Bệnh gout gây ra các cơn đau khớp dữ dội và có rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, chúng ta cần phải biết được các dấu hiệu bệnh gout để kịp thời phát hiện và điều trị. Trong bài viết này CLB100 sẽ chia sẻ dấu hiệu của bệnh gout qua các giai đoạn, hãy cùng theo dõi bạn nhé!
Nguyên nhân gây bệnh gout
Ở người bình thường, acid uric được thận lọc và đào thải, còn ở người bệnh gout, nồng độ axit uric quá tải thận không lọc kịp sẽ chuyển hóa thành các tinh thể và tích tụ ở các vị trí khớp. Thông thường là ở đầu ngón chân cái, khớp bàn tay, đầu gối, ngón tay, mắt cá chân, ngón chân,...
Các tinh thể urat dư thừa có cấu trúc nhỏ, cứng, sắc nhọn. Khi cọ sát vào thành mạng hoạt dịch sẽ gây ra các cơn đau, sưng và viêm nhiễm.
Nguyên nhân nồng độ acid uric cao là do purin - một chất có rất nhiều ở thịt, cá, hải sản. Khi ăn quá nhiều các thực phẩm chứa nhiều purin sẽ khiến hàm lượng axit uric tăng cao, rất dễ gây ra các cơn gout cấp tính.
Dấu hiệu bệnh gout là gì?
Dấu hiệu của bệnh gout qua 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Tăng axit uric trong máu không triệu chứng
Giai đoạn này các tinh thể urat dư thừa đang tích tụ dần trong khớp nhưng không hề có dấu hiệu rõ ràng. Người bệnh chỉ có thể phát hiện bệnh khi đi xét nghiệm lượng acid uric cao hơn 6.0mg/dL.
Giai đoạn 2: Sự tấn công của cơn gout cấp tính
Xuất hiện cơn đau khớp đột ngột vào ban đêm, khi trời lạnh hoặc sau khi uống bia rượu. Cơn đau rất dữ dội, đỏ và sưng khớp (có thể là ngón chân cái, bàn chân, mắt cá chân, đầu gối,..), kéo dài trong vài tiếng.
Sau khi cơn đau biến mất, dấu hiệu bệnh gout bắt đầu xuất hiện: Da bị bong tróc, ngứa, đau xung quanh khớp, vùng da quanh khớp có màu tím đỏ. Cơ thể hay bị sốt, lạnh run và khi cử động khó khăn.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này cơn đau hết nhanh sau vài ngày cho đến 1 tuần, sau đó không xuất hiện trong vòng 2 năm. Khiến nhiều người nhầm tưởng mình đã hết bệnh.
Giai đoạn 3: Tổn thương khớp
Các cơn đau xuất hiện đột ngột và không có dấu hiệu bệnh gout rõ ràng. Khiến cho người bệnh không chú ý để chữa bệnh.
Giai đoạn 4: Xuất hiện các tinh thể phá hoại xương khớp
Do ở giai đoạn 3 người bệnh không chú ý điều trị đúng cách làm cho khớp bị tổn thương nặng. Ở giai đoạn này các tinh thể lắng đọng (Tophi) và bám chắc vào các khớp xương và sụn. Người bệnh sẽ thường xuyên bị các cơn đau nhẹ trong vài giờ/vài ngày hoặc những cơn đau dữ dội kéo dài vài tuần/vài tháng. Để càng lâu không điều trị thì cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.
Các biến chứng nguy hiểm từ bệnh gout
Nếu không kịp thời phát hiện dấu hiệu bệnh gout để thăm khám và điều trị, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm sau đây:
- Tổn thương khớp: Các khớp sưng viêm có thể bị tổn thương vĩnh viễn, cấu trúc xương bị phá vỡ, vận động khó khăn
- U cục tophi: Những khối u cục do tinh thể tích tụ dưới da, xuất hiện xung quanh ngón chân, tai, ngón tay, khuỷu tay hoặc đầu gối. Chúng có thể vỡ ra và bị bội nhiễm.
- Sỏi thận: Nếu không chữa bệnh gout kịp thời, tinh thể acid uric sẽ tích tụ trong thận tạo ra sỏi thận
- Suy thận mạn: Biến chứng nặng phải chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống
Điều trị bệnh gout bằng lối sống thuận tự nhiên
Dấu hiệu bệnh gout cũng chính là tiếng chuông cảnh tỉnh rằng cơ thể đang mất cân bằng. Do đó, cần áp dụng lối sống thuận tự nhiên để giúp cơ thể lập lại cân bằng vốn có, từ đó đẩy lùi bệnh gout một cách tự nhiên nhất. Cách áp dụng như sau:
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Cả Đông y và Tây y đều đã chứng minh bệnh gout phần lớn là do mất cân bằng dưỡng chất trong cơ thể. Khi áp dụng lối sống thuận tự nhiên, người bệnh cần loại bỏ những thức ăn độc tố, thức ăn công nghiệp và thực ăn biến đổi gen. Chỉ ăn những thức ăn được trồng trọt và chế biến gần với tự nhiên nhất.
Với lối sống thuận tự nhiên, để chữa bệnh gout cần tránh ăn những thực phẩm sau:
- Không ăn các loại thịt: thịt gia súc, thịt gia cầm,
- Không ăn hải sản
- Không ăn các loại rau như cà chua, cà tím, cà pháo, cà dĩa, mướp, bầu, khổ qua, măng, nấm, giá, củ đậu, khoai tây, cải bẹ xanh, rau dền,..
- Không ăn các gia vị cay như ớt, tiêu,
- Không ăn các loại đậu, đặc biệt là đậu nành
- Không ăn đường, kem, đá lạnh, trứng công nghiệp
- Đặc biệt không ăn các loại đồ hộp, bánh ngọt, thức ăn nhanh, dầu ăn
- Không uống rượu bia và thuốc lá
- Không ăn trái cây
Nếu bạn chưa biết rõ mình nên ăn gì và không nên ăn gì khi bị bệnh, tốt nhất bạn nên ăn những thực phẩm quân bình trong
câu số 5 và tránh ăn những thực phẩm mất quân bình trong
câu số 3 theo quyển sách 33 câu hỏi đáp thực dưỡng.
Kết hợp vận động
Khi phát hiện dấu hiệu bệnh gout, ngoài điều chỉnh chế độ ăn uống cần phải kết hợp vận động. Nên cố gắng luyện tập mỗi ngày bằng cách đi bộ, bơi lội, luyện khí công,... với cường độ vừa phải.
Vận động mỗi ngày giúp lưu thông khí huyết, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất, giúp cân bằng cơ thể nhanh hơn.
Canh dưỡng sinh - Trợ phương hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả
Tùy theo tình trạng bệnh để sử dụng các phương pháp phù hợp. Đối với bệnh gout nên dùng trợ phương ngoài da là áp nước gừng, trợ phương bên trong là canh dưỡng sinh.
Lưu ý khi sử dụng phương pháp chữa bệnh theo lối sống thuận tự nhiên: bệnh gout cấp tính kèm các cơn đau dữ dội kéo dài nên nhờ sự can thiệp của tây y.

Trên đây là những chia sẻ của CLB100 về dấu hiệu bệnh gout. Nếu bạn đang gặp phải những dấu hiệu trên, hãy đi khám sức khỏe tổng quát ngay lập tức để biết được cơ thể có đang bị bệnh hay không để có phương pháp chữa trị kịp thời.
Nếu bạn có quan tâm đến phương pháp trị bệnh gout bằng lối sống thuận tự nhiên, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline
090 66 55 044 để được tư vấn nhanh nhất nhé.
Xem thêm:
=> Phương pháp duy nhất để phục hồi thoát vị đĩa đệm (có video)
=> Phương pháp phục hồi bệnh loãng xương nhanh chóng (có video)
=> Làm sao để chân tay không còn sưng đỏ khi áp dụng thực dưỡng hiện đại (có video)