Các món từ đậu hủ

Chặng đường đi đến thành công của tỷ phú dollar Phạm Nhật Vượng

Ngày đăng:24/05/2023
Nguồn tin: clb100
Cập nhật1721
0
Chỉ cần nhắc đến Vingroup thôi, nhiều người sẽ nhớ ngay đến doanh nhân Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup. với hàng loạt những nổ lực và cống hiến không biết mệt mỏi cho nền kinh tế đất nước, Phạm Nhật Vượng đã trở thành hình mẫu lý tưởng cho nhiều bạn trẻ có đam mê khởi nghiệp. Nhưng đằng sau những câu chuyện thành công là cả một chặng đường dài vượt gian khổ, khó khăn. Vậy hành trình ấy diễn ra với ông như thế nào? Hãy cùng clb100 tìm hiểu về tỷ phú dollar đầu tiên của Việt Nam ngay bây giờ nhé.

Phạm Nhật Vượng quê gốc ở Hà Tĩnh nhưng sinh tại Hà Nội vào năm 1968, những năm chiến tranh xảy ra ác liệt ở Viêt Nam. Cha ông làm việc trong không quân Việt Nam, còn mẹ ông mở quán trà bán ở vỉa hè. Khi hòa bình lập lại, kinh tế cả nước khó khăn, gia đình ông nhiều lúc phụ thuộc hoàn toàn vào khoản thu ít ỏi từ quán trà của người mẹ. “Khi đó, giấc mơ của tôi không hề lớn, tôi chỉ muốn giúp đỡ gia đình thoát nghèo”, ông nhớ lại.

Bằng con đường học hành, Phạm Nhật Vượng đã thoát khỏi tình thế khó khăn đó. Học giỏi toán, ông được nhận một suất học bổng theo học ngành kinh tế học tài nguyên ở Moscow, Nga. Năm 1993, ông tốt nghiệp đại học.
Khởi nghiệp trái ngành – ông vua thức ăn chế biến
Sau khi kết hôn với người bạn gái cùng học, Phạm Nhật Vượng quyết định ở lại nước ngoài, với mong muốn tranh thủ những cơ hội mà thời kỳ hậu Liên Xô mang lại. Cặp vợ chồng trẻ tìm đường sang Ukraine. Với kinh nghiệm học được từ quán trà ngày xưa của mẹ, ông vay mượn bạn bè và người thân được 10.000 USD và mở một nhà hàng Việt Nam tại quốc gia Đông Âu này. Nhận thấy nhu cầu tốt, ông cũng bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền trên một dây chuyền nhập từ Việt Nam. Ý tưởng về một nhà hàng mỳ ăn liền khi đó là toàn toàn mới mẻ với người Ukraine, và được khách hàng hưởng ứng tích cực. “Người Ukraine khi đó rất nghèo và đói khổ”, ông Vượng nhớ lại.
Mì ăn liền Mivina
Vì thế, Phạm Nhật Vượng đã chấp nhận dấn thân vào rủi ro. Thay vì kinh doanh một cửa hiệu mỳ quy mô nhỏ, ông đem thế chấp mọi thứ mà ông có để đi vay vốn với lãi suất “cắt cổ” 8% mỗi tháng để mở rộng sản xuất. Ngày 8/8/1993 mì ăn liền Mivina ra đời, Với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ Việt Nam, loại mì gói nhanh chóng được người dân Ukraine đón nhận. Không những thế, ông Vượng tiếp tục sản xuất thêm thức ăn nhanh như rau thơm khô, súp đóng hộp, bột khoai tây...Dưới sự dẫn dắt của Phạm Nhật Vượng, chỉ trong vòng 3 năm, ông đã đưa Technocom từ một công ty nhỏ bé vươn lên thành một tập đoàn hùng mạnh với thương hiệu Mivina nổi tiếng tại Ukraine. Phạm Nhật Vượng trở thành “ông vua” thực phẩm chế biến ở nước này. Năm 2010, ông Phạm Nhật Vượng bán lại Technocom cho Nestle với giá 150 triệu đô. Vào thời điểm đó, ông Vượng còn sở hữu 2 nhà máy lớn ở Kharkov với doanh thu 100 triệu USD/năm. Công ty có khoảng 1900 công nhân

Quay về Việt Nam – đưa tập đoàn Vingroup ngày một vững mạnh
Trong nhiều năm, khi kiếm được tiền nhờ công ty mỳ gói ở Ukraine, ông đã chuyển tiền về nước để đầu tư vào các dự án với mong muốn nắm bắt cơ hội trong nền kinh tế đang phát triển nhanh ở quê nhà.

Chiến lược của ông tại Việt Nam bắt đầu khá đúng lúc. Vào cuối thập niên 1990, Phạm Nhật Vượng có chuyến đi tới thành phố biển Nha Trang. Ở thời điểm đó, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh. Việt Nam đã tránh được những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997, bình thường hóa quan hệ thương mại với Mỹ, và tái khẳng định vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Từ năm 2000-2006, GDP của Việt Nam tăng trưởng ít nhất 6% mỗi năm. Nhận thấy cơ hội tốt, ông tính sẽ đầu tư vào một dự án nhỏ trong nước. Ông muốn biến một hòn đảo nhỏ còn sơ khai ngoài khơi thành một khu nghỉ dưỡng sang trọng. Và kết quả là sự ra đời của khu nghỉ dưỡng hạng sang Vinpearl.
Khách sạn VinOasis Phú Quốc 5*
Một lần nữa ông lại nhanh chóng tìm thấy thành công. Trong năm tiếp sau đó, ông khai trương trung tâm thương mại Vincom Bà Triệu, tòa tháp tổ hợp thương mại đầu tiên tại Hà Nội. Ba năm sau, ông xây thêm 260 phòng ở Vinpearl, cùng với tuyến xe cáp dài hơn 3 km nối giữa Vinpearl và đất liền.

Chưa dừng ở đó, ông tiếp tục xây thêm nhiều dự án bất động sản cao cấp tại Hà Nội, trong đó có Vincom Village. Vincom, công ty bất động sản thương mại và nhà ở của ôngVượng, đã lên sàn chứng khoán từ năm 2007. Khi đó, ông duy trì Vinpearl như một công ty riêng chuyên về nghỉ dưỡng cao cấp. Tháng 9/2009, Technocom đổi tên thành Tập đoàn Vingroup và chuyển trụ sở từ Kharkov (Ukraina) về Hà Nội
 
Tập đoàn Vingroup
Các lĩnh vực mà tập đoàn Vingroup đang kinh doanh
Từ năm 2010 đến nay, Phạm Nhật Vượng dốc toàn tâm đầu tư cho Việt Nam với việc phát triển hàng loạt các dự án nhà ở, khu đô thị, nghĩ dưỡng mang thương hiệu của Vingroup (Royal city, Time city, Vinhomes, Riverside, Vinpearl Nha Trang, Vinpearl Phú Quốc...)

Ông hiện vừa là sáng lập viên, vừa là thành viên Hội đồng quản trị Vinpearl Land (VPL) và Công ty Cổ phần Vincom (VIV). Tháng 8/2009, Phạm Nhật Vượng được bầu làm Chủ tịch hội doanh nhân Việt Nam

Tháng 2 /2012, cổ phiếu Vingroup (mã: VIC) chính thức được phát hành trên sàn giao dịch đã minh chứng tiềm lực của tập đoàn.

Hiện nay, Vingroup đã khẳng định mình với 4 nhóm thương hiệu chiến lược gồm: Vinhomes (Hệ thống Bất động sản nhà ở dịch vụ hạng sang); Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp); Vinpearl (Bất động sản du lịch; dịch vụ du lịch – giải trí); Đồng thời mở rộng ra các lĩnh vực như Vinmec (y tế chất lượng cao), Vinschool (giáo dục)… và mới nhất là Vinfast (ô tô).

Năm 2014 được đánh giá là năm bản lề gia nhập thị trường bán lẻ của tỷ phú Phạm Nhât Vượng khi mua lại chuỗi siêu thị thuộc quản lý của Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) và xây dựng các thương hiệu như VinFashion, BFF, VinDS (chuỗi siêu thị tổng hợp), VinPro (bán lẻ điện máy). Bên cạnh đó, đơn vị này cũng ra mắt thương hiệu thương mại điện tử “A Đây Rồi” để cùng các công ty con trong lĩnh vực bán lẻ khác mở rộng phạm vi hoạt động, tăng độ phủ trên thị trường.
 
Dự án Vinfasst - canh bạc mạo hiểm
2018 là một năm đáng nhớ đối với Vingroup khi tập đoàn này cho ra mắt những sản phẩm mang đậm dấu ấn trí tuệ Việt Nam như tòa tháp chọc trời Landmark 81 hay những mẫu sản phẩm điện thoại Vsmart.

Tuy nhiên, trong một bài phỏng vấn rất dài của Tuổi Trẻ, ông Vượng không hề có một câu chữ nào nói về hai sản phẩm này của mình, tất cả chỉ xoay quanh tầm nhìn của Tập đoàn ông. Người ta nói rằng ông là một người đàn ông lạ kì.
Thế nhưng, con người lạ kì đó vào hôm 6/3/2019 vừa qua đã có một đoạn video được cho là quảng cáo chiếc xe hơi đầu tiên của mình: VinFast.
Chiếc SUV Lux SA2.0
Theo đó, Phạm Nhật Vượng là người đầu tiên lái thử chiếc xe hơi VinFast SUV Lux SA2.0, chiếc SUV đầu tiên của Vin, đồng thời là chiếc SUV đầu tiên của Việt Nam lăn bánh.

Sau khi lái thử chiếc xe tại tổ hợp nhà máy của VinFast ở Đình Vũ-Cát Hải (Hải Phòng), câu đầu tiên Phạm Nhật Vượng chia sẻ là: Chiếc xe thật tuyệt vời, xin chúc mừng VinFast.

Vị tỉ phú sau đó cũng khẳng định khi xe VinFast chính thức bán ra thị trường, ông sẽ thay thế chiếc xe Lexus LX570 đang sử dụng bằng xe VinFast.
 
Phạm Nhật Vượng với những cống hiến trong ngành giáo dục
Toàn cảnh trường Đại học VinUin
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đầu tư 6.500 tỷ đồng mở trường đại học VinUni, chấp nhận bù lỗ 10 năm. Ngày 15/01/2020, Trường Đại học VinUni - địa học tinh hoa và tư thục phi lợi nhuân đầu tiên đã chính thức khánh thành tại đại đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm, Hà Nội) và bắt đầu chào đón các sinh viên đầu tiên của niên khóa 2021. VinUni đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định thành lập trường đại học VinUni vào ngày 17/12/2019 với tổng đầu tư lên tới 6.500 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup. Trong đó, 3.500 tỷ chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và 3.000 tỷ dành để cấp học bổng tài năng, hỗ trợ tài chính cho sinh viên cũng như bù lỗ vận hành cho 10 năm đầu tiên. VinUni theo mô hình đại học tinh hoa, đào tạo và phát triển nhân tài cho tương lai.
 
Nổi lực chống Covid của ông chủ Tập đoàn Vingroup
Sau khi hỗ trợ 5 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch COVID-19 (vào ngày 15/3) thì đến ngày 25/3, thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tập đoàn VinGroup lại tiếp tục đề xuất tài trợ gói trang thiết bị y tế, máy móc – hóa chất xét nghiệm virus Sars-CoV-2 trị giá 100 tỷ đồng.
Gói tài trợ 100 tỷ đồng này bao gồm 100 máy thở cao cấp dùng cho xâm nhập và không xâm nhập, 800 bộ test COVID-19 của Hàn Quốc, 200.000 test COVID-19 của Hàn Quốc,…

Trước đó, ngay từ tháng 2, Quỹ Đổi mới sáng tạo (VINIF), Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn – VINBDI (thuộc Tập đoàn VinGroup) đã ký kết tài trợ 3 dự án nghiên cứu ứng phó nhanh với dịch Covid-19. Ba đơn vị nhận được tài trợ gồm công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
Toàn bộ kinh phí tài trợ sẽ được các đơn vị sử dụng để nghiên cứu, chế tạo thử nghiệm vaccine, xác định đặc điểm dịch tễ và virus của bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, xây dựng mô hình ước tính tình hình dịch bệnh, dự đoán khả năng lây truyền, xác định biện pháp ứng phó cần thiết và đưa ra cảnh báo phù hợp.

Bên cạnh việc tài trợ các trang thiết bị y tế cho công tác chống dịch, Tập đoàn VinGroup còn kích hoạt nhiều chương trình, kế hoạch khác nhằm hỗ trợ những khó khăn cho các đối tác, khách hàng trong mùa dịch này.

Theo đó, vào đầu tháng 3, CTCP Vincom Retail đã công bố dành 300 tỷ đồng hỗ trợ cho các đối tác thuê mặt bằng trung tâm thương mại trên toàn hệ thống.

Đáng chú ý, mới đây tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đã quyết định chi trả 100% chi phí 2 chiều chuyến bay của hãng Vietnam Airlines để đưa công dân nước bạn về nước đồng thời đón người Việt tại Ukraine hồi hương.
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng