Hệ tiêu hóa

Nuốt nghẹn

Ngày đăng:23/11/2022
Nguồn tin: clb100.com
Cập nhật374
0

1. Nguyên nhân


Nghẹn là một triệu chứng thường gặp. Nghẹn là do rối loạn co bóp của thực quản mỗi lần có thức ăn, nước uống chạy từ xuống thực quản để đến dạ dày. Nhiều hiện tượng do ăn, uống gây nghẹn nhưng cũng có một số bệnh lý gây nên triệu chứng nghẹn. Nghẹn gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, không phân biệt vùng địa lý.

Nghẹn đo phản xạ làm rối loạn chức năng co bóp của thực quản: Đây là hiện tượng nghẹn thường hay gặp ở một số người dù tranh thủ ăn, uống vội vàng để giải quyết một việc cấp bách nào đó. Do ăn, uống vội nên phản xạ gây co bóp nhịp nhàng của thực quản bị đảo lộn, thức ăn hoặc nước uống được đưa xuống tại miệng nhưng phản xạ co bóp của thực quản chưa phản ứng kịp làm cho thức ăn, nước uống tạm dừng chuyển vận trong chốc lát gây nên hiện tượng nghẹn. 

Nhiều trường hợp không phải do ăn uống vội vàng mà vẫn nghẹn, đó là các trường hợp do tính chất của thức ăn thay đổi không hợp với khẩu vị như thường ngày, ví dụ có người chỉ quen ăn cơm không trộn canh, nhưng khi cơm trộn một ít canh tạo thành món cơm có tính chất sền sệt thì ăn vào là bị nghẹn ngay. Và như vậy cứ mỗi lần có cơm trộn canh sền sệt là ngay lập tức có phản xạ ngưng khi thức ăn đi qua thực quản gây nghẹn. Cũng có trường hợp do thức ăn lạ nên dù thức ăn mềm nhưng khi ăn vẫn bị nghẹn, ví dụ có người ăn bánh trôi, bánh chay nhưng vẫn bị nghẹn (lưu ý là những trường hợp nghẹn với dạng thức ăn như thế này nếu gặp ở người già hoặc trẻ nhỏ hết sức nguy hiểm). 

- Nghẹn do bệnh lý: Một số bệnh lý xảy ra tại thực quản có thể gây nên nghẹn.

+ Có khối u thực quản: Thường là ung thư thực quản, đôi khi là khối u lành tính. Bệnh này hay gặp ở người già. Ung thư thực quản là nguyên nhân phổ biến nhất gây nuốt nghẹn, cần được xác định chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để đến giai đoạn muộn, kết quả điều trị sẽ rất hạn chế.
+ Hẹp thực quản: Do rối loạn chức năng vận động của thực quản như co thắt thực quản, giảm nhu động thực quản (thường gặp ở người trẻ và trẻ em).
+ Viêm thực quản, có dị vật thực quản (hóc xương) hoặc tài thừa thực quản.
+ Khối u phế quản, khối u phổi (hay gặp ở người già), hoặc hạch to, phình mạch, tuyến giáp to, tim to do bệnh tim (hay gặp ở người trẻ)... gây chèn ép thực quản.
+ U thực quản có thể là lành tính, có thể là ác tính. Trong các trường hợp này, mức độ nghẹn tùy thuộc vào mức độ chèn ép của khối u; u càng lớn thì sự chèn ép càng mạnh gây nghẹn càng nhiều. Nếu giải quyết được khối u thì hiện tượng nghẹn cũng có thể hết. Ở thực quản cũng có thể gặp hiện tượng bỏng thực quản do nhiệt độ (thức ăn, nước uống) hoặc do axit. Nghẹn do bỏng thực quản cũng tùy thuộc mức độ bỏng, tùy thuộc vào khả năng phục hồi và tùy vào mức độ bỏng nặng hay nhẹ, có gây thực quản hay không và nếu có thì hẹp nhiều hay ít, có khả năng hồi phục hồi không? Nhiều trường hợp rối loạn thần kinh thực vật làm rối loạ vận động của thực quản gây hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản cũng có thể gây nuốt vướng, nghẹn.

Một số bệnh ngoài thực quản nhưng cũng có thể chèn ép vào thực quản gây nghẹn như bướu cổ đơn thuần hoặc dạng Basedow suy tim dày thất phải đè vào thực quản gây chèn ép thực quản gây nghẹn; một số bệnh về phối như u phế quản, u phổi...

2. Triệu chứng

Nghẹn là một triệu chứng xảy ra khi nuốt, thức ăn bị tắc ở họng hoặc thực quản, biểu hiện bằng nuốt khó khăn hoặc đột ngột khó thở, họ dữ dội. Hiện tượng nghẹn có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường thấy nhiều nhất ở người cao tuổi. Khi nuốt thức ăn, sự phối hợp các chức năng ở họng của người cao tuổi hay bị mất sự điều hành nhịp nhàng, làm cho thức ăn dễ rơi nhầm vào khí quản gây ho sặc sụa và nghẹt thở. Mặt khác, phản xạ về nuốt của cơ vòng đầu thực quản ở người cao tuổi rất chậm, thậm chí còn trơ lỳ” . Họ chỉ lơ đãng một chút, mãi suy nghĩ hoặc ăn nhanh ăn vội, nuốt miếng thức ăn lớn sẽ rất dễ bị tắc nghẽn thức ăn ở đoạn hẹp của thực quản do sinh lý hoặc bệnh lý.

Nghẹn thức ăn có thể gây tắc ở cổ họng, ở thực quản, khí quản hoặc cả hai. Nếu thức ăn làm bít tắc thực quản, đang ăn bỗng thấy nuốt khó, có nuốt, nấc nôn oẹ. Miếng thức ăn sẽ di chuyển vào khí quản do phản xạ của thanh môn mở ra. Lúc này, người bị nghẹn họ sặc sụa, nói không ra tiếng, khó thở tùy từng mức độ, có thể bị nghẹt thở.

- Co thắt ống thực quản gây nghẹn: Nếu thức ăn làm tắc khí quản, người bị nghẹn đột nhiên thở khó, sắc mặt đỏ tía rồi tím ngắt, thần sắc lờ đờ, nấc cụt. Nếu không được xử trí kịp thời và thỏa đáng, chỉ trong vài phút, tình trạng thiếu ôxy nghiêm trọng, cấp tính này sẽ dẫn tới tử vong.

3. Các phương pháp xử trí cấp cứu

Do khí quản bị tắc, việc thở ôxy qua mũi, họng là không tác dụng. Cần cấp cứu ngay tại chỗ, tranh thủ từng giây phút làm khai thông khí quản, đồng thời gọi báo cho mọi người, bác sĩ đến hỗ trợ giúp.

Trường hợp bị nghẹn vẫn tỉnh táo. Hãy để nạn nhân ngồi, hơi cúi nửa người trên ra phía trước. Động viên họ gắng sức ho mạnh. Khi ho, sẽ tạo ra dòng khí nhằm đẩy thức ăn ra ngoài đường hô hấp hoặc ít ra cũng tạo được khe hở cho việc thở. Người cấp cứu đứng ở phía sau, dùng khuỷu tay đập mạnh 4 cái vào vùng lưng giữa hai xương bả vai.

Nếu tình huống cho phép, người cấp cứu đứng đằng sau, để nạn nhân hơi cúi về phía trước, ôm ngang bụng nạn nhân, hai tay khóa chặt, dùng ngón cái xiết mạnh vào bụng trên 4 lần theo chiều lên miệng nạn nhân. Làm vài lần để đẩy thức ăn ở khí quản, ở cửa thanh môn ra, tạo khe hở để phục hồi chức năng hô hấp.

Nếu nạn nhân trong tình trạng bất tỉnh. Cách thứ nhất: cho nạn nhân nằm nghiêng. Người làm cấp cứu một mặt lấy ngón tay ấn lưỡi nạn nhân xuống, một mặt dùng khuỷu tay đánh mạnh 4 cái vào vùng lưng chỗ giữa hai xương bả vai. Cách thứ hai, để nạn nhân nằm ngửa, đầu ngả ra sau, người làm cấp cứu tỷ chặt khuỷu tay (có thể hai tay đan chặt) vào bụng nạn nhân, hích 4 cái hướng vào trong lên trên. Mục đích vẫn là tạo dòng không khí từ phổi, đẩy phần tắc nghẽn ra, tạo thông đường thở.

Nạn nhân bị nghẹn bởi thức ăn đặc, nhầy, dính như bánh và bánh gatô... thì ngoài cách cấp cứu nêu trên, phải để nạn nhân nên nghiêng dùng hai ngón tay móc hoặc kẹp thức ăn bị tắc ra. Chỉ cần lách được khe hở là có thể giữ được tính mạng nạn nhân.

4. Phòng chống nuốt nghẹn

Theo con số thống kê, hầu như người cao tuổi ăn nào cũng nghẹn với mức độ khác nhau. Nhưng điều đáng mừng là nghẹn hoàn toàn có thể tránh được nếu chú ý một số điểm sau:
- Ăn chậm: thường người cao tuổi ăn không được bao nhiêu nên ăn thong thả, ăn chậm, nhai kỹ. Đừng vội vàng, đừng giục người cao tuổi ăn nhanh. Chức năng răng lợi ở người cao tuổi cũng chỉ còn dưới 50% so với thời trẻ. Vì vậy, hãy ăn chầm chậm.

Tập trung khi ăn, uống: người cao tuổi không nên nói chuyện khi ăn, không nên mải mê suy nghĩ và đừng bực mình khi ngồi vào bàn ăn. Chỉ nên ngồi vào bàn ăn khi đầu óc thanh thản. Căng thẳng lo buồn, cáu giận làm ăn mất ngon, dễ rối loạn động tác nước. Ngược lại, ăn là một biện pháp làm sao đầu óc thư giãn, bớt lo buồn. Ăn miếng bé và nuốt từng miếng nhỏ, nuốt từ từ, để thưởng thức hương và vị của từng món ăn. Tại gia đình, nên làm những miếng thức ăn nhỏ cho người cao tuổi. Trong mọi tình huống, nên dùng dao, kéo cắt nhỏ thức ăn hoặc bỏ qua những món cứng, miếng to.

- Cách xử lý đơn giản và nhanh nhất là uống một ngụm nuốt từ từ, nhẹ nhàng. Nếu vẫn không hết, các bạn hãy uống 1 ngụm sữa tươi không đường, lưu ý là cũng uống từ từ. Chỉ cần vài phút sau là cơn nghẹn sẽ qua nhanh.
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng