Thức ăn thực dưỡng

Các bệnh không nên ăn muối mè trong thời gian đầu hoặc hạn chế ăn muối mè

Ngày đăng:24/05/2023
Nguồn tin: clb100
Cập nhật2727
0
Muối mè là thức ăn không thể thiếu trong thực dưỡng, nhất là ăn thuần chỉ ngũ cốc lứt và muối mè, mè nhiều bổ dưỡng và tạo quân bình cho cơ thể. Trong mè có khoảng 55% dầu, 22% chất đạm (protein), ngoài ra còn chứa chất đồng, canxi, pentozan, lexitin, phytin và cholin. Mè ngoài trừ việc coi là một vị thuốc bổ cho ngũ tạng, nuôi huyết, lợi sữa (sản phụ), chống táo bón, bền gân, sáng mắt.
Gạo lứt muối mè
Kết hợp với muối biển với tỷ lệ từ 3 mè + 1 muối cho đến 20 mè (hay hơn) + 1 muối tuỳ theo bệnh tình, tuổi tác, hoạt động của từng người. Tuy nhiên do tính năng, tính dược của mè và muối (dù khi nhai nhỏ chất dầu trong mè bọc lấy phân tử muối làm ngăn tác dụng không mong muốn của mè và muối), khi sử dụng cần lưu ý mà sử dụng cho phù hợp như sau:

- Trẻ con và người lớn tuổi: nên dùng ít muối, tỷ lệ khoảng từ 10 đến 15 mè + 1 muối biển.
- Người trẻ và lao động nặng, vận động nhiều: nên dùng nhiều muối hơn, tỷ lệ trung bình từ 6 mè cho đến 10 mè 1 muối.
- Đối với các bệnh lệch quân bình Âm thì tăng phần muối hơn, đối với các bệnh Dương thì cần giảm phần lượng muối.
 
Tuy nhiên, có một số loại bệnh không nên dùng muối mè trong thời gian đầu, nếu ăn nhiều có thể gây bệnh năng thêm. Dưới đây là danh sách một số bệnh nên tránh ăn muối mè hoặc ăn hạn chế ăn trong thời gian đầu:

1. Các bệnh tránh ăn hoàn toàn muối mè hoặc chỉ ăn tối đa 1/2 muỗng cà phê muối mè như:

- Bệnh dị ứng, bệnh ngứa lở ngoài da, bệnh có khối u, bệnh ho, bệnh viêm phổi, bệnh ung thư phổi (kể cả Âm và Dương), bệnh ung thư vú (kể cả Âm và Dương), viêm tuỷ xương, viêm xoang mũi, ung thư tiểu trường, ung thư dạ dày, bướu dạ con (tử cung). Trong các loại bệnh này nếu dùng muối mè quá nhiều thì mè có thể gây tác hại.
- Các bệnh viêm sưng, bệnh suy thận, teo thận, huyết áp cao, viêm khớp Dương, viêm gan Dương, cứng động mạch, bệnh đục nhân mắt, bệnh cườm mắt, bệnh mất ngủ Dương, trong các loại bệnh này nếu dùng muối mè quá nhiều thì muối gây tác hại chủ yếu.

2. Các bệnh như: Ung thư đại trường, xuất huyết dạ con (tối đa chỉ ăn từ 1/2 đến 1 muỗng muối mè).

3. Bệnh suy thận chỉ có thể dùng 1/2 muỗng muối mè (tỷ lệ 35 mè /1 muối)

4. Bệnh sạn thận có thể ăn đến 2 muỗng muối mè cho 1 bát cơm, nhưng nếu kèm thêm suy thận thì cũng không được ăn quá 1/2 muỗng muối mè (như trên)

5. Bệnh viêm gan A, B, tuần đầu có thể ăn từ 2 đến 3 muỗng muối mè, sau đó phải giảm còn 1 muỗng (muỗng nhỏ, muỗng cà phê), do có thể lượng dầu trong mè tích lũy làm hư tổn gan (gan, mật lúc đó đã suy yếu không còn tiết ra đủ lượng biliburin để tiêu thụ chất lipid, trong trường hợp này sau khi đi cầu xong sẽ thấy có một lớp màng như dầu mỡ nổi trên mặt nước)

► Top 10 món thiết yếu cần khi nhập môn thực dưỡng Ohsawa 
► Sắn dây - mơ muối: 2 cao thủ trong nhà bếp thực dưỡng



 
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

  • Muối hồng có thực sự tốt không?

    Muối hồng có tính chất hoá học tương tự như muối ăn thường và có chứa tới 98% natri clorua. Bên cạnh đó, muối hồng còn chứa một lượng nhỏ các khoáng chất như kali, magie và canxi. Những khoáng ...

    24/05/2023
    993
  • Thực dưỡng cho người mới bắt đầu phần 1

    Nếu bạn muốn áp dụng phương pháp thực dưỡng, nhưng còn e ngại vì chưa biết cách áp dụng sao cho đúng cách, sợ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy thì đừng lo lắng nữa, bài viết này ...

    12/09/2023
    562
  • Thực dưỡng cho người mới bắt đầu phần 2

    Bạn có tin rằng cơ thể bên trong của chúng ta được thiết kế với các cơ chế tự nhiên, có khả năng tự phục hồi và tự điều chỉnh khi gặp phải các tác nhân gây bệnh. Các biện ...

    12/09/2023
    424
  • Cách dùng hạt mơ

    Nhân hạt mơ, hay còn được gọi là hạt mơ, là một thành phần được cấu tạo từ quả mơ. Đây là một nguồn thực phẩm phong phú, nổi tiếng trong ẩm thực của nhiều quốc gia, nhất là ở ...

    12/09/2023
    249
  • Các món ăn giúp lấy lại quân bình cho người Tiểu đường

    Món ăn món xích tiểu đậu + phổ tai (kombu) + bí rợ (bí ngô) có lợi cho 2 loại bệnh tiểu đường, bệnh ở mắt, rối loạn tim, rối loạn tuần hoàn...

    01/11/2022
    2743
  • Bột nêm nào nên sử dụng trong thực dưỡng?

    Ohsawa đã kết tinh lại thành phương pháp thực dưỡng (Bột nêm dưỡng sinh). Phương pháp thực dưỡng bao gồm các nguyên tắc cơ bản, xuất phát từ quy luật âm dương. Mở rộng ra là 7 cách ăn thực ...

    24/05/2023
    1435
  • Tìm hiểu về Natto- thực phẩm lên men tốt cho sức khỏe

    Quá trình sinh trưởng và phát triển các vi sinh vật sẽ tạo ra các sự biến đổi về màu sắc, hương vị, hình thái của thực phẩm. Bên cạnh đó, nó cũng giúp chúng ta bảo quản các thực ...

    24/05/2023
    2198
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng