ăn cơm gạo lứt với muối vừng, nhai thật kỹ lạ biến pháp hiệu nghiệm nhất, không cần dùng thuốc khác.

- Vỏ đậu tương 120g, sắc lên uống chia làm 3 lần uống trong ngày.

- Lá khoai lang 500g dầu lạc 15g, lá khoai lang rửa sạch, cho dầu lạc vào xào chín, nêm thêm vài hạt muối ăn. Nếu người nào hay bị táo bón hoặc nhiều ngày mới đi ngoài 1 lần, có thể dùng bài thuốc này thường xuyên sẽ có hiệu quả.

- Nấm 120g, muối 3g. Đem nấu chín rồi cho muối vào ăn, ăn hét 1 lần.

- Sữa đậu nành 130ml, mật ong 10ml. Sữa đậu nành trộn với mật ong, đun sôi rồi uống hết 1 lần, ngày 1-2 lần.

- Khoai tây 100g gọt vỏ, giã nhỏ vắt lấy nước chia làm 2 lần uống trước khi ăn.

- Hoa đào 6g đem nghiền thành bột, uống với nước pha ấm.

- Chuối 500g, vừng đen 30g, vừng rang chín dậy mùi thơm, chấm chuối với vùng ăn, ngày ăn 3 lần.

- Cải xanh 200g rửa sạch, nấu chín, lấy nước uống có thể ăn cả rau cải. Ngày 1-2 lần.

- Rau cải trắng 30g, dầu vừng 10g, gạo 50g. Gạo vo sạch, ninh như thành cháo. Rau cải rửa sạch, thái nhỏ cho vào cháo nấu tiếp, nêm gia vị, dầu vừng và quấy đều, chia làm 2 lần, ăn trong ngày.

- Nhục thung dung 0,3g rửa sạch, thái nhỏ, gạo 50g. Tất cả mang nấu cháo, cháo chín cho hành, ăn lúc đói.

- Gừng già to, dùng giấy bọc lại nướng cho nóng, bôi dầu vừng rồi nhét vào hậu môn, chỉ nửa ngày hay 1 ngày, đại tiện sẽ thông.

- Củ tỏi nướng chín bỏ vỏ, quán bóng nhét vào hậu môn

- Lá tre (khá nhiều) cho vào nồi đun nước sôi to lên, cho thêm một năm bột phèn xanh, đồ ra thùng gỗ để xông.

- Cho bột vào quả táo to đã bỏ hạt, rồi bọc ngoài bột mỳ dùng lửa đốt cho chín, tán thành bột uống với canh.

Xin mời các anh chị xem video bên dưới để hiểu rõ hơn!


 
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng