Các món từ đậu hủ

Trí tuệ tài chính – Bí quyết người Do Thái dạy con làm giàu

Ngày đăng:10/10/2022
Nguồn tin: clb100
Cập nhật1116
0
Người Do Thái được cho là một trong những nhà quản lý tiền bạc thông minh và sáng tạo nhất trên thế giới. Đối với con cái, họ cũng có cách dạy con sử dụng và quản lý tiền rất đặc biệt.
Trong 200 người nổi tiếng ảnh hưởng nhất tại Mỹ thì một nửa số người là người Do Thái; trong số giáo sư đại học ở Mỹ thì người Do Thái chiếm 1/3; trong số Luật sư ở Mỹ thì người Do Thái chiếm 1/4; trong số nhà văn, nhà biên kịch, nhạc sĩ hàng đầu ở Mỹ có 60% là người Do Thái; một nửa số doanh nhân giàu nhất thế giới là người Do Thái; có 1/3 số triệu phú Mỹ là người Do Thái; trong 40 người giàu nhất nước Mỹ theo xếp hạng của Forbes có 18 người Do Thái; có 10 Nghị sĩ Thượng viện và 27 Nghị sĩ Hạ viện Mỹ là người Do Thái.

Người xưa có câu: Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Nhưng đối với dân tộc Do Thái thì câu tục ngữ này hoàn toàn sai. Bằng chứng là rất nhiều dòng họ giàu có đến 200, 300 năm và nguyên nhân thì có lẽ cả thế giới đều biết. Người Do Thái có ý thức giáo dục con cháu từ nhỏ về của cải và quan niệm về tiền bạc.

Dân số Do Thái chỉ chiếm 0,3% dân số thế giới nhưng điều đặc biệt là trong giới người siêu giàu có tới 1/4, 1/5 là người Do Thái, theo thống kê của Fortune. Những ví dụ điển hình là tỷ phú Warren Buffett – người sáng lập Quỹ Quantum George Soros, Paul Allen – đồng sáng lập Microsoft, Warner – người sáng lập Warner Bros, Reuters – người sáng lập Reuters, ông trùm dầu mỏ Mỹ Rockefeller…

Người Do Thái hiểu rõ, kiếm tiền tức là phản đối làm nô lệ của đồng tiền. Tuy nhiên thứ họ muốn dành cho thế hệ sau của mình chính là trí tuệ tài chính, thứ sẽ giúp đứa trẻ sống độc lập.

Xã hội hiện đại đòi hỏi một người muốn thành công cần các loại kỹ năng sinh tồn như kỹ năng quản lý tài sản, kỹ năng vượt khó, kỹ năng quản lý…Theo người Do Thái, nguyên tắc có làm có hưởng sẽ rèn luyện kỹ năng sinh tồn của trẻ, nhất là kỹ năng quản lý tài sản, trước giờ họ không coi kiếm tiền là một nhu cầu phải đợi đến độ tuổi nhất định mới bắt đầu vun bồi. Giống như quan niệm “dạy con từ thủa còn thơ”, họ luôn cho rằng “quản lý tài sản từ nhỏ” mới là phương pháp giáo dục tốt nhất.

Cách dạy con nhận biết tiền của người Do Thái
Trẻ con Do Thái tiếp xúc với tiền khi chỉ mới lẫm chẫm bước đi. Cha mẹ cho con cầm nắm, chơi và phân biệt tiền xu, tiền giấy, mệnh giá tiền của từng tờ.
Đồng thời, cha mẹ dạy con biết tiền này từ đâu mà có, phải làm gì để có tiền và tiền có thể mua bất cứ thứ gì con muốn. Khi đã quen với sự có mặt của tiền, trẻ lớn hơn sẽ biết dùng tiền mua đồ đạc, trao đổi hàng hóa.

Dạy con cách quản lý chi tiêu khi còn nhỏ
Rất nhiều phụ huynh Việt Nam lo con tiêu tiền lung tung nên tước đợt cơ hội cầm tiền của con. Ví dụ, con cần mua thứ gì đều phải xin bố mẹ, ngay cả tiền mừng tuổi phụ huynh cũng giữ hết. Phụ huynh Do Thái cho rằng, cách làm tai hại như vậy sẽ khiến trẻ có thói quan xin tiền cha mẹ, đến khi có tiền chúng sẽ mau chóng tiêu hết sạch, thiếu ý thức lập kế hoạch chi tiêu.
Sáng suốt hơn, các gia đình Do Thái còn cho thanh thiếu niên bắt chước cha mẹ quản lý tài khoản ngân hàng để giúp con em mình có sự chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống tương lai. Khi con cái được khoảng 12 tuổi, phụ huynh thường mở sổ tay chi tiêu, thông báo cho các thành viên tình hình chi tiêu trong gia đình, giúp con cái hiểu chúng cần phải quản lý tài chính gia đình như thế nào.

Ngoài việc dạy con sử dụng tiền một cách khoa học từ 8,9 tuổi, phụ huynh Do Thái còn khuyến khích con lao động kiếm tiền tiêu vặt như làm việc nhà, giúp việc tại cửa hàng tạp hóa, dọn vệ sinh, kinh doanh,… Bạn có thể biết đến nhiều vị tỷ phú Do Thái như George Soros, Warren Buffett. Họ thành công cũng một phần do được thừa hưởng kỹ năng quản lý tài sản ngay từ thủa nhỏ.

Nhưng có thể bạn sẽ phản đối vì cho rằng nên cho con ít va chạm với đồng tiền thì tốt hơn, tiêu tiền, kiếm tiền là chuyện sau này đi làm. Đúng là dạy con không coi trọng tiền bạc là một phẩm chất đạo đức tốt, nhưng phẩm chất này cũng không hề mâu thuẫn với việc bồi dưỡng kỹ năng quản lý tài sản. Người Do Thái hiểu rõ, kiếm tiền tức là phản đối làm nô lệ của đồng tiền. Tuy nhiên thứ họ muốn dành cho thế hệ sau của mình chính là trí tuệ tài chính, thứ sẽ giúp đứa trẻ sống độc lập.

Trẻ em Do Thái được dạy kỹ năng kiếm tiền
Trẻ em các nước khác thường chỉ có cách giảm chi để bảo toàn tài khoản của mình. Người Do Thái tiến hơn một bước. Họ khuyến khích con cái có nhu cầu chi dùng, nhưng phải tìm cách tăng thu để bảo vệ tài khoản.
Họ bồi dưỡng ý thức kiếm tiền của con để cho chúng hiểu được những quy tắc kiếm tiền, quy tắc quay vòng vốn, hiểu được những đạo lý đơn giản về báo đáp và thù lao qua những ví dụ thực tế trong lao động.

Trẻ có rất nhiều cách có thể kiếm tiền: Bán nước chanh vào ngày nghỉ, thanh lý những món đồ mình không dùng tới, trông trẻ, làm vườn… Đồng tiền từ sức lao động của chính mình là bài học vỡ lòng cho trẻ em Do Thái, mang đển của cải vật chất và cả tinh thần.

Kỹ năng dùng tiền cho cuộc sống tốt đẹp
Không biến con cái mình thành những cái máy kiếm tiền lạnh lùng, người Do Thái đưa tiền bạc thành triết lý sống. Quản lý tốt tiền bạc, thái độ với đồng tiền được xem như cách giáo dục đạo đức và cách ứng xử cho trẻ. Từ những bài học về tiền bạc, con trẻ sẽ được truyền thụ nhân sinh quan về cuộc đời.

Trẻ cũng thường xuyên tham gia các hoạt động gây quỹ cộng đồng. Trẻ sẽ hiểu đồng tiền kiếm được chân chính tạo nên giá trị con người, giúp con người thực hiện được những điều mình thích. Đồng thời, đồng tiền ấy có thể san sẻ với những người bất hạnh, mang lại cuộc sống tốt đẹp và công bằng hơn.

Trong thời đại ngày nay, kỹ năng tài chính là một trong những kỹ năng sống cốt lõi để mỗi cá nhân có thể hòa nhập với xã hội hiện đại. Để có thể làm chủ tương lai của mình cũng như có được sự tự chủ về tài chính, trẻ em cần được giáo dục sớm về tiền và kỹ năng quản lý tài chính để thấm nhuần được những thái độ, thói quen tốt và cách ứng xử đúng đắn về tiền ngay từ khi còn nhỏ, từ đó hình thành nền tảng cho một tương lai tài chính thành công.
 
 
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng