090 66 55 044 0

Hệ tiêu hóa

Đường ruột bẩn - Nguyên ngân của hàng loạt bệnh mãn tính!

Bệnh học theo Tây y

Hệ tiêu hóa

  • Ngày đăng11/04/2025
  • 171Lượt xem
  • Nguồn tinclb100.com
Đường ruột bẩn là tình trạng đường ruột chứa nhiều độc tố, chất cặn bã, vi khuẩn có hại và mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Khi đường ruột bị bẩn, các cơ quan tiêu hóa không thể hoạt động trơn tru, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.
Trong cuộc sống hiện đại, thói quen ăn uống thiếu khoa học, thực phẩm chứa nhiều hóa chất, thực phẩm chế biến sẵn, thiếu chất xơ và nước khiến đường ruột bị quá tải, trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại phát triển. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, ban đầu gây rối loạn tiêu hóa, lâu dài sẽ gây ra các bệnh mãn tính nguy hiểm.

Nguyên nhân khiến đường ruột bẩn

Chế độ ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân chính dẫn đến đường ruột bẩn. Nhất là khi:

Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, dầu mỡ, đường tinh luyện

Thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, đồ hộp, mì gói, thức ăn nhanh chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia hóa học, chất béo xấu và đường tinh luyện. Khi tiêu thụ quá mức, những chất này không được cơ thể hấp thụ hoàn toàn mà tích tụ lại trong ruột, gây ra viêm nhiễm, táo bón và rối loạn hệ vi sinh.

Chế độ ăn thiếu chất xơ từ rau củ và trái cây

Chất xơ đóng vai trò như một cây chổi giúp quét sạch chất cặn bã bám vào thành ruột. Khi cơ thể không được cung cấp đủ chất xơ, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém hiệu quả, dễ gây táo bón và tích tụ độc tố lâu dài.
Nguyên nhân khiến đường ruột bẩn

Ăn quá nhiều thịt đỏ

Thịt đỏ (bò, lợn, cừu) khi tiêu hóa tạo ra nhiều chất thải chứa amoniac và các hợp chất nitrosamine, làm tăng gánh nặng cho ruột già. Nếu không được đào thải kịp thời, những hợp chất này có thể gây viêm nhiễm và làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.

Sử dụng quá nhiều đường trắng và chất tạo ngọt nhân tạo

Đường trắng nuôi dưỡng vi khuẩn có hại trong đường ruột, gây mất cân bằng hệ vi sinh. Ngoài ra, các chất tạo ngọt nhân tạo trong đồ uống có gas, kẹo, bánh ngọt cũng làm suy giảm vi khuẩn có lợi, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, nếu bạn có tinh thần mệt mỏi, căng thẳng kéo dài cũng ảnh hưởng tiêu cực để hệ thần kinh ruột, chúng làm cho hệ thống hoạt động đường ruột bị rối loạn, làm chậm nhu động ruột. Khi bị stress kéo dài, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone cortisol, làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến triệu chứng về đường ruột như táo bón, đầy hơi, chướng bụng…
Hơn nữa, một lối sống ít vận động làm cho hệ tiêu hoá chậm làm việc, phân tích tụ lâu hơn trong ruột, và dễ gây táo bón và lên men độc tố. Những người ngồi nhiều, ít di chuyển như nhân viên văn phòng thường có đường ruột bẩn, dẫn đến mắc nhiều bệnh về rối loạn tiêu hoá, trào ngược và viêm đại tràng. 
Ngoài ra các thói quen như nhịn đi vệ sinh, lạm dụng thuốc tây, thuốc kháng sinh, dùng nhiều chất kích thích,... sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, lượng chất độc tăng cao.
Đường ruột bẩn không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn làm suy giảm sức khỏe toàn diện, gây ra hàng loạt bệnh mãn tính nguy hiểm.

Đường ruột bẩn ảnh hưởng gì đến sức khoẻ?

Hệ tiêu hóa, đặc biệt là đường ruột, không chỉ có vai trò hấp thụ dinh dưỡng mà còn liên quan mật thiết đến hệ miễn dịch, trao đổi chất và thậm chí cả tinh thần. Khi đường ruột bẩn nó có thể gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà nhiều người không ngờ tới.

Gây táo bón và rối loạn tiêu hoá 

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của đường ruột bẩn là táo bón kéo dài. Khi chất thải không được đào thải đúng cách, nó sẽ tích tụ lại trong ruột, làm cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng và tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại phát triển.
Hệ vi sinh đường ruột bao gồm hàng tỷ vi khuẩn có lợi và có hại cùng tồn tại. Khi đường ruột quá bận sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có hại nhân lên nhanh chóng, làm suy giảm vi khuẩn có lợi từ đó gây mất cân bằng vi sinh đường ruột.
Tuy nhiên có một số người có thể bị tiêu chảy mãn tính, do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, khiến hệ tiêu hóa trở nên yếu ớt, không thể hấp thụ dưỡng chất một cách hiệu quả.
Đường ruột bẩn gây táo bón và rối loạn tiêu hoá

Gây viêm nhiễm đường ruột, tăng nguy cơ ung thư đại tràng

Khi đường ruột bẩn, lớp niêm mạc ruột dễ bị vi khuẩn có hại tấn công, gây viêm nhiễm mãn tính. Nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích (IBS), viêm đại tràng mãn tính và nghiêm trọng hơn là ung thư đại tràng.
Các triệu chứng cảnh báo sớm: đau bụng âm ỉ hoặc quặn thắt, rối loạn tiêu hoá liên tục, phân có chất nhầy, máu hoặc có mùi hôi bất thường. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư đại tràng là loại ung thư phổ biến thứ ba trên thế giới, và phần lớn các trường hợp đều liên quan đến chế độ ăn uống kém lành mạnh và tình trạng đường ruột bẩn kéo dài.

Tích tụ độc tố, gây hại cho gan và thận

Đường ruột bẩn khiến chất thải bị giữ lại lâu ngày, dẫn đến việc độc tố bị hấp thụ ngược vào máu, gây áp lực lên gan và thận. Hai cơ quan này vốn có nhiệm vụ lọc độc tố, nhưng khi lượng độc tố quá lớn, chúng phải làm việc quá tải, dẫn đến suy giảm chức năng. 
Hậu quả là gan bị tổn thương, dễ mắc các bệnh như gan nhiễm mỡ, viêm gan. Trong khi đó thần dần suy yếu, làm tăng nguy cơ sỏi thận, suy thận
Khi gan và thận không hoạt động hiệu quả, các triệu chứng như mệt mỏi, da xỉn màu, nổi mụn, đau lưng sẽ xuất hiện, báo hiệu cơ thể đang bị nhiễm độc từ bên trong.
Tích tụ độc tố, gây hại cho thận

Gây suy giảm miễn dịch, dễ mắc bệnh

Hệ miễn dịch của cơ thể có đến 70% nằm trong đường ruột. Đường ruột sạch và khỏe mạnh giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Tuy nhiên, khi đường ruột bẩn, hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu nghiêm trọng. 
Những người có hệ vi sinh đường ruột bẩn sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn gấp 2 - 3 lần so với người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Họ thường dễ bị cảm cúm, mắc bệnh dị ứng, viêm nhiễm, đau nhức xương khớp, lupus,...

Gây căng thẳng, lo âu, trầm cảm

Ít ai biết rằng não bộ và đường ruột có mối liên kết chặt chẽ qua hệ trục não - ruột. Khi hệ thần kinh có vấn đề thì đường ruột cũng ảnh hưởng theo, và ngược lại nếu đường ruột bẩn thì ta cũng dễ mắc các bệnh về não.
Đường ruột bẩn, vi khuẩn có hại sẽ tạo ra các chất gây viêm, làm giảm sản xuất serotonin – hormone hạnh phúc. Điều này khiến tâm trạng của chúng ta trở nên tồi tệ, dễ lo âu và thậm chí dẫn đến trầm cảm.
Theo nghiên cứu của Đại học California, hơn 90% serotonin – chất dẫn truyền thần kinh quan trọng giúp điều chỉnh tâm trạng – được sản xuất trong đường ruột. Khi hệ tiêu hóa không khỏe, tâm trạng cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Cho nên đường ruột bẩn cũng sẽ là nguyên nhân gây ra hàng loạt bệnh về não bộ.

Làm thế nào để lọc sạch tình trạng đường ruột bẩn?

Phần lớn các bệnh tật xuất hiện đều bắt nguồn từ đường ruột bẩn. Khi một hệ thống dinh dưỡng nuôi cơ thể chứa nhiều độc tố thì mọi cơ quan hoạt động đều trở nên suy yếu và cơ thể dễ mất quân bình. Do đó, nếu muốn khoẻ mạnh, việc đầu tiên cần phải làm đó là thanh lọc đường ruột. Dưới đây là một số cách thanh lọc cơ thể tự nhiên cực hiệu quả theo phương pháp thực dưỡng:

Thay đổi chế độ ăn theo thực dưỡng

Chế độ ăn thực dưỡng không chỉ giúp thanh lọc đường ruột mà còn cân bằng âm dương, hỗ trợ tiêu hóa và đào thải độc tố. Để làm sạch đường ruột hiệu quả, bạn nên:
  • Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, giúp cơ thể quân bình 
  • Gạo lứt, kê, yến mạch giúp kích thích nhu động ruột
  • Rau xanh lá, củ quả tươi giúp thải độc tự nhiên
  • Rong biển (Kombu, Wakame) giúp hấp thụ kim loại nặng và loại bỏ độc tố
  • Hạn chế thực phẩm gây tắc nghẽn đường ruột
  • Tránh đường trắng, thực phẩm chế biến sẵn, dầu chiên
  • Hạn chế thịt đỏ, sữa động vật, vì khó tiêu hóa và làm chậm quá trình đào thải
Để áp dụng đúng chế độ ăn thực dưỡng, bạn nên ăn theo những thực phẩm quân bình trong câu số 5, và tránh ăn những thực phẩm làm mất quân bình trong câu số 3 theo quyển sách 33 câu hỏi đáp thực dưỡng của lương y Trần Ngọc Tài.

Thay đổi chế độ ăn theo thực dưỡng

Ăn uống đúng giờ, nhai kỹ

Nhai chậm giúp thức ăn được nghiền nát hoàn toàn, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa
Tránh ăn tối muộn để đường ruột có thời gian nghỉ ngơi và tự làm sạch

Bổ sung men tiêu hoá lợi khuẩn

Hệ vi sinh trong đường ruột đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Khi đường ruột bẩn, vi khuẩn có hại phát triển quá mức, gây mất cân bằng hệ vi sinh.

Uống trà bình minh làm sạch đường ruột

Vào buổi sáng sớm, sau một đêm dài nghỉ ngơi, cơ thể bắt đầu bước vào chu kỳ thải độc tự nhiên. Đây là thời điểm đường ruột còn “trống rỗng” và dễ bị kích thích. Uống một ly trà bình minh khoảng 30 phút trước bữa ăn sáng sẽ giúp kích hoạt nhu động ruột, cân bằng dịch vị dạ dày và giảm tình trạng rối loạn tiêu hoá. Đây là một thức uống dương được các chuyên gia thực dưỡng khuyến khích dùng mỗi ngày, đặc biệt những ai gặp các vấn đề tiêu hoá, mất quân bình âm dương.
Uống trà bình minh làm sạch đường ruột

Thói quen sinh hoạt lành mạnh

Bên cạnh chế độ ăn và bổ sung lợi khuẩn, duy trì những thói quen tốt sẽ giúp đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.
  • Uống vừa đủ nước, uống khi thấy khát.
  • Vận động thường xuyên: Đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga, thiền giúp kích thích nhu động ruột. Ngoài ra, Tập thể dục giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
  • Ngồi thiền, cầu nguyện giúp giảm căng thẳng, ngủ đủ giấc giúp hệ tiêu hóa có thời gian tái tạo và tự phục hồi
  • Ngoài ra, hãy nên thực hiện các hoặt động như tắm năng, tắm cát biển, hít thở không khí biển mỗi khi có thời gian rảnh để thải độc cơ thể hiệu quả hơn, giúp quá trình trao đổi chất tốt hơn
Đường ruột bẩn là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng lại bị nhiều người xem nhẹ. Khi hệ tiêu hóa bị quá tải bởi độc tố, vi khuẩn có hại và chất cặn bã, cơ thể sẽ suy yếu, dễ mắc bệnh và lão hóa nhanh chóng. Vì vậy, việc duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh thông qua chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh và thường xuyên làm sạch đường ruột là điều vô cùng cần thiết.
Hãy lắng nghe cơ thể, thay đổi thói quen ăn uống, bổ sung thực phẩm có lợi để đường ruột luôn sạch sẽ và hoạt động hiệu quả. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh chính là nền tảng vững chắc cho một cuộc sống tràn đầy năng lượng và sức khỏe bền vững!
Xem thêm:
=> Nên ăn uống như thế nào khi đã bị cắt bỏ dạ dày? (có video)

=> Táo bón, khó tiêu ở người lớn tuổi thì nên làm gì? (có video)
=> Đi vệ sinh khó khăn sau khi mổ ruột thừa thì nên làm gì? (có video)
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng