090 66 55 044 0

Bệnh hệ tiêu hóa

Tiêu chảy

Bệnh học theo âm dương

Bệnh hệ tiêu hóa

  • Ngày đăng12/12/2024
  • 661Lượt xem
  • Nguồn tinclb100.com

1.Nguyên nhân

Đứng về mặt lâm sàng ta chia tiêu chảy làm hai loại: tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn tính. Đối với tiêu chảy cấp, các nguyên nhân thường rõ ràng, dễ phát hiện:

a. Nhiễm khuẩn

Các loại vi khuẩn đường ruột như: Phấy khuẩn tả, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phó thường hàn, tụ cầu khuẩn, một số virus đường ruột nói chung đều gây tiêu chảy kèm theo hội chứng nhiễm khuẩn, muốn chẩn đoán cần lấy phân. Các loại ký sinh vật đường ruột, nhất là amip, cũng có thể gây tiêu chảy cấp. Các bệnh nhiễm khuẩn khác cũng có thể gây tiêu chảy như cúm, sốt rét, viêm tai xương chũm.

b. Nhiễm độc
  • Thủy ngân: tiêu chảy kèm theo dấu hiệu viêm thận
  • Asen: tiêu chảy, nổi mẩn và chảy máu ngoài da.
  • Nấm độc: Dễ chẩn đoán vì người bệnh tự khai.
  • Tình trạng toan máu hoặc urê máu cao: tiêu chảy là phản ứng của cơ thể nhằm phải trừ urê qua đường tiêu hóa.
c. Các nguyên nhân khác
  • Do dị ứng: Đối với những thức ăn gây dị ứng.
  • Do thuốc: Do không chịu được thuốc, hoặc uống thuốc quá nhiều (Nasunfat, Mg sunfat...).
d. Do nhiễm khuẩn và ký sinh vật
  • Lao đại tiểu tràng. Thường xuất hiện sau lao phổi, có dấu hiệu nhiễm lao, đồng thời đau bụng, đại tiện nhiều lần phân nhão, ít khi lỏng. Xác định bằng cấy phân và chụp X quang ruột.
  • Viêm đại tiểu tràng mạn tính: Đau bụng, phân lúc lỏng, lúc táo phân lẫn máu và nhớt. Tiêu chảy do giun mỏ, sán Lambli soi thấy trong phân.
e. Do rối loạn quá trình tiêu hóa và hấp thụ

Thiếu dịch dạ dày sau cắt đoạn dạ dày: Phân nhão, sống và có mùi chua, thử dịch dạ dày lượng HCl rất thấp.
 
Thiếu dịch tụy (viêm tụy mạn tính): Phân rất nhiều, bóng, láng mỡ soi kính còn nhiều hạt mỡ và thớ cơ trong phân

Thiếu mật (tắc mật, xơ gan): Phân nhạt màu, có mỡ. Thiếu men tiêu hóa ở ruột non: Sau phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột non, lỗ rò của ruột non.

Thiếu vi khuẩn phân giải xenluloza thường do dùng nhiều kháng sinh loại tác dụng rộng (biomyxin, tetraxylin...) diệt hết vi khuẩn hoặc sau cắt bỏ đại tràng.

f. Những bệnh có tổn thương thực thế

Ung thư tiểu tràng, đại tràng: Xác định bằng X quang. Pôlip đại tràng: Xác định bằng soi và chụp X quang. Viêm trực tràng đại tràng chảy máu và loét. Bệnh viêm cuối hồi tràng (Crohn): Xác định bằng X quang. Bệnh Sprue Whipple rất hiếm gặp.

g. Những nguyên nhân khác

Rối loạn nội tiết: Basedow, suy thượng thận. Rối loạn thần kinh, tâm thần. Tiêu chảy là một triệu chứng do rất nhiều nguyên nhân gây nên, nó là kết quả của sự rối loạn các quá trình tiết dịch, co bóp, tiêu hóa và hấp thụ. Tiêu chảy cấp tính nguyên nhân thường do nhiễm khuẩn và hậu quả thường dẫn đến tình trạng mất nước, trụy tim mạch, cần hết sức chú ý. Tiêu chảy mạn tính do rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên, đòi hỏi phải thăm khám kỹ lưỡng, làm xét nghiệm phối hợp để chẩn đoán. Hậu quả của tiêu chảy mạn tính thường dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng toàn thân.

2. Cơ chế của bệnh tiêu chảy

Do tăng tiết dịch: Khi sự tiết dịch tăng nhiều, vượt quá khả năng hấp thụ có thể gây nên tiêu chảy. Các yếu tố kích thích như nhiễm khuẩn, nhiễm độc thường gây nên tăng tiết dịch và đó là phản xạ tự vệ nhằm loại trừ kích thích ra ngoài.

Do tăng nhu động ruột: Tiêu chảy có thể là hậu quả của việc tăng nhu động co bóp, bởi vì tăng co bóp làm cho thức ăn qua ruột nhanh chóng không kịp tiêu hóa và hấp thụ. Các kích thích nhiễm khuẩn, nhiễm độc và rối loạn tâm thần thần kinh làm tăng cơ bóp.

Tiêu hóa kém: Khi tác dụng của các dịch tiêu hóa, các men, vi khuẩn giảm đi, thức ăn được hấp thụ sẽ kém đi và hậu quả dẫn đến tiêu chảy. Tiêu hóa kém có thể do: Thiếu dịch tiêu hóa, cắt dạ dày, ruột. Thiếu men, viêm tụy, tắc mật... Thiếu vi khuẩn (dùng quá nhiều kháng sinh diệt hết vi khuẩn cộng sinh ở ruột...). Tiêu hóa kém còn có thể do thức ăn được chuyến đi quá nhanh chưa kịp tiêu hóa (tăng nhu động) và ta gọi là sự thiếu thời gian tiêu hóa.

Hấp thụ kém: Tiêu chảy có thể là hậu quả của thức ăn được hấp thụ ít hoặc không được hấp thu. Kém hấp thụ có thể duy thành của ruột bị tổn thương (viêm, ung thư). Hoặc là hậu quả quá trình trên (tăng tiết dịch,tăng nhu động, tiêu hóa kém). Trên đây là cơ chế sinh bệnh của tiêu chảy, có rất nhiều nguyên nhân tác động lên các cơ chế đó, muốn tìm hiểu ta cần phải tiến hành hỏi bệnh, thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

3. Triệu chứng

Hoàn cảnh xuất hiện của tiêu chảy. Rất quan trọng khi nguyên nhân là nhiễm khuẩn, nhiễm độc, dùng thuốc hoặc sau phẫu thuộc về tiêu hóa...

Bắt đầu bị tiêu chảy: Đột ngột hay từ từ

Số lần đại tiện: Ỉa chảy cấp có khi tới hàng trăm lần trong ngày. Ỉa chảy mạn tính thường ít lần hơn. Về tính chất của phân: Cần kết hợp chặt chẽ giữa hỏi và với xét nghiệm trực tiếp phân.

Các rối loạn khác về tiêu hóa và toàn thân

Buồn nôn, nôn. Đau bụng, đau quặn, đau hậu môn, mót vận. Ăn kém, sợ mỡ. Sốt. Các biểu hiện về nhiễm khuẩn, nhiễm độc, suy nhược... Khát nước, khô miệng và niêm mạc. Mắt sâu, da nhăn nheo. chân tay lạnh. Đái ít rồi không đái, sẽ gây tình trạng urê máu cao. Chuột rút do thiếu canxi (Ca), toan máu do thiếu natri (Na), rối loạn nhịp tim do thiếu kali (K). Nếu tình trạng mất nước trầm trọng hơn sẽ dẫn tới:

Hội chứng truy tim mạch: Vã mồ hôi, lạnh chân tay. Mạch nhỏ và nhanh. Huyết áp hạ có khi không còn. Cần được xử trí kịp thời, nếu không thường dẫn tới tử vong. Các hội chứng suy dinh dưỡng thiếu máu, thiếu vitamin: Thường là hậu quả của các loại tiêu chảy mạn tính. Gầy rất nhiều, có thể phù. Da khô hay bong vảy. Lông tóc rụng nhiều...

4. Cách phòng bệnh

- Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, gỏi cá hải sản, mắm tôm…
- Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, sạch sẽ trước khi ăn, khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh;
- Bảo vệ nguồn nước sạch, sử dụng nước sạch để nấu ăn (nếu không có nước máy phải dùng cloramin B để khử khuẩn). Lưu ý: Bệnh tiêu chảy rất hay lây. Người bị tiêu chảy không nên nấu nướng vì vi trùng, vi khuẩn hoặc chất độc có thể bám vào thức ăn, gây truyền nhiễm cho người khác.
Ngoài ra, bạn cần đặc biệt lưu ý, nếu đã thử nhiều cách mà chứng bệnh tiêu chảy không có xu hướng thuyên giảm, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để kịp thời được điều trị trước khi quá muộn.

5. Điều trị tiêu chảy cấp (TCC) bao gồm

5.1. Bồi phục dịch và chất điện giải

- Bệnh nhân không có biểu hiện mất nước uống nhiều nước (nước trái cây, chanh muối), ăn cháo loãng
- Bệnh nhân có biểu hiện mất nước (bệnh nhân có cảm giác khát nước, hốc mắt lõm, dấu véo da rõ): truyền dịch Ringer lactate 50-200ml/kg/24 giờ.
- Có thể uống dung dịch (Oresol…)
- Tự pha chế theo công thức: 1/2 muỗng muối (3,5g) + 1 muỗng thuốc tiêu mặn (2,5g) + 8 muỗng đường + 1 lít nước nấu chín

5.2. Chế độ ăn, uống

- Nên uống trà, nước trái cây, nước chanh muối, ăn khoai tây, cháo loãng.
- Tránh: uống cà phê, rượu, bia
- Không uống sữa hoặc các chế phẩm từ sữa do tình trạng không dung nạp Lactose (lúc bệnh và trong 7 ngày sau khi khỏi bệnh).

5.3. Thuốc

- Diosmectite (Smecta): Tác dụng bao phủ niêm mạc ruột, hấp phụ các độc tố giúp giảm số lần đi tiêu và rút ngắn thời gian hồi phục. Dùng được cho mọi lứa tuổi và không có chống chỉ định
- Loperamide, DiphenÔxylate: Giảm nhu động ruột và giảm số lần đi tiêu. Không dùng trong trường hợp đi tiêu phân lẫn màu và sốt vì có thể gây dãn ruột, kích thích xuất hiện hội chứng tăng urê máu và tán huyết.
- Bismuth subsalicylate, Kaolin-pectin: Có thể giảm số lần đi tiên. Không dùng cho trẻ con và trên người nhiễm HIV do gây độc tế bào thần kinh.
- Than hoạt tính: Chủ yếu dùng trong trường hợp ngộ độc thực phẩm hoặc ngộ độc thuốc.

5.4. Kháng sinh

- Không dùng trong trường hợp TCC do virus, TCC không dù vi khuẩn
- TCC do nhiễm khuẩn gây tổn thương niêm mạc ruột xảy ra TCC trên người đi du lịch vùng nhiệt đới)
+ Ciprofloxacine 0,5g 1 viên x 3 lần, uống từ 5-7 ngày.
+ Kháng sinh thích hợp dựa trên nguyên nhân gây bệnh.
+ Metronidazole 0,250g 2 viên x 3 lần uống trong 7-10 ngày + (lỵ amip cấp).
Tóm lại TCC là bệnh thường gặp với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tỉ vong cao trên nhóm bệnh có nguy cơ cao (bệnh nhi, người cao tuổi, người giảm miễn dịch, có bệnh lý nội khoa khác đi kèm). Chẩn đoán nguyên nhân cần xác định khi TCC có phân lỏng và lẫn chất nhầy, máu kèm sốt cao. Điều trị phòng ngừa mất nước trong TCC là rất quan trọng (nếu có thể bù nước bằng đường uống là thích hợp nhất cho mọi nguyên nhân gây TCC). Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy (diosmectite...) thường an toàn ngoại trừ TCC kèm phân lẫn nhầy máu và sốt cao. Kháng sinh điều trị thích hợp cho các trường hợp TCC do nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng. Cần thực hiện An toàn, vệ sinh thực phẩm và vệ sinh cá nhân tốt”.

6. Điều trị bệnh bằng thảo dược theo kinh nghiệm dân gian

- Bột cao tô mộc 100g, bột gạo nếp rang 5g, bột lá ổi 100d. Dùng làm thành viên 0,50g, ngày uống 8-10 viên.

- Viên cầm tiêu chảy. Búp ổi sao 100g, búp sim sao 100, vỏ lựu 20g. Dùng sắc cô đặc thành viên, mỗi ngày uống 10-20g.

- Dưỡng tạng thang, bạch thược 64g, đương quy, bạch truật mỗi loại 24g, đảng sâm 24g, nhục đậu khấu sao 20g, nhục quế, trích cam thảo mỗi vị 32g, mộc hương 56g, kha tử tử 48g, anh túc sắc 144g (có thể thay bằng vỏ lựu). Dùng: tán thành bột, uống 8-12g, uống nóng.
 
-  Đào hoa thang, xích thạch chi 64g, gạo tẻ 20g. Cách dù: tán xích thạch chỉ với gừng khô thành bột. Sau đó nấu cháo với gạo. Có tác dụng chữa tiêu chảy do tỳ vị hư hàn.

- Pha lẫn nước ép trái lựu với 1 cốc nước mía và uống thành 4 lần trong ngày.

- Chỉ đơn gian mỗi ngày uống một cốc nước ép lựa chia thành 3-4 lần mỗi ngày.

- Dùng 1/2 cốc nước ép bạc hà để uống sau cứ mỗi 2 giờ một lần.

- Cố gắng loại bỏ căng thẳng và lo lắng, vì chúng chính là thủ phạm gây ra chứng bệnh tiêu chảy. Thay vào đó, bạn nên tìm những trò tiêu khiển để giảm căng thẳng

- Ninh nhừ một củ cà rốt, sau đó nghiền nát và ăn mỗi thìa cà rốt ninh nhừ này trong vòng 15 phút.

- Súp khoai tây cũng là một món ăn rất thích hợp trong khi ứng phó với chứng tiêu chảy. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn mỗi ngày từ 3-4 bát súp khoai tây.

- Sữa chua không chỉ là một loại thần được làm đẹp, mà trong sữa chua còn có chứa hàng triệu vi khuẩn lên men, cực kỳ tốt cho tiêu hóa của bạn. Vì thế chỉ đơn giản bằng việc bổ sung sữa chua vào chế độ ăn uống hằng ngày cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình.

- Nghệ cũng được xem như một “vị thuốc có khả năng “trị” chứng tiêu chảy.

- Hãy uống một cốc trà hay cà phê đặc, sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình.

 - Trà gừng sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau đớn khi bị chứng tiêu chảy hoành hành.

- Nấu 1/2 chén gạo với 4 cốc nước và 2 thìa bột gừng có thêm một chút muối. Thêm 1/2 cốc nước lựu ép khi cháo còn nóng. Món ăn này sẽ nhanh chóng giúp bạn thoát khỏi tình trạng bị mất nước trong cơ thể và cung cấp năng lượng nhanh chóng

- Món súp với nguyên liệu chính là cà rốt cũng là một món ăn không chỉ bổ mắt mà còn giúp bạn chữa trị chứng tiêu chảy.

- Nên uống nhiều nước. Đây là việc quan trọng nhất trong thời gian này. Cơ thể bạn tổng ra quá nhiều nước do tiêu chảy, cần được bồi đắp lại. Nếu không đủ lượng nước cần thiết, cơ thể có thể bị khô đi và dẫn đến những bệnh khác. Ngoài ra, nước có tác dụng như một chất súc rửa chất độc ra khỏi cơ thể bạn.

- Tránh một số thức ăn làm tiêu chảy nhiều hơn như các loại đậu, bắp cải, giá. Nên tránh những loại cám, khoai, ngũ cốc; ngay cả lúa gạo cũng không nên ăn nhiều quá. Nhìn chung, khi bị tiêu chảy, bạn nên ăn ít và uống nhiều. Trường hợp sợ đuối sức vì không có chất bổ, có thể ăn những loại canh, súp có màu trong như súp gà, nước phở

- Củ riềng già 12g, củ gấu 16g, cỏ dụt 12g, vỏ quýt 8g. Riềng thái mỏng, sao qua; củ gấu giã dập, sao vàng; cho cùng với cỏ dụt, và quýt hợp thành 1 thang sắc lên chia làm 2 lần uống trong ngày, uống vào lúc đói.

Nếu bị tiêu chảy do thiếu dinh dưỡng thì cần phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và ăn uống đúng cách là vấn đề quan trọng trong cả việc đề phòng tiêu chảy.
 
Nếu bị tiêu chảy do nóng (thấp nhiệt) có thể dùng bài thuốc sau

- Bột sắn dây: 15g hòa với 150ml nước sôi để nguội thêm đường cho dễ uống, ngày 2 lần.

- Mã đề 20g, sắn dây 15g, nhọ nồi 15g. Cho ba thứ vào nồi nước 300ml sắc còn 150ml, chia làm 2 lần trong ngày, uống lúc bụng hơi dói.

- Củ nâu bánh tẻ, thái nhỏ phơi khô 100g sắc lên uống ngày 2 lần.

- Búp chè xanh 16g, rau má 16g, lá mơ 16g, mã đề 16g, nụ sim 18g. Cho các thứ trên vào nồi nước 500ml sắc còn 200ml chia làm 2 lần uống trong ngày.

- Cỏ gấu tán bột, rây mịn, bột phèn, hai thứ trộn bằng nhau, mỗi lần 4g, ngày uống 2-3 lần. Bài thuốc này còn chữa chứng sôi bụng, đầy bụng, ăn không tiêu.

Nếu tiêu chảy do lạnh (thấp hàn) có thể dùng các bài thuốc sau:

- Vỏ quýt khô 10g, búp ổi 20g, gừng tươi 10g, búp ổi lấy búp hoặc nõn lá ổi, gừng nướng chish. Cho vào một bát nước đun đến khi còn nửa bát thì uống.

- Gừng tươi 8g, riềng 12g, củ sả 12g, nụ sim 8g (búp ổi 12g). Gừng nướng cháy vỏ; riềng, củ sả, nụ sim sao lên, cho vào nồi 500ml nước sắc còn 200ml, chia làm 2 lần uống.

- Nụ sim 8g, búp ổi 60g, riềng 20g. Tất cả đem sao vàng, tán bột, mỗi lần dùng 6g, uống với nước đun sôi để nguội, ngày 3 lần.


Nếu tiêu chảy kèm theo nôn thì nguy hiểm hơn, vì sẽ bị kiệt sức, nhất là trẻ em. Có thể dùng bài thuốc dưới đây để chống mất nước, chống nôn, chống đi ngoài.

- Trạch tả 40g, vỏ cây vối 40g, đậu ván trắng 100g, hoắc hương 80g, gừng tươi 10g. Trạch tả tẩm muối, sao; đậu ván trắng sao vàng; hoắc hương, gừng sấy khô. Vỏ vối bỏ vỏ ngoài tẩm gừng, sao. Các vị tán nhỏ, mỗi lần dùng 5g uống với nước sôi, ngày 3 lần.

Đề phòng dịch tiêu chảy dùng hai bài thuốc dưới đây:

- Lá chè sao, thêm một ít gừng tươi, nấu chín hoặc hãm nước sôi uống trong ngày

- Lá vối phơi khô, hoắc hương (lượng bằng 1/3 lá vối), nếu không có hoắc hương thì thay bằng vài lá gừng, nấu nước uống trong ngày.

- Chè xanh 1g sấy khô đem nghiền thành bột, chia làm 3 lần uống với nước sôi hoặc sữa trong ngày.

- Gạo 60g đem rang vàng dậy mùi thơm, rồi nghiên thành bột, mỗi ngày dùng 2-3g pha với nước ấm cho trẻ uống ngày 2-3 lần.

- Lá chè tươi 15g, đường đỏ 24g. Chè đem sắc đặc, bỏ bã, cho đường đỏ vào đun cho đường tan, làm nước uống cho trẻ trong ngày.

- Lá chè tươi 50g, vỏ quýt 20g. Hai thứ đem ngâm trong nước một ngày đêm, lấy 1 bát nước sắc còn nửa bát. Mỗi lần cho trẻ uống nửa thìa đến một thìa rưỡi, tùy theo tuổi cho uống.

- Nhân hạt sen khô 20g, bột khoai mài 15g. Cho hai thứ vào 150ml nước sôi nấu còn 120ml, mỗi ngày cho trẻ uống 3 lần, mỗi lần 10-20m

- Mã đề 15g, lá ngải cứu 6g, tiểu hồi hương (hạt thì là) 3g. Ba thứ đem nghiền chung thành bột, mỗi lần dùng 1-2g cho trẻ uống với nước pha ấm, ngày 2-3 lần.

Do cảm gió lạnh

Cỏ gấu giã giập sao qua 20g, búp ổi sao 20g, vỏ quýt sao thơm 12g, củ sả sao vàng 12g, tía tô 6g, gừng 5 lát. Đổ 2 chén nước, sắc còn 1 chén cho uống khi còn nóng. Thiếu một vị cũng được.

Do hàn thấp

Riềng tươi 40g thái mỏng, vỏ lóc trên cây ổi 80g sao qua. Sắc đặc uống nhiều lần thay nước chè.

Do thấp nhiệt

- Lá và bông mã đề 20g, nõn cây dứa 40g (rút lá non ở cây dứa ăn quả, cắt lấy đoạn trắng) rửa sạch, giã nhỏ cho thêm ít muối, đổ 1 chén nước sôi đậy kín trong nửa giờ, gạn lấy nước uống.

Do tỳ vị hư hàn

- Gạo cũ rang cháy 100g, gừng khô 16g, vỏ quýt khô 16g. Sắc đặc uống dần. Nếu ít chuyển biến thì mua thêm 8 đồng sa nhân về chia làm 2 phần nhai với nước sắc thuốc trên.

- Hạt tiêu 4 hạt, đường đỏ. Pha đường với nước nóng rồi uống với hạt tiêu. Ngày 3 lần trong 1-2 ngày.

- Cháo gừng gạo trắng. Gạo trắng 50g, gừng tươi 50g. Gạo nấu cháo, khi gần được cho gừng vào, ăn nóng ngày 1 lần.

- Hạt sen 50g, gạo trắng 50g, đường cát 30g. Hạt sen bỏ tâm, cho cùng gạo, đường, nấu thành cháo ăn nóng, ngày 1 lần.

- Táo 1-2 quả, nấu chín bỏ vỏ, dầm đường đỏ, ăn mỗi lần 1-2 quả, ngày ăn hai lần.

- Tỏi to một củ, nướng chín ăn ngày 3 lần

- Thịt quả vải khô 50g, sơn dược 10g, hạt sen 10g. Cả ba thứ cho vào gạo nấu thành cháo ăn.

- Gừng tươi 1,5g, ngô non 9g, sắc lấy nước uống.

- Gừng khô 5-10g, táo đỏ 10 quả, đường mạch nha 30g. Mang gừng, táo nấu lên vắt lấy nước, bỏ bã, cho đường vào nước gừng táo đen đun thêm một chút là được.

- Ngô non ngâm nước sôi rồi đem ra sấy khô. Mỗi lần dùng 9g, sắc lấy nước, cho chút muối vào uống

Hoa quả chữa tiêu chảy

- Quả hồng xiêm lúc chưa chín chứa nhiều tanin nên rất chát. Khi chín chất tanin được chuyển đổi gần như hoàn toàn nên ăn ngon ngọt. Người cao tuổi, trẻ em, người yếu mệt mới ốm dậy ăn đều tốt. Ngoài giá trị dinh dưỡng, hồng xiêm còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Quả hồng xiêm còn xanh là một vị thuốc chữa tiêu chảy tốt vì có chứa nhiều tanin. Để chữa tiêu chảy, người dân ở nhiều địa phương vẫn lấy quả hồng xiêm còn xanh sắc lấy nước uống có kết quả tốt (lấy 15-20g quả hồng xiêm xanh sắc với 200ml nước, còn lại một nửa, chia làm hai lần uống trong ngày). Không chỉ quả xanh, mà ngay cả trong vỏ thân cây hồng xiêm cũng chứa nhiều tanin nên cũng được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy (ngày 6-10g).

- Măng cụt không chỉ cho quả ngon ngọt, mà vỏ quả và vỏ cây măng cụt còn có thể làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ rất hiệu quả. Vỏ quả măng cụt chứa 7-13% tanin, nhựa và chất đắng mangostin có tinh thể hình phiến nhỏ màu vàng tươi không tan trong nước. Cây cũng chứa tanin. Măng cụt có chất, làm săn da; có tác dụng trừ tiêu chảy và lỵ. Để trị tiêu chảy và kiết lỵ, dùng nước sắc vỏ quả măng cụt: Lấy khoảng 10 vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3-4 chén. Cũng có thể dùng vỏ cây chữa tiêu chảy. Lấy một nắm và khoảng 50g, đem cắt ra từng khoanh, cho vào nồi đất với 2 chén nước, sắc như sắc thuốc, đun nhỏ lửa cho sôi từ 15-30 phút. Sau đó để nước âm ấm, chiếc ly nước uống làm nhiều lần, mỗi lần độ 1 ly nhỏ. Thuốc sắc ngày nào thì uống trong ngày đó, có thể thêm đường để uống và đỡ khát.

- Theo Đông y, vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy, trừ giun. Vỏ rễ có tác dụng tẩy sán (chú ý phải rửa sạch vỏ). Trị tiêu chảy hoặc tiểu ra máu, di tinh, bạch đới, lỵ trực khuẩn. Vỏ quả lựu 15g, sắc 3 lần, mỗi lần với một bát nước, cô lại còn 250ml, chia làm 3-4 lần uống trong ngày cho đến khi khỏi bệnh. Mới đây, các nhà khoa học đã chứng minh, quả lựu có chứa chất chống ôxy hóa rất mạnh. Nước ép quả lựu, hạt lựu, vỏ lựu có tác dụng hạ cholesterol, chống lão hóa, chữa bệnh hẹp động mạch cảnh (uống nước ép quả lựu liên tục 30 ngày có kết quả rõ rệt).

- Quả ổi xanh có hàm lượng tanin cao nên có tác dụng cầm tiêu chảy (dùng khi bình thường dễ gây táo bón). Ổi xanh cũng có thể giải độc ba dầu và các chất độc khác gây tiêu chảy. Các bộ phận của cây ổi đều là những vị thuốc dân gian có tác dụng chữa bệnh tốt.

Búp ổi 20g sao qua; vỏ quýt khô 10g; gừng nướng chín 10g. Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Hoặc búp ổi 20g, củ sả 16g, củ riềng 8g. Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống.
 
Lá ổi: Được dùng rất phổ biến để chữa đau bụng tiêu chảy nhất là ở trẻ nhỏ. Khi dùng, lấy lá ổi 20g phối hợp với và vỏ quả bòng 20g, phơi khô; lá chè tươi 10g; gừng tươi 2 lát. Sắc uống. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, dùng thường xuyên hằng ngày, một lượng ổi chín khoảng 500g sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm cholesterol trong máu và hạ huyết áp (nhất là loại ổi da sẵn và ruột màu đỏ).

- Vải không chỉ là loại trái cây ngon miệng mà còn được dùng làm thuốc chữa một số bệnh. Cùi vải chứa nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin C, vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, làm hết phiền khát. Hạt vải vị ngọt chất, tính ôn, có tác dụng tán hàn, trị tiêu chảy.
Tiêu chảy ở trẻ em: Lấy 4-8g hạt vải đã sấy khô, tán bột mịn cho trẻ uống, hoặc sắc với nước cho trẻ uống

- Với đặc tính mềm và dễ tiêu hóa, chuối có thể làm dịu dạ dày ngay lập tức và giải quyết khá ổn những căn bệnh về đường tiêu hóa. Tình trạng tiêu chảy thường xuyên và dữ dội có thể dẫn đến sự mất cân bằng các chất điện phân trong cơ thể. Chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần.

- Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong dạ dày trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho bao tử. Chính vì vậy, chuối được xem là lựa chọn tốt để chữa trị tiêu chảy bằng cách cung cấp thêm các kháng sinh cho cơ thể.

- Việt quất là loại trái cây có rất nhiều công dụng. Nhờ vào đặc tính làm se, dùng một vài quả việt quất sẽ làm giảm tình trạng viêm trong bao tử và kết dính các tế bào bên trong thành ruột hạn chế sự bài tiết chất nhầy và các chất lỏng. Các chất anthocynide (chất sắt) trong quả việt quất có chức năng chống ôxy hóa, đồng thời còn loại bỏ những vi khuẩn đang hoạt động trong dạ dày, làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn.

Ngoài ra, bạn có thể chế biến trà việt quất để uống. Cách làm loại trà này cũng đơn giản, chỉ cần nghiền nát quả việt quất rồi dun chủng cùng với hai ly nước trong khoảng 10 phút. Khi nước việt quất đã nguội bớt, bạn lọc lấy nước và uống chúng trong ngày cho đến khi các triệu chứng tiêu chảy giảm hẳn.

- Táo chứa nhiều pectin (các chất xơ được tìm thấy trong trái cây) hơn bất kỳ loại trái cây nào. Pectin sẽ được phân hủy trong ruột bởi các vi khuẩn tốt tạo thành một lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, giúp xoa dịu và ngăn ngừa các chất gây kích thích ruột. Quá trình phân hủy này cũng làm tăng lượng prebiotic, giúp tăng số lượng vi khuẩn đường ruột tốt (tấn công các vi khuẩn gây tiêu chảy ngay khi chúng xuất hiện).
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng