Suy nhược cơ thể là một tình trạng thường xảy ra ở người cao tuổi, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu suy nhược và áp dụng các biện pháp cải thiện kịp thời là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, CLB100 sẽ chia sẻ những dấu hiệu suy nhược cơ thể ở người già, đồng thời đưa ra các biện pháp giải quyết hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi để trang bị cho mình kiến thức cần thiết để biết cách chăm sóc sức khỏe người già tốt nhất nhé.
Tìm hiểu về tình trạng suy nhược cơ thể ở người già
Mặc dù suy nhược có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng người cao tuổi là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Khi tuổi tác tăng lên, quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng, gây ra sự suy giảm chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, do chế độ ăn uống không đủ chất cũng như có lối sinh hoạt lười vận động làm cho sức khỏe dần suy giảm một cách nghiêm trọng.
Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nhẹ thì bị ngã, nặng có thể làm liệt người, mắc các bệnh mãn tính hay thậm chí là đột quỵ đột ngột dẫn đến tử vong. Việc nhận biết và hiểu rõ về suy nhược cơ thể ở người già là rất quan trọng để có thể đưa ra những biện pháp cải thiện sức khỏe hiệu quả.
Một số dấu hiệu của suy nhược cơ thể ở người già
Một số dấu hiệu chính của suy nhược cơ thể ở người cao tuổi mà bạn có thể quan sát được đó là:
- Cảm thấy luôn mệt mỏi, suy yếu ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Khó khăn trong việc hoàn thành các hoạt động thường ngày như khi đứng dậy từ ghế, leo cầu thang.
- Thường xuyên cảm thấy hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, ù tai, khó thở,...
- Bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa, thường xuyên bị đầy hơi, táo bón,khó tiêu.
- Ăn uống không ngon miệng, không thèm ăn, bỏ bữa, cân nặng bị sụt không kiểm soát.
- Thường hay mất ngủ, khó ngủ, dễ bị bị thức giấc giữa đêm, thức dậy rất sớm nhưng không thể ngủ lại.
- Khó tập trung, bị đãng trí, hay quên…
- Tâm trạng thay đổi thất thường, tinh thần mệt mỏi hay bị stress…
Phương pháp giúp cải thiện suy nhược cơ thể ở người già
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người già. Để cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể thì người già cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt như:
Cần ngủ đủ giấc, mỗi ngày nên người cao tuổi nên ngủ từ 7 đến 8 giờ. Các bài tập. Để dễ ngủ hơn bạn hãy ngồi thiền, cầu nguyên cho tâm trí bình an, thư giãn hơn. Nếu khó ngủ hơn thì có thể sử dụng thêm các loại trà có tác dụng an thần như trà lá sen, trà tim sen, ...
Nên áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn những loại thực phẩm có trong câu số 3 và nên ăn những loại thực phẩm có trong câu số 5 trong sách 33 câu hỏi thực dưỡng.
Mỗi ngày, người lớn tuổi nên cố gắng vận động ít nhất 30 phút. Vì khi nằm hay ngồi quá lâu cũng là một trong những nguyên nhân chính gây suy nhược cơ thể kéo dài.
Nếu sống gần biển, thì ông bà nên hít thở không khí biển, tắm cát biển, đi chân trần trên cát biển. Đây là những cách giúp cơ thể lặp lại quân bình để duy trì trạng thái quân bình của cơ thể, mạnh khỏe hơn.
Nâng cao sức khỏe tinh thần, sống tích cực hơn
Sức khỏe con người thường sẽ ảnh hưởng từ 2 yếu tố đó chính là thể chất và tinh thần, cả 2 yếu tố này sẽ tác động qua lại. Một người khỏe mạnh, không bị suy nhược là một người có sức khỏe thể chất tốt và đời sống tinh thần viên mãn.
Chính vì lý do này nên những người cao tuổi bị suy nhược cơ thể cần cải thiện đời sống tinh thần bằng một số cách như: trò chuyện cùng con cháu, tham gia và các câu lạc bộ dưỡng sinh, đi du lịch, đi thăm hàng xóm, họ hàng, làm những việc mình thích để tâm trạng thoải mái hơn. Khi tâm trạng người già thoải mái thì ông bà sẽ ăn ngon hơn, ngủ ngon hơn, từ đó sẽ cải thiện rất tốt bệnh suy nhược cơ thể.
Sử dụng thực phẩm trợ phương hỗ trợ sức khỏe
Khi đến tuổi già, sức khỏe bị suy giảm, để giúp hỗ trợ cải thiện suy nhược cơ thể thì ngoài những cách bên trên, người cao tuổi nên sử dụng thêm thực phẩm hỗ trợ sức khỏe. Một trong những loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe tốt nhất hiện nay đó chính là sử dụng Immune Reviver. Sản phẩm này là loại thảo dược của Úc, được sản xuất bởi G&W Aust để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp dưỡng chất nâng cao sức khỏe vô cùng cần thiết cho mọi người, đặc biệt là người già yếu và người đang bệnh.
Immune Reviver được điều chế từ tinh chất của hơn 18 loại thảo dược quý như: Đông Trùng Hạ Thảo, thân nấm Linh Chi, Sâm Hoa Kỳ, Sơn Tra, Ngân Nhĩ, Nữ Trinh Tử,...với sự kết hợp giữa các thành phần quý vừa bồi bổ cơ thể mà không làm mất quân bình âm dương hỗ trợ phục hồi sức khỏe tốt nhất cho cơ thể.
Ngoài công dụng hỗ trợ giảm suy nhược cơ thể ở người già thì Immune Reviver còn có rất nhiều những công dụng khác như:
- Hỗ trợ cải thiện và duy trì chức năng của hệ tiêu hóa.
- Hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho những người bị suy nhược sau thời gian điều trị bệnh kéo dài.
- Tăng cường sức khỏe tổng quát, cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người già.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính ở người già như: tiểu đường, huyết áp, thấp khớp, máu nhiễm mỡ,...
Liều lượng sử dụng: Nếu ông bà suy suy nhược cơ thể có sức khỏe kém thì mỗi ngày nên uống 3 lần, mỗi lần từ 2 đến 3 viên. Uống sau khi đã ăn no. Nếu đang uống thuốc tây thì ông bà có thể dùng thuốc tây trước, 1.5 tiếng sau hãy uống Immune Reviver.
Lưu ý: Liều lượng sử dụng Immune Reviver bên trên chỉ mang tính chất tham khảo vì mỗi người có mỗi tình trạng suy nhược khác nhau nên sẽ có liều lượng uống khác nhau. Để được tư vấn rõ hơn, vui lòng liên hệ ngay đến hotline của CLB100 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Như vậy, từ những thông tin bên trên clb100.com cũng đã cung cấp thông tin cần thiết về những dấu hiệu suy nhược cơ thể ở người già và biện pháp cải thiện tình trạng này. Song song với việc cải thiện chế độ sinh hoạt, cải thiện đời sống tinh thần thì người già nên sử dụng thêm Immune Reviver để quá trình hồi phục được nhanh hơn. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn được hỗ trợ trực tiếp thì hãy cứ liên hệ ngay với CLB100 nhé.
Xem thêm:
=> Bệnh béo phì - Nguyên nhân, tác hại, cách giảm cân hiệu quả
=> Làm sao để khôi phục hệ thần kinh khi mắc bệnh chậm phát triển (có video)
=> Vì sao người ăn thực dưỡng thường bị gầy? (có video)