Cốt tủy thực dưỡng

Nguyên tắc phân định âm dương ?

Ngày đăng:01/03/2024
Nguồn tin: clb100
Cập nhật787
0

Nguyên tắc phân định âm dương

Âm dương chỉ có tính cách tổng quát và chỉ ứng dụng sau khi đã đi sâu vào chi tiết, sự phân biệt cũng theo 7 nguyên tắc như sau:

Về vật lý

  • Màu sắc theo Phản Quang đồ: Đỏ, Cam, Vàng Lục, Lam, Chàm, Tím. (Sắp xếp thứ tự từ duơng đến âm). Các làn sóng ngắn càng dương, toả nhiệt càng nhiều.
  • Hình dáng: Hình chữ nhật đứng âm hơn so với hình chữ nhật nằm ngang, hình dạng nhỏ hơn dương hơn.
  • Trọng lượng: Vật có cùng thể tích nhưng tỉ trọng hay trọng lượng nặng hơn thì dương hơn.
  • Cấu trúc: Vật đặc hơn thì dương hơn so với vật rỗng hơn.

Về hoá học

  • Thành phần K/Na: Càng lớn thì càng âm hơn so với vật thể cùng một đằng lượng.
  • Thành phần nước chứa bên trong: Càng chứa nhiều nước càng âm hơn.
  • Nhiệt độ: Nóng hơn thì dương hơn so với lạnh.

Về định hướng phát triển

  • Trên mặt đất: Càng phát triển xa mặt đất càng âm thí dụ cây dừa âm hơn so với cây đu đủ;
  • Dưới mặt đất: Đâm sâu thẳng xuống lòng đất là dương, lan rộng ra dưới mặt đất là âm, thí dụ như củ sắn dây dương hơn so với củ khoai mì,

Về sinh vật học

  • Thời gian tăng trưởng: Cùng trong một thời gian, vật thể tăng trưởng chậm dương hơn so với vật tăng trưởng nhanh hơn.
  • Thời gian nấu chín: Càng nấu lâu hơn thì càng dương hơn.

Về sinh thái học

  • Khí hậu: Vật mọc ở xứ lạnh có khuynh hướng dương hơn so với vật mọc ở xứ nóng hơn, thí dụ trái cây mọc ở vùng hàn đới dương hơn trái cây mọc ở vùng nhiệt đới.
  • Khuynh hướng: Phát triển trong mùa thu, mùa đông, khí hậu lạnh, độ tăng trưởng chậm hơn, dương hơn vật thể phát triển vào mùa xuân, mùa hạ, khí hậu ấm hơn, độ tăng trưởng nhanh hơn.

Về sinh hóa học

  • Khuynh hướng phát triển: Vật thể càng ly tâm lực chi phối nhiều chừng nào thì càng âm hơn so với vật bị cầu tâm lực chi phối nhiều hơn, thí dụ chuối phản ánh thành nải thành trái âm hơn so với trái mận.
  • Phản ứng hóa học: Làm cho co rút, teo tóp là dương so với làm cho giãn nở, choáng váng, say thì âm hơn.
  • Thời gian tác dụng: Sốt cao từ sáng đến trưa dương hơn sốt cao từ chiều dến tối.

Về sinh lý học

  • Vị trí: Phần sau đầu là dương, trán và hai thái dương là âm.
  • Sinh hoạt: Hoạt động thì dương hơn so với thụ động.
  • Dưỡng khí (oxygen): Nhiều là Dương, ít dưỡng khí là âm.
  • Hơi thở và nhịp đập tim: Nhanh là Dương, Chậm là Âm.
  • Tác động: Làm cho co rút, teo tóp là Dương. Làm cho giãn nở, choáng váng, say là Âm
  • Xúc cảm: Vui là Dương Sợ là Âm
  • Nhiệt độ: Nóng là Dương, lạnh là Âm.
  • Màu da: Hồng là Dương, Nhợt xanh là Âm.
  • Giọng nói: Giọng cao to là Dương, giọng lí nhí thấp là Âm.
Nếu bạn là người nhập môn thực dưỡng, nguyên lý Âm Dương chính là nền móng cơ bản để bạn có thể xây dựng một sức khỏe cân bằng và trí tuệ phát triển trí phán đoán. Đây là một bài viết đặc biệt được chuyển ngữ trực tiếp từ Tiếng Nhật. Tuy không mới nhưng lời lẽ, ngôn từ ý tứ rất rõ ràng trong sáng và dễ hiểu sẽ giúp bạn thấy thích thú khi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa tìm hiểu một thế giới mới. 
Xem thêm các thông tin liên quan khác
=> Âm dương áp dụng như thế nào trong việc phân loại và lựa chọn thực phẩm hay vị thuốc?
=> Thực dưỡng áp dụng âm dương như thế nào trong việc phân loại bệnh tật và chữa trị bệnh tật?
=> Áp dụng thực dưỡng không đúng, bị tụt cân không lên cân lại được phải làm sao? 
  • Cách áp dụng Thực dưỡng cho người mới bắt đầu

  • Tham gia ngay lớp học Thực dưỡng hiện đại tại Youtube:
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng