Cốt tủy thực dưỡng

Thức ăn có lợi ích cho bệnh đau khớp, thấp khớp

Ngày đăng:27/02/2024
Nguồn tin: clb100
Cập nhật1786
0
Sau đây là thức ăn được dùng rất thuận lợi cho tình trạng bệnh trong từ 1 đến 3 tháng đầu, sau đó ăn theo nguyên tắc ăn uống quân bình như phần đầu (PHẦN 1) đã ghi.
Chú ý: Áp dụng phải uyển chuyển để phù hợp với từng cá nhân trong từng môi trường sống tuỳ vào thể trạng và sự phản ứng của cơ thể người bệnh.

1. Cho bệnh thấp khớp dạng âm

Thực phẩm chính

  • Cơm gạo lứt hoặc cơm gạo lứt trộn luân phiên xích tiểu đậu, kê lứt ăn với Tekka, muối mè, tương tamari.
  • Tuỳ tình trạng cơ thể mà dùng lượng muối mè. Trung bình 2 muỗng muối mè trong một bát cơm (25 - 30 mè: 1 muối). Trường hợp có thêm bệnh thận và áp huyết cao cần giảm lượng muối, giảm lượng mặn.
  • Có thể nấu chung gạo lứt với phổ tai (một miếng nhỏ 5gr).

Thức ăn phụ

  • Bánh cuốn lứt, bún gạo lứt, giai đoạn đầu chữa bệnh tránh ăn bánh cuốn và mì làm từ yến mạch, yến mạch lứt chỉ nấu chín dùng là tốt.
  • Hành lá xào tương đặc (miso), phổ tai (Kombu) xào nước tương, củ sen xào rong tóc tiên (Hiziki), súp cá chép hầm rau củ (dùng cà rốt, ngưu bàng, đậu hoà lan, cải bó xôi, củ hành, kiệu tây, lá tía tô, ngò rí, rong wakame.... như nguyên tắc chính ở phần đầu).
  • Các loại súp nêm tương đặc (miso), làm từ lúa mạch (mugi) hay gạo & đậu nành (hatcho) đều tốt cả, loại hatcho dùng tốt hơn một chút. Rong biển như phổ tai (kombu) hay wakame đều dùng được hàng ngày khoảng 5gr, loại hiziki (rong tóc tiên) chỉ mỗi tuần 1 đến 2 lần (mỗi lần 5 gr).
  • Các loại rau củ dạng lá, củ tròn đều dùng được, thay đổi luân phiên không nên dùng thường xuyên một loại, đặc biệt tốt cho bệnh là bồ công anh, ngưu bàng, củ cà rốt, củ và lá củ cải trắng (daikon). Tránh ăn rau sống trong thời gian đầu mà chỉ nấu chính hoặc hấp lên dùng.
  • Súp mỗi ngày dùng khoảng 1 chén, cần nêm nhạt và không dùng dầu trong tháng đầu tiên, sau đó tăng lên từ chút mỗi tuần 1 đến 2 lần.
  • Tỏi dầm nước tương lâu năm (lượng dùng tăng dần từ 2 gr đến 5 gr), trường hợp bị huyết áp cao và suy thận không được sử dụng dài hạn.

Thức uống 

  • Trà gạo lứt rang, trà gạo lứt rang với trà già (trà bancha), sữa thảo mộc.
  • Trà gạo lứt xào (nếu chân bị sưng do ảnh hưởng đến tim).
  • Trà ngải cứu loãng.

2.  Cho bệnh thấp khớp dạng dương

Thức ăn chính

  • Cơm gạo lứt, cơm gạo lứt trộn tạp cốc như: xích tiểu đậu, đại mạch (barcy), cháo gạo lứt xào dầu mè.

Thức ăn phụ

  • Tương đặc (miso), miso trộn chút bơ mè, súp rau củ hầm cá chép, củ cải trắng sống (5 đến 10 gr) với nước tương, phổ tai (kombu) chiên dầu mè, cà tím nấu miso, dưa cải cám (5gr mỗi bữa ăn). Nên ăn nhạt ít muối, ít mặn.
  • Đậu hủ tươi mỗi tuần dùng từ 1 đến 2 lần, mỗi lần 50gr.

Thức ăn thêm

  • Khoai lang ta, đậu phụ (đậu hủ), cà tím, dưa chuột (dưa leo)
  • Rau có lá xanh (như cải rổ, cải bó xôi...)
  • Nấm sồi

Thức uống

  • Trà gạo lứt rang, trà gạo và trà già bancha, trà bancha, cà phê ngũ cốc. Chỉ uống khi khát, (uống từng hớp).
  • Nước ép cà rốt tuần 2 lần, không dùng với đá lạnh.
Khi xây dựng thực đơn cho người bệnh viêm khớp dạng thấp, cần vừa đảm bảo dinh dưỡng lại phù hợp với khẩu vị của người bệnh. Rau xanh, các loại cá béo, thực phẩm giàu chất xơ và chất chống ôxy hóa… là sự lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh
Xem thêm các thông tin liên quan khác
=> Thực ăn tạm thời nên tránh trong thời gian bệnh thấp khớp
=> Chăm sóc ngoại khoa bệnh thấp khớp
=> Vận động thân thể cải thiện tình trạng đang bệnh thấp khớp 
  • Cách áp dụng Thực dưỡng cho người mới bắt đầu

  • Tham gia lớp học Thực dưỡng hiện đại tại Youtube:
 
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

  • Thực phẩm chủ yếu dùng hằng ngày trong Thực Dưỡng

    * Các loại rau xanh: xà lách xoong, rau má, rau muống, rau đắng, rau cần tây, rau diếp quắn. * Các loại rau trái tròn hay dạng búp như bầu, bí đỏ. * Các loại củ như cà rốt, su hào, ...

    28/02/2024
    868
  • Những điểm quan trọng cần chú ý

    Cần chú ý 7 nguyên tắc thực dưỡng quan trọng sau đây: 1. ĂN khi cảm thấy đói và ăn vừa đủ no. 2. UỐNG khi cảm thấy khát và uống vừa đủ khát, 3. ĂN UỐNG phải phù hợp với quy luật ...

    27/02/2024
    1097
  • Thế nào là âm dương?

    ​ÂM và DƯƠNG chỉ là 2 từ dùng để chỉ 2 thuộc tỉnh khác nhau trong cùng một phạm trù sự vật hay hiện tượng hoặc cảm tính, hai thuộc tính này hoàn toàn đối lập nhau nhưng lại hỗ ...

    01/03/2024
    766
  • Chăm sóc ngoại khoa khi bị bệnh thận

    Trong tất cả loại bệnh suy thận nên áp nước gừng nóng lên thận 20 phút mỗi ngày trong vòng 1 tháng là ít nhất. Sau đó tuỳ tình trạng cơ thể mà tiếp tục hay không. Nếu có thể ...

    28/02/2024
    1005
  • Nguyên nhân của bệnh cảm cúm, cảm lạnh

    Ăn nhiều quá làm cho dạ dày quá tải, suy yếu, không sản sinh đủ kháng thể và tạo môi trường cho virus tấn công. Uống quá nhiều thì làm thận mệt mỏi không thể duy trì đủ lượng muối ...

    29/02/2024
    987
  • Giới hạn của thực dưỡng?

    Giới hạn của thực dưỡng:Chủ yếu của thực dưỡng là dùng thực phẩm thích hợp để giúp cơ thể tận dụng khả năng tái lập quân bình của chính nó từ đó bệnh tật sẽ chuyển hoá thành sức khoẻ ...

    01/03/2024
    582
  • Thức ăn tạm thời nên tránh trong thời gian bệnh cúm

    Thịt động vật, cá, hải sản (trừ con hàu),chế phẩm từ sữa (gồm cả kem lạnh), trái cây, thức ăn và thức uống có đường, rau sống, quả dưa (dưa hấu, dưa bở...), giấm (gồm cả giấm nuôi), cà chua, ...

    29/02/2024
    810
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng