090 66 55 044 0

Cốt tủy thực dưỡng

Thức ăn giúp mau lập lại quân bình cho bệnh cảm, cúm

Thực dưỡng hiện đại

Cốt tủy thực dưỡng

  • Ngày đăng29/02/2024
  • 1,4 NLượt xem
  • Nguồn tinclb100
Bị cảm cúm nên ăn gì là điều cực kỳ quan trọng mà bạn cần chú ý. Ăn uống đúng cách sẽ giúp bạn giải cảm và cung cấp đủ năng lượng, cũng như chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi của cơ thể.

1. Cơm gạo lứt

Đây là món rất lợi ích cho tất cả mọi loại bệnh và dùng rất tốt nếu sống trong môi trường có khí hậu nóng và khô.

Nấu bằng nồi áp suất

Nguyên liệu

  • Gạo lứt 1 chén (bát)
  • Nước: 1 chén hoặc hơn đôi chút
  • Muối biển 1 gram

Cách nấu

  1. Rửa (vo sơ) gạo cho sạch.
  2. Ngâm gạo trong nước 4 giờ đồng hồ.
  3. Cho muối vào. Dùng nồi áp suất nấu với lửa thấp trong 20 phút.
  4. Vặn lửa lên cao trong 10 đến 15 phút cho nồi đầy hơi (có tiếng xì xì).
  5. Giảm lửa xuống thấp và nấu thêm trong 30 phút hay hơn.
  6. Tắt lửa và để vậy trong 10 phút.
  7. Mở hơi giảm áp suất trong nồi trước khi mở nắp.
  8. Trộn đều từ trên xuống dưới.
  9. Ăn khi còn nóng hoặc ấm.

Nấu bằng nồi thường

Để nấu bằng nồi thường, tăng lượng nước lên 50%.

Cách nấu

  1. Rửa sạch gạo, ngâm trong 5 giờ đồng hồ.
  2. Thêm muối. Đậy nắp nồi (dùng nồi đất hay inox). Nấu với lửa thấp trong 20 phút.
  3. Vặn lửa lên cao cho nước sôi rồi hạ lửa xuống thấp nấu trong 1 giờ đồng hồ. Đừng mở nắp nồi.
  4. Vặn lửa lên cao lần nữa trong 10 giây đồng hồ.
  5. Tắt lửa và để vậy trong 30 phút.
  6. Ăn khi còn nóng hoặc ấm.

2. Cháo cảm (cảm lạnh)

Nguyên liệu

  • 1/3 chén gạo lứt.
  • 5 chén nước.
  • Hành lá (phần trắng (7 rép).
  • Lòng đỏ trứng gà ta ( trứng).
  • Nước tương cổ truyền 1 muỗng (cà phê).
  • Gừng nạo: 1 muỗng (cà phê).

Cách làm

  1. Rửa sạch gạo, ngâm trong nước sôi cho mềm.
  2. Cho vào nồi, thêm nước bắt lên nấu nhừ cho đến khi nổi nhựa gạo lên bên trên.
  3. Cho trứng gà + hành (đập dập)+ nước tương vào tô.
  4. Đổ nhựa cháo đang nóng vào, rồi cho gừng vào.
  5. Khuấy đều dùng nóng cho ra mồ hôi (Ghi chú: phần cháo còn lại có vỏ gạo lứt hơi khó tiêu).

3. Cháo suông

Nguyên liệu

  • 3 chén nước (hoặc nước súp rau củ).
  • 2 chén gạo lứt.
  • 1 gram muối biển.

Cách làm

  1. Rửa sạch gạo và ngâm trong 3 chén nước trong 4 giờ đồng hồ.
  2. Thêm muối và nấu nhừ trong 1 giờ (đậy hở nắp và đừng cho cháo trào).
  3. Dùng nóng.

4. Cháo kê

Dùng rất tốt cho bệnh Âm, nhất là bệnh ở cơ quan sinh dục, viêm tủy sống và viêm phổi, giúp ngủ ngon.

Nguyên liệu

  • 1/2 chén (bát gạo lứt)
  • 5 chén nước
  • 1/4 chén kê lứt
  • 2 gr muối biển

Cách làm

  1. Rửa gạo và ngâm trong 5 chén nước trong 5 giờ đồng hồ.
  2. Rửa sạch kê lứt.
  3. Cho chung gạo + muối + kê vào nồi.
  4. Đem nấu trong 30 phút với nhỏ lửa.
  5. Tăng lửa lớn lên trong 10 phút (không cho trào) rồi hầm trong 1 giờ.
  6. Khuấy trộn đều.
  7. Dùng ăn khi còn ấm.
Ghi chú: Nếu dùng nồi áp suất thì thời gian tốn ít hơn. Tuy nhiên cẩn thận chỗ thông hơi áp suất, phải thường xuyên vệ sinh và xoi lỗ thông hơi không cho bít lỗ.
Thêm vào đó, chú trọng vào vấn đề khi bị cảm cúm nên ăn gì cũng là một cách để bạn bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, từ đó tạo tiền đề cho việc khôi phục diễn ra thuận lợi hơn.
Xem thêm các thông tin hữu ích khá 
=> Thức uống và trà thảo dược cho bệnh cảm cúm
=> Thức ăn uống lợi ích cho bệnh Ho  
=> Kinh nghiệm hữu ích cho bệnh ho, cảm, cúm 
  • Cách áp dụng Thực dưỡng cho người mới bắt đầu

  • Tham gia ngay lớp học Thực dưỡng hiện đại tại Youtube:
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng