Tai mũi họng

Chảy máu cam

Ngày đăng:08/03/2023
Nguồn tin: clb100.com
Cập nhật415
0

1. Nguyên nhân

Mùa thu, khi tiết trời bắt đầu chuyển sang hanh khô. Độ ấm không khí thường thấp, nhất là trong điều kiện đường sá có nhiều bụi bặm, bên cạnh đó, thời tiết lại thường có các đợt gió mùa đông bắc, se lạnh. Đó là điều kiện thuận lợi cho chứng chảy máu cam xuất hiện. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, song ở trẻ em, tỷ lệ thường cao hơn.

Chữ cam ở đây theo nghĩa là “Ngọt, có nghĩa là chứng chảy máu gây ra do một thứ bệnh có tên chung là “Bệnh cam. Bệnh thuộc chứng cam thường chỉ xuất hiện ở trẻ em. Vì trẻ em thường thích ăn nhiều đồ ngọt. Và sau mỗi lần ăn như vậy, các em lại không có thói quen súc miệng sạch. Chính điều đó là điều kiện tốt cho các yếu tố gây viêm nhiễm ở các bộ phận họng, mũi, lưỡi, niêm mạc miệng, răng lợi. Khi bị viêm niêm mạc mũi bị sưng tẩy, sung huyết. Các mao mạch ở niêm mạc mũi do viêm nhiễm dẫn đến xơ giòn, dễ bị đứt. Mặt khác với khí hậu của mùa thu và đầu đông khô hanh, kèm theo thời tiết lạnh, làm cho các mao mạch bị co lại, mà gây xuất huyết, tức “chảy máu cam. Đương nhiên, điều đó sẽ xảy ra nhiều hơn đối với những trẻ em có sức đề kháng kém hơn, và trong tình trạng cơ thể thiếu một số vitamin, liên quan đến tính thấm của thành mạch, như vitamin C, P, K. những chất có tác dụng làm cho thành mạch dẻo dai, bền chắc.

2. Triệu chứng

Chảy máu cam là chứng thường gặp, thường không có dấu hiệu gì báo trước, cũng không kể về thời gian. Có khi trẻ em đang nô đùa cũng chảy máu cam, có khi đêm ngủ máu cam ra lúc nào cũng không hay. Nếu bị chảy với lượng ít, số lần bị ít, thì ảnh hưởng cũng không lớn. Song nhiều trẻ do việc chăm sóc và quan tâm của gia đình không chu đáo, hiện tượng chảy máu cam sẽ xuất hiện nhiều lần, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đến việc học tập của các cháu.
Y học cổ truyền cho rằng, chảy máu cam là do nguyên nhân “huyết nhiệt” gây ra “huyết nhiệt sinh phong, tức cơ thể ở trang thái nhiệt sẽ làm cho “bức huyết vong hành”, tức là gây xuất huyết; mà trong trường hợp này là xuất huyết ở mũi. Do vậy mà Y học cổ truyền thường sử dụng các vị thuốc và phương thuốc mang tính lương huyết, chỉ huyết, kèm với bổ huyết để điều trị chứng bệnh này.

3. Điều trị bệnh bằng thảo được theo kinh nghiệm dân gian

Bài 1: Khi bị chảy máu cam, trước hết lấy ngón tay trỏ và ngón tay cái, ấn vào chỗ phía trên cánh mũi, hơi ngửa cổ về phía sau ngay. Đồng thời lấy một ít tóc rối, tên vị thuốc là loạn phát, loạn là “rối” “phát” là tóc. Trường hợp không có tóc rối có thể cắt một nhúm tóc cũng được. Đem tóc đốt cháy thành than, vò cho thành bột mịn, rồi đặt ngay vào bên lỗ mũi bị chảy máu, hít sâu vào trong máu sẽ ngừng chảy ngay.

Bài 2: Ngó sen tươi 40g, móng giò lợn 1 cái. Ninh nhừ, ngày ăn một lần. Cách 2 ngày ăn lại. Làm liền như vậy 2 tuần, là được. Cách này rất dễ làm, và tiện cho các trẻ nhỏ.

Bài 3: Lá sen tươi 50g hoặc 20g khô. Sắc uống. Để tăng tác dụng, cần đem lá sen sao cháy.

Bài 4: Lá cây huyết dụ 12 - 16g, cỏ nhọ nồi, lá trắc bách diệp, cùng lượng 10g, sao đen, sắc uống ngày một thang, 2 lần, uống sau bữa ăn 1 giờ 30 phút. Uống liền hai tuần lễ.

Bài 5: Hoa hòe (sao cháy) 12g, trắc bách diệp (sao cháy) 12g, kinh giới tuệ (sao cháy) 12g, chỉ xác (sao vàng xém cạnh) 12g. Dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang, chia 2 lần uống, sau bữa ăn 1 giờ 30 phút. Uống liền 2 tuần.

Bài 6: Lá dâu 16g, cỏ nhọ nồi 16g. Đun lấy nước uống, hoặc dùng lá tươi, giã nát, vắt lấy nước uống.

Bài 7: Lá trắc bá (sao đen) 16g, rau má 16g, đun lấy nước uống. Đồng thời lấy lá dầu non hoặc cỏ nhọ nồi tươi, vò nát, nút vào lỗ mũi.

Bài 8: Hoa kinh giới (sao đen), tán bột mịn, lấy vỏ quýt nấu nước, hòa với bột trên uống ngày 2 - 3 lần.

Bài 9: Mướp 1 quả, rau ngót 100g, bạc hà 10g, các vị rửa sạch, cho nước đun kỹ, chắt nước uống 3 lần/ngày.

Ngoài việc dùng thuốc Y học cổ truyền ra, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhất là cần bổ sung thêm thường xuyên các loại rau quả tươi, chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin C. Trong trường hợp cần thiết nên kết hợp uống thêm vitamin C và hoa hòe sao đen hàng ngày, dưới dạng chè hãm. Vì trong hoa hòe chứa rutin, một chất có hoạt tính vitamin P, có tác dụng làm giảm tính thấm của thành mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, làm giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt. Do đó, nó là thành phần hữu hiệu để đề phòng những biến cố của bệnh xơ vữa động mạch và suy yếu tĩnh mạch, gây chảy máu cam, ho ra máu và các chứng xuất huyết khác. 

Bài 10: Hái ngay một lá xương sông hoặc vài lá bạc hà tươi, vò nát, đút vào lỗ mũi, máu sẽ ngừng chảy ngay.

Bài 11: Hái một nắm lá mã đề tươi, rửa sạch, giã nát, thêm chút nước sạch rồi vắt lấy nước cốt uống, sau đó nằm yên trên giường, đầu gối cao, lấy bà đắp trên trán. Uống nước mã đề vài ngày liền sẽ chữa được chứng chảy máu cam vặt.

Bài 12: Rễ cỏ tranh 16g, lá tre 16g, thạch cao sống 12g, đổ 3 bát nước, sắc lấy một bát, uống trong 1 lần, ngày dùng 1 - 2 lần.

Bài 13: Lá trắc bá sao vàng 16g, rau má 16g, đổ 3 bát nước, sắc lấy 1 bát, uống trong 1 lần, mỗi ngày uống 1 - 2 lần. Có thể kết hợp lấy lá dâu non, lá nhọ nồi vò nát, nhét vào lỗ mũi có máu chảy, sau đó dùng khăn ướt đắp lên trán, nằm yên, đầu gối cao.

Thuốc tại chỗ:

Khi bị chảy máu cam thường dùng thuốc tại chỗ để chỉ luyện có thể dùng một trong các phương sau: 

Bài 14: Dùng một củ gừng tươi gọt nhọn, đem nướng qua rồi nhét vào lỗ mũi.

Bài 15: Sơn chi tử (quả dành dành) hoặc tông lu bì (bẹ móc) đốt cháy tán bột mịn rồi rắc vào lỗ mũi.

Bài 16: Thanh tương tử (hạt mào gà trắng) sắc đặc nhỏ vào trong mũi sẽ cầm được huyết.

Bài 17: Ngoài ra có thể dùng một ít tỏi và hồng đơn đồng lượng giã nhờ trộn đều, nếu xuất huyết mũi trái thì đắp vào lòng bàn tay phải và ngược lại mũi phải thì đắp tay trái, huyện sẽ được cầm.

Bài 18: Củ gừng tươi, củ tỏi, nướng nhét lỗ mũi sẽ khỏi ngay.

Nếu chảy máu cam liên tục dùng một trong các bài sau:

Bài 19: Vương bất lưu hành 30g, sắc đặc, uống nóng, ngày uống 1 tháng 

Bài 20: Đăng tâm 40g sao vàng tán bột, hòa với 4g chu sa, chia 2 - 3 lần uống với nước cơm.

Bài 21: Rễ hẹ tươi 30g, rửa sạch sắc với 200ml nước đến còn phân nửa thêm đường đỏ 10g, uống ngày 1 thang, chia 2 -3 lần sẽ có tác dụng chỉ huyết.

Bài 22: Tam thất 6g (hoặc tông lư bì 6g), sợi tóc 6g (sao tồn tính), tán bột, mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần với nước sắc trắc bách diệp, ngẫu tiết mỗi thứ 12g.

Bài 23: Nhân trung bạch (cặn nước tiểu) đem để lên hòn ngói mới cho khô, nghiền nhỏ pha thêm một ít xạ hương, hòa rượu nóng cho uống.

Bài 24: Lá trắc bách diệp 100g, sao đen, cho vào ấm sắc (đổ 150ml nước, sắc còn 50ml), lọc bỏ bã lấy nước. Ngoài ra lấy một củ tỏi giã nát đắp vào huyệt dũng tuyền lấy gạc băng lại. Đắp tỏi trước khi uống nước trắc bách diệp.

Bài 25: Lấy một nắm lá cây nhọ nồi, hoặc hai chiếc lá sen non, rửa bằng nước muối cho sạch, rang với một ít muội trộn nồi. Cho cả hai thứ vào một cái cối đã rửa sạch. Giã thật nhỏ, rửa sạch tay, vắt lấy nước cốt gạn trong để uống. Khi uống nên hòa vào một thìa nhỏ đường đỏ đánh tan.

Bài 26: Lấy vài ngọn bạc hà vò nát vắt nước nhỏ vài giọt vào lỗ mũi. Hoặc lấy 10g hạt nhãn, gọt hết phần vỏ đen quanh hạt nhãn, sấy khô, tán bột. Lấy tăm bông chấm bột hạt nhãn rắc vào lỗ mũi.

Bài 27: Có thể cho uống bột sắn dây pha đường và chanh, hay dùng 15g táo tàu ninh với móng giò (1 chiếc) mỗi ngày ăn một lần (ăn cả nước và cái).

3. Dùng thuốc thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh chảy máu cam


Điều mà nhiều người không biết là các loại thuốc Tây, kể cả thuốc bổ sung Vitamin, Thực phẩm chức năng, các loại từ công ty bán hàng đa cấp… đều làm từ hóa chất hoặc các chiết xuất, bổ sung, bảo quản bằng hóa chất nên nó là nguyên nhân chính gây bệnh: khi hóa chất lọt vào cơ thể, gan sẽ làm mọi cách để trung hòa, vô hiệu hóa các chất này và sau đó thận sẽ lọc, loại bỏ,…

“Thảo Dược từ Thiên nhiên” sẽ mang đến một phương pháp tối ưu. Những Dược thảo quý từ Thiên nhiên được chứng minh sẽ giúp cơ thể tái lập trạng thái quân bình từ đó tự chữa lành bệnh. 

Các sản phẩm thảo dược được đề cập ở đây đến từ Công ty G & W Australia. Tất cả thuốc của G & W Australia đều là thuốc Đông Y (Herbal Medicine) nên quý vị có thể dùng để chữa bệnh hiệu quả trong khi các loại Dược thảo khác bán trên thị trường đều là thực phẩm bổ sung (Dietary Supplement) nên người tiêu dùng không thể chữa được bất cứ bệnh gì và để bán được hàng họ phải quảng cáo tinh vi và sớm hay muộn người tiêu dùng sẽ thất vọng.

Cần áp dụng Thực Dưỡng hiện đại và các thuốc từ thảo dược quý hiếm trong thiên nhiên để điều trị bệnh
Canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa máu, giải độc
1. Canh Dưỡng Sinh
Với thành phần là các loại rau củ hữu cơ giàu khoáng chất, canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa môi trường máu, tiêu diệt vi khuẩn, thải độc cơ thể. Người mắc bệnh mỡ máu cao nên uống Ngày 2 lần mỗi lần 1 gói khi ăn sáng & chiều.
Nếu không tìm mua được Canh dưỡng sinh, quý vị có thể tham khảo Cách nấu Canh Dưỡng sinh tại CLB100.

Immune Reviver - Hồi sinh miễn dịch2. Immune Reviver: Phục hồi hệ miễn dịch. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần từ 1-2 viên sáng, chiều sau khi ăn. 
Age Reviver - Phục hồi sinh lực

3. Age Reviver: Phục hồi sinh lực toàn diện. Ngày uống 1 viên sau khi ăn trưa.

4. Biminne 1: 
Phòng chống các bệnh dị ứng, viêm xoang mũi
Ngày 2 lần – mỗi lần từ 1 – 2 viên sau khi ăn sáng & chiều

  Một số lưu ý dùng thảo dược 
  • Trong 5 ngày đầu dùng Biminne 01 viên/ lần/ ngày
  • Dùng Canh dưỡng sinh để giúp cơ thể diệt virus gây viêm nhiễm
  • Cần loại bỏ nguyên nhân trực tiếp gây dị ứng (không khí ô nhiễm, nguồn nước, ăn uống,…)

Các thuốc đề cập ở trên như Biminne 01, Immune Reviver, Age Reviver đều được nghiên cứu và phát triển bởi một nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ GR Hu đứng đầu. Bác sĩ Hu có hơn 40 năm kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực y học chống lão hóa, miễn dịch và dị ứng tại Đại học Sydney và Đại học Y Thượng Hải. 
 


Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ sản phẩm nào để bổ trợ sức khỏe hay điều trị bệnh, quý vị nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia Thực Dưỡng để sức khỏe cải thiện tốt nhất!

Nếu quý vị đang mắc những căn bệnh mãn tính, mong bài viết này có thể sẽ hữu ích cho quý vị. Hãy đương đầu với bệnh tình bằng thái độ tích cực. Hãy kiên trì áp dụng Thực Dưỡng với lòng biết ơn Đấng tạo hóa. Quý trọng sự sống. Chú tâm đến nhu cầu tâm linh. Tinh thần lạc quan cũng chính là phương thuốc hay để quý vị có thể chịu đựng những khốn khó của bệnh tật. Tấm lòng vui mừng là phương thuốc hay - Tinh thần suy sụp làm sức hao mòn.


Xin mời các anh chị xem video bên dưới để hiểu rõ hơn!

Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng