Tai mũi họng

Viêm xoang

Ngày đăng:10/03/2024
Nguồn tin: clb100.com
Cập nhật544
0

1. Nguyên nhân

Có hai loại viêm xoang, đó là viêm xoang cấp (điều trị nội khoa) và viêm xoang mạn tính (điều trị ngoại khoa). Viêm xoang cấp theo thứ tự thường gặp là: Viêm xoang hàm, xoang hàm, xoang trán, xoang bướm. Đôi khi xảy ra viêm nhiều xoang cùng một lúc viêm xoang trở thành mạn tính là do ổ viêm xương ở thành xoang như viêm xoang do răng. Viêm mạn tính liên quan đến sự biến đổi không phục hồi của niêm mạc. Nguyên nhân phổ biến nhất là do viêm mũi, do cảm, cúm, đôi khi do viêm họng, do răng. Ngoài ra có thể do tắm (nhảy cầu, lặn) do chấn thương, do áp lực thay đổi đột ngột khi đi máy bay, do dị vật ở mũi... do biến chứng gây viêm xoang của các bệnh cúm, sởi, ho gà, viêm phổi do phế cầu khuẩn Vi sinh vật gây viêm xoang cũng là những vi sinh vật gây viêm nhiễm đường hô hấp như trên. Như vậy, bản chất viêm xoang là do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus, sau đó bội nhiễm và cơ thể phản ứng lại bằng cách chiết xuất các chất nhầy, lớp nhầy này đọng lại giữa các lớp xoang và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển. Đó chính là lý do việc điều trị bằng kháng sinh hoặc các thuốc đông dược không thể khỏi triệt để được viêm xoang, kháng sinh không thấm ra ngoài các ổ mủ giữa các xoang và các thuốc đông dược đường uống thì có tính kháng sinh yếu, chủ yếu là giảm xuất tiết hoặc giảm phù nề hay làm thông thoáng đường thở, do đó thường đánh lừa cảm giác là khỏi.

2. Triệu chứng

Đầu tiên là đau nhức vùng má, nhức vùng gáy, nhức giữa hai lông mày, hai mắt vào khoảng 10 giờ sáng. Thứ hai là chảy dịch, thường chảy qua mũi và họng; Có hiện tượng dịch loãng và dịch đặc, dịch màu xanh và dịch màu trắng đục hay màu vàng có mùi hỏi. Thứ 3 là nghẹt một bên hay cả hai bên mũi; mũi ngửa khó chịu. Thứ 4 là điếc mùi, đây là giai đoạn nặng, phù nhiều, mùi không thể len lỏi vào khứu giác; nếu không chữa được thì sẽ ăn lên mũi, xuống cổ.

Trường hợp viêm xoang mạn tính:

Nếu ở nhóm xoang trước hầu như không khó chịu gì, không nhức đầu, không chảy mũi, đôi khi mệt mỏi: Có thể có triệu chứng khác xa so với bệnh viêm xoang như bệnh ở đường tiêu hóa, phế quản, thận, khớp. Nếu ở nhóm xoang sau bệnh nhân không chảy mủ, đôi khi phải đằng hắng do có dịch cuống họng, nhức mắt, đau nhức vùng gáy một số trường hợp bị mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.

3. Điều trị bệnh bằng thảo dược theo kinh nghiệm dân gian 

3.1. Cách trị bệnh bằng phương pháp xông hơi

Cách trị bệnh viêm xoang mũi bằng phương pháp xông hơi: 

- Chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ (nhôm, sành đều được nhưng không dùng để nấu nước uống vì dính độc). Lấy một miếng giấy khá lớn, một tờ giấy lịch treo tường lớn hoặc nối 2 - 3 tờ giấy A4 bằng băng keo thành 1 tờ lớn, rồi quấn xéo lại thành một cái ống dài khoảng 5 tấc (50cm) chứ không được làm ngắn hơn vì sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da, còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ẩm, còn 1 đầu nhỏ hơn để hít. Nếu có ống tre thì tốt hơn, nhưng không được dùng nhựa, dễ nóng chảy! Mở nắp ấm đổ vào cỡ một chén nước. 

- Đếm cỡ 10 đến 20 đốt cây xương cá (tùy theo số cây mình có được nhiều hay ít), cắt nhỏ các đốt cây (thành cỡ phân nửa của lóng tay) rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt, nguy hiểm.

- Đặt ấm lên bếp. Nếu có bếp gas thì làm tiếp như sau: Đầu tiên, vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi lên. Đến khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta bớt lửa đến cực nhỏ, chỉ canh sao cho vừa đủ để hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ. (Các loại bếp khác cũng phải tìm cách bớt lửa để xông được lâu và không quá nóng). Kế tiếp, lấy ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn của ống vào vòi ẩm, còn đầu nhỏ cho vào mũi để hít hơi xông lên. Thời gian xông có thể chỉ là 15 đến 20 phút, hay nếu có thời gian thì xông 30 đến 50 phút. Nên để dành và hâm lại nước trong ấm để dùng, thường là 2 lần trong ngày (sáng và tối). Sau đó đổ bỏ, hôm sau làm lại liều thuốc mới. Khi hâm lại dùng lần 2 thì cho thêm một ít nước cùng với 1 vài đốt cây để bổ sung thêm thuốc.

Lưu ý: Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi, để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh. Vì hơi xông ra rất nóng nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động làm sao để xông 1 cách thoải mái là được. Chẳng hạn: Tránh đừng chạm trực tiếp mũi vào ống xông, do sức nóng truyền từ ẩm sang ống có thể làm phỏng da non. Nếu thấy không chịu nổi hơi quá nóng thì có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn quá ít thì lại mở bếp để nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên. Nên xông kiên trì cho đến khi hết hằn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm 1 vài lần cho đỡ hẳn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp.

Xông bằng hoa cứt lợn

Kiếm hoặc mua hoa cứt lợn (nhớ là cây tươi nhé) và rửa sạch để cả cây hoa lá đun chín lên, nếu cây dài quá thì có thể gặp đôi lại. Chờ cây ngầm ra nước khoảng 5 phút, cho ra một cốc to loại uống bia (loại to) cả nước cả cây, nếu dài quá thì có thể gập ép xuống. Lấy cái tờ giấy sạch cuộn thành cái phễu, một đầu vừa cái lỗ cốc, một đầu vừa hai cái lỗ mũi.

Diễn Ca: Bài thuốc nam chữa viêm xoang mũi dị ứng. 

Gió gieo cành khế vườn nhà
Trước sân một khóm bạc hà xanh tươi.
Đây hoa cứt lợn tím ngời
Mỗi thứ vài lá, chữa người mũi viêm
Chứng là nước mũi triền miên
Gặp lạnh thì ngứa, nặng thêm lên nhiều
Hắt hơi liên tục sáng, chiều
Trị ngay chớ để những điều dây dưa
Dễ thay, cứ tưởng như đùa 
Giã nhỏ ba thứ, viên vừa phải thôi
Gói trong gạc mỏng xong rồi
Đưa vào lỗ mũi một hồi đổi bên.

Cần lưu ý gì để phòng ngừa bệnh viêm xoang?

- Đeo khẩu trang khi đi đường và đi làm công việc nhiều bụi bặm. 
- Trước khi vào đợt viêm xoang, có thể ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không làm được, một số người đã ráy mũi, tuy đỡ khó chịu hơn nhưng dễ mang vi trùng vào và làm cho bệnh nặng thêm.
- Khám và điều trị sớm các biểu hiện ở mũi, họng… để tránh bị viêm xoang mạn tính.
- Không đi bơi khi đang đợt viêm mũi xoang.
- Không nên cố gắng hỉ mũi mạnh khi mũi không thông vì như vậy sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.
- Chỉ hỉ mũi ra, không hút ngược vào trong như trẻ nhỏ thường làm.
- Bệnh có thể lây lan vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người viêm xoang.
- Để điều trị viêm xoang, ngoài việc dùng thuốc, trong một số trường hợp bác sỹ sẽ có chỉ định xông mũi tại nhà. Bệnh nhân có thể mua dễ dàng dụng cụ xông mũi họng tại các nhà thuốc.

Cách xông mũi

- Nhỏ mũi bằng Rhinex hoặc Nasoline 3 - 4 giọt mỗi bên. Lưu ý không dùng quá 3 đến 5 ngày vì dùng các thuốc này lâu ngày dễ gây tình trạng viêm mũi do thuốc.
- 15 phút sau hỉ mũi sạch.
- Cho 200ml nước nóng và 4 - 5 giọt Melyptol vào dụng cụ xông mũi họng, sau đó úp mũi và miệng vào hít thở đều trong 10-15 phút.
- Mỗi ngày chỉ nên xông mũi 1 - 2 lần.
Trường hợp bệnh không thuyên giảm nên đi khám chuyên khoa Tai - Mũi - Họng để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. 

3.2. Điều trị bằng các bài thuốc

Bài 1: Lấy 7 cây cỏ dại gồm: Cây cứt lợn; Cây chà là; Cây hang đẻo; Cây mạy đúc phi; Cây càng cật; Cây khẩu mẫu; Cây giàng giàng đen đặc trị vùng ngứa (là loại cây thấp hơn, cứng hơn cây giàng giàng bình thường).

Những cây thuốc trên sau khi cho vào đun sôi khoảng bốn tiếng đồng hồ mới bắc xuống. Người bệnh trước tiên phải múc một bát thuốc để uống, sau đó mới xông. Trong khi xông cần lấy khăn trùm lên đầu để thuốc có thể lan tỏa khắp vùng xoang tạo điều kiện làm thông mũi, diệt xoang và làm tan dịch nhầy. Kết thúc giai đoạn xông xoang, cần lấy nước ấm khoảng 35°C, thái mấy lát tỏi bỏ vào, hòa thêm một ít muối, lấy nước này rửa vùng mũi và vùng mặt để khử trùng.

Bài 2: Cây nọc rắn còn gọi là cây xương cá, cây giao làm bờ rào có màu trắng như sữa nếu bẻ nhánh. Công dụng chủ yếu là chữa chứng bệnh viêm xoang mũi. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào của bệnh cây thuốc này cũng có thể trị được, dù tỷ lệ này là rất cao, khoảng trên 90% người bệnh được trị khỏi. Cây còn có thể trị được các bệnh khác như: Mụn cóc, viêm, trật tay chân, thấp khớp, đau đầu, cá đâ0m, rắn cắn...

Bài 3: Rót khoảng 150ml nước đun sôi vào một cái ly sạch, cho một muỗng cà phê gạt muối tinh khuấy cho tan hết, chờ cho nhiệt độ hạ xuống còn khoảng 3 - 35°C thì thái lát 1 - 2 tép tỏi đã bóc bỏ vào ly, khuấy một lúc và vớt hết miếng tỏi ra. Dùng xi lanh 5ml (bỏ đầu kim) hút đầy nước, ngửa mặt rồi bơm vào mũi, mỗi bên 5ml, hoặc nhúng mũi vào cốc nước và hít cho nước sặc trong mũi, sau đó ngửa mặt lên để cho nước chảy vào khoang mũi và xuống họng. Mỗi ngày làm như vậy (xông) 3 lần sáng, trưa, tối, mỗi lần rửa 2 đến 3 lượt cho đến khi thông hẳn mũi thì thôi. Nếu bị viêm xoang quá nặng hoặc mới làm lần đầu thì hơi xót, tuy nhiên, sau đó tế bào niêm mạc phục hồi dần và thích nghi. Sau khoảng 1 phút sẽ xì ra rất nhiều mô và làm thông thoáng hẳn đường thở. Kể cả các trường hợp viêm lâu năm hoặc rất nặng đều có thể khỏi chỉ sau 5 - 10 ngày thực hiện các bước trên. Khi đi đường bụi hoặc lâu không rửa nếu thấy ngứa mũi thì lại làm như trên sẽ không bị viêm nữa và thông mũi. Trường hợp cảm cúm sẽ nhanh khỏi, nếu làm như trên. Biện pháp này có thể áp dụng cho cả trẻ em, tuy nhiên cần chú ý lượng muối, tỏi cho vào tránh bơm quá mạnh.

Bài 4: Hoa sứ trắng: dùng hoa sứ còn tươi chừng 6 - 7 bông một chậu than hồng chừng 3 hay 4 cục, 1 tờ lịch treo tường, tờ lịch quấn lại, đầu to quấn lấy chậu than, đầu nhỏ quần vừa đủ hơi bốc lên (chú ý đừng gần quá bỏng mũi) xé hoa sứ thành nhiều mảnh, bỏ vào chậu than hồng up ngay tờ lịch lại, dùng mũi hít mạnh hơi khói bốc lên, tận dụng hít khi hết khối lại bỏ thêm bông vào hít tiếp. Bài thuốc này rất công hiệu.

Bài 5: Hoa ngũ sắc (dân gian gọi là hoa cứt lợn): Chọn loại hoa màu tím, rửa sạch, cho vào nồi nước đun tới khi nước can và đặc sệt lại. Lọc lại nước cốt, rồi cho vào lọ để dùng dần. Cách dùng: Cứ mỗi tối đi ngủ nhỏ vào mũi mỗi bên một giọt. Nhỏ tới lúc khỏi.

Bài 6: Cây cứt lợn 30g, kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 12g, cam thảo đất 16g, sắc mỗi ngày một thang, chia làm 2 - 3 lần uống. 

Bài 7: Pha nước ấm với muối trắng và hít mỗi sáng và tối 3 lần có thể đỡ được viêm xoang.

Bài 8: Dùng quả bồ kết đốt lên, sau đó hít khói của nó. 

Bài 9: Lá lốt phơi khô tán nhỏ, thổi vào mũi.

Bài 10: Cây cà gai (dùng được tất cả: Rễ, thân, lá, hoa, quả): Phơi khô, đốt rồi xông khói vào mũi. (Lưu ý là quả cà gai rất độc. Nếu chẳng may nuốt phải là gây tử vong. Nếu quả cà gai còn tươi thì tránh để nước trong quả cà gai bắn vào mắt).

Bài 11: Hạt nhãn đốt lên rồi xông khói vào mũi.

Bài 12: Vỏ dâu tằm ăn 12g, ké đầu ngựa 12g, tế tân 4g, tân di hoa 4g, kinh giới 8g, kim ngân hoa 4g, rau dấp cá 8g. Sắc lên uống. Nếu thấy hợp thì uống liền 1 tuần.

Bài 13: Gừng tươi, củ hành khô, giã lấy nước, trộn đều 2 vị dùng để nhỏ mũi. Nhỏ liên tục trong 2 tuần, mỗi ngày 3 - 5 lần. 

Bài 14: Củ tỏi, mật ong. Đem tỏi giã lấy nước, hòa với mặt ong (lượng mật ong gấp đôi lượng nước tỏi). Rửa mũi bằng nước muối, lau khô. Sau đó, dùng bông nhúng vào dung dịch mật ong và tôi nhét vào trong mũi. Ngày làm 3 - 4 lần, làm trong vòng 7 - 8 ngày.

Bài 15: Hạt lạc. Lấy 7 - 9 hạt lạc bỏ vào hộp sắt. Miệng hộp đậy kín bằng giấy chừa một lỗ nhỏ. Đặt hộp sắt lên bếp và dùng khói bốc lên từ lỗ nhỏ đề xông mũi. Mỗi ngày làm 1 lần, kiên trì trong vòng 30 ngày.

Bài 16: Vỏ quả vải. Lấy vỏ quả vải, sấy khô nghiền bột, đựng trong bình. Ngày 2 lần lấy một ít bột hít vào trong mũi. Làm liên tục trong ngày, tác dụng thông mũi trị viêm xoang.

Bài 17: Hoàng bá 10g bỏ vào 100ml nước, ngâm 24 giờ. Sau đó, lọc bỏ cặn, đun sôi thành dung dịch hoàng bá 10%, dùng để nhỏ mũi, ngày 3 - 4 lần.

Bài 18: Râu ngô tươi 120g, đương quy vĩ 30g. Râu ngô phơi khô cắt thành đoạn 1cm. Bỏ đương quy vĩ vào trong nồi rang sơ, sau đó cắt thành sợi nhỏ. Trộn chung 2 vị thuốc đựng trong bình kín. Dùng 1 cái tẩu mới, bỏ thuốc vào hút như hút thuốc lá sợi. Mỗi ngày 5 - 7 lần trong vòng 2 tuần.

Bài 19: Hoa ngũ sắc tím tươi 10 bông, rửa thật sạch, nghiền nát ngâm với 10ml cồn 70 độ. Sau đó lọc qua gạc sạch để được một dung dịch màu xanh. Mỗi ngày dùng bông gòn tẩm ướt cồn thuốc rồi đặt vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút. 

Bài 20: Củ kiệu 9g, tân di hoa 6g, mộc qua 9g, 3 vị rửa sạch đem nấu nước uống trong ngày. Mỗi liệu trình uống trong 7 ngày. Nếu mùa đông, uống liên tục trong 10 ngày, nghỉ 1 tuần lại tiếp tục uống.

Bài 21: Hoa cứt lợn tím hoặc trắng sao vàng rồi sắc lấy nước uống. Nếu không thì phơi khô cũng được. Sắc lấy nước rồi uống thay nước uống hằng ngày thời gian càng lâu càng tốt. Nếu uống trong thời gian 5 tháng liên tục chắc chắn bệnh viêm xoang sẽ khỏi và loại nước đó ai uống cũng được. Nếu muốn nước đó ngon hơn thì cho thêm 1 ít cam thảo vào.

Bài 22: Nấm mèo và đường phèn. Nấm mốc 5 cái, đường phèn 1 viên cỡ đầu ngón tay cái. Nấm ngâm, cạo rửa sạch sẽ, cắt nhỏ, bỏ vào chén chưng cách thủy chung với đường phèn khoảng 15 phút. Nếu không thì bỏ vào nồi cơm sôi cũng được. Mỗi ngày ăn 1 chén như thế trong thời gian khoảng 30 ngày hoặc hơn tùy bệnh nặng nhẹ. Tuần đầu bệnh có thể nặng hơn (nhức đầu hơn), sau đó thì giảm hẳn và khỏi.

3.3. Tập dưỡng sinh chữa bệnh viêm xoang

Xoa mũi

a. Dùng 2 ngón trỏ và giữa xoa mũi từ dưới lên và từ trên xuống cho ẩm đều, đồng thời thở vô ra cho mạnh độ 10 - 20 lần.
b. Để ngón tay chỗ giáp giới giữa xương mũi và xương sụn mũi, day huyệt độ 10 - 20 lần.
c. Dùng ngón tay trỏ bên này áp vào cánh mũi bên kia, xoa mạnh độ 10 - 20 lần.
d. Dùng 2 ngón tay trỏ ấn mạnh vào huyệt Nghinh hương (ngoài cánh mũi, trên nếp má - môi) và day huyệt ấy độ 10 - 20 lần.
e. Vuốt để lỗ mũi và bẻ đầu mũi qua lại.
Tác dụng: Làm ấm mũi và chữa các bệnh ở mũi.

Xoa xoang và mắt

a. Xoa xoang
Chuẩn bị: Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa của 2 bàn tay đặt lên phía trong lông mày.
Động tác: Xoa vòng tròn từ phía trong lông mày ra phía ngoài xuống dưới gò má, vỏ mũi, đi lên phía trong lông mày và tiếp tục 10 - 20 lần, xoa các vòng có xoang xương hàm trên và xoang trán, xoa vòng ngược lại 10 - 20 lần.
Tác dụng: Phòng và chữa bệnh viêm xoang.

b. Xoa mắt
Chuẩn bị: Nhắm mắt lại và đặt 2 ngón tay giữa lên 2 con mắt.
Động tác: Xoa mi mắt trong vòng hố mắt vừa sức chịu đựng của mắt, xoa mỗi chiều 10 - 20 lần.
Tác dụng: Đề phòng và chữa bệnh mắt: Viêm mắt, các bệnh già về mắt.
c. Bấm huyệt xung quanh nhãn cầu

Dùng ngón cái bấm huyệt phía trong và phía trên hố mắt và dùng ngón trỏ bấm huyệt phía ngoài và phía dưới hố mắt, có tác dụng giúp khí huyết lưu thông trong hố mắt.

3. Dùng thuốc thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh Viêm xoang


Điều mà nhiều người không biết là các loại thuốc Tây, kể cả thuốc bổ sung Vitamin, Thực phẩm chức năng, các loại từ công ty bán hàng đa cấp… đều làm từ hóa chất hoặc các chiết xuất, bổ sung, bảo quản bằng hóa chất nên nó là nguyên nhân chính gây bệnh: khi hóa chất lọt vào cơ thể, gan sẽ làm mọi cách để trung hòa, vô hiệu hóa các chất này và sau đó thận sẽ lọc, loại bỏ,…

“Thảo Dược từ Thiên nhiên” sẽ mang đến một phương pháp tối ưu. Những Dược thảo quý từ Thiên nhiên được chứng minh sẽ giúp cơ thể tái lập trạng thái quân bình từ đó tự chữa lành bệnh. 

Các sản phẩm thảo dược được đề cập ở đây đến từ Công ty G & W Australia. Tất cả thuốc của G & W Australia đều là thuốc Đông Y (Herbal Medicine) nên quý vị có thể dùng để chữa bệnh hiệu quả trong khi các loại Dược thảo khác bán trên thị trường đều là thực phẩm bổ sung (Dietary Supplement) nên người tiêu dùng không thể chữa được bất cứ bệnh gì và để bán được hàng họ phải quảng cáo tinh vi và sớm hay muộn người tiêu dùng sẽ thất vọng.

Cần áp dụng Thực Dưỡng hiện đại và các thuốc từ thảo dược quý hiếm trong thiên nhiên để điều trị bệnh
Canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa máu, giải độc
1. Canh Dưỡng Sinh
Với thành phần là các loại rau củ hữu cơ giàu khoáng chất, canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa môi trường máu, tiêu diệt vi khuẩn, thải độc cơ thể. Người mắc bệnh mỡ máu cao nên uống Ngày 2 lần mỗi lần 1 gói khi ăn sáng & chiều.
Nếu không tìm mua được Canh dưỡng sinh, quý vị có thể tham khảo Cách nấu Canh Dưỡng sinh tại CLB100.

Immune Reviver - Hồi sinh miễn dịch2. Immune Reviver: Phục hồi hệ miễn dịch. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần từ 1-2 viên sáng, chiều sau khi ăn. 
Age Reviver - Phục hồi sinh lực

3. Age Reviver: Phục hồi sinh lực toàn diện. Ngày uống 1 viên sau khi ăn trưa.

4. Biminne 1: 
Phòng chống các bệnh dị ứng, viêm xoang mũi
Ngày 2 lần – mỗi lần từ 1 – 2 viên sau khi ăn sáng & chiều

  Một số lưu ý dùng thảo dược 
  • Trong 5 ngày đầu dùng Biminne 01 viên/ lần/ ngày
  • Dùng Canh dưỡng sinh để giúp cơ thể diệt virus gây viêm nhiễm
  • Cần loại bỏ nguyên nhân trực tiếp gây dị ứng (không khí ô nhiễm, nguồn nước, ăn uống,…)

Các thuốc đề cập ở trên như Biminne 01, Immune Reviver, Age Reviver đều được nghiên cứu và phát triển bởi một nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ GR Hu đứng đầu. Bác sĩ Hu có hơn 40 năm kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực y học chống lão hóa, miễn dịch và dị ứng tại Đại học Sydney và Đại học Y Thượng Hải. 
 


Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ sản phẩm nào để bổ trợ sức khỏe hay điều trị bệnh, quý vị nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia Thực Dưỡng để sức khỏe cải thiện tốt nhất!

Nếu quý vị đang mắc những căn bệnh mãn tính, mong bài viết này có thể sẽ hữu ích cho quý vị. Hãy đương đầu với bệnh tình bằng thái độ tích cực. Hãy kiên trì áp dụng Thực Dưỡng với lòng biết ơn Đấng tạo hóa. Quý trọng sự sống. Chú tâm đến nhu cầu tâm linh. Tinh thần lạc quan cũng chính là phương thuốc hay để quý vị có thể chịu đựng những khốn khó của bệnh tật. 

Xin mời các anh chị xem video bên dưới để hiểu rõ hơn!

Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng