Các món từ đậu hủ

5 doanh nhân khởi nghiệp thành công sau khi về hưu

Ngày đăng:24/05/2023
Nguồn tin: clb100
Cập nhật1893
0

Bắt đầu xây dựng công ty khi đã có trong tay nhiều kỹ năng và kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp là một lợi thế lớn của những người khởi nghiệp muộn.
 
Doanh nhân khởi nghiệp muộn thường là những người đã có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trong việc quản lý doanh nghiệp, đây là điều đã khiến start-up trẻ thất bại khi thiếu.
 
CNBC trích một nghiên cứu của tổ chức Kauffman Foundation cho biết, trong hơn một thập kỷ qua, những người Mỹ khởi nghiệp ở độ tuổi từ 55 đến 64 chiếm tỷ lệ cao hơn so với những người trẻ từ 20 đến 34 tuổi.
 
Theo Ellen Thrasher - đại diện Cục quản lý các doanh nghiêp nhỏ tại Mỹ, những người có thâm niên làm việc từ 20 - 30 năm trở lên thường rất phù hợp với tinh thần doanh nhân, bởi họ đã từng làm việc chung với nhiều kiểu người và biết cách quản lý công việc một cách hiệu quả. Đây là những kiến thức mà không phải start-up nào cũng có thể hiểu và biết cách làm ngay được.
 
Sau đây là 5 doanh nhân khởi nghiệp muộn đã tìm thấy thành công khi quyết định theo đuổi những ý tưởng kinh doanh độc đáo.
 
1. Yuval Zaliouk – Tiệm bánh quy Almondina
Bánh Almondina nổi tiếng bởi không chứa cholesterol, chất béo, muối hay chất bảo quản
Năm 1989, Yuval Zaliouk (75 tuổi) - Giám đốc nhà hát Toledo Symphony Orchestra đến tuổi nghỉ hưu và ông đã quyết định mở tiệm bánh quy Almondina dựa theo công thức chế biến mà bà ngoại để lại, thay vì tiếp tục công việc có liên quan tới âm nhạc ở một nơi khác.
 
Ông là ví dụ điển hình cho những người làm nghệ thuật “lấn sân” thành công sang lĩnh vực kinh doanh. Zaliouk chia sẻ: “Những người làm trong lĩnh vực nghệ thuật thường không thích dính dáng đến chuyện kinh doanh, nhưng bù lại họ có khả năng sáng tạo tuyệt vời”.
 
Bánh quy của Zaliouk nổi tiếng bởi không chứa cholesterol, chất béo, muối hay chất bảo quản; là lựa chọn hàng đầu của những người bận rộn hay ăn uống qua loa nhưng quan tâm đến sức khỏe của mình. Ông tiết lộ, cái tên Almondina được đặt theo tên bà ngoại ông (Dina) cùng với vị quả hạnh nhân của bánh (Almond).
 
Hiện thương hiệu này đã có mặt trên hầu hết nước Mỹ và xuất hiện trên kệ của những siêu thị nổi tiếng thế giới như Wal-Mart, Whole Foods, Trader Joe’s…
 
2. Judi Henderson-Townsend – Mannequin Madness
Mannequin Madness từng là một ý tưởng kinh doanh điên rồ đối với Henderson
Mannequin Madness là một công ty chuyên bán, cho thuê và tái chế ma-nơ-canh có trụ sở tại Oakland, California do Judi Henderson – Townsend (57 tuổi) làm chủ.
 
CNBC miêu tả Henderson là người rất có đầu óc kinh doanh khi đã quyết định mua lại toàn bộ số ma-nơ-canh tồn kho của một công ty thời trang với giá 2.500 USD và thành lập Mannequin Madness vào năm 2000. Với bà, đây là một quyết định điên rồ (Madness) và cái tên Madness Mannequin đã ra đời từ đó.
 
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên bà có ý định khởi nghiệp. Tôi đã từng gặp thất bại khi muốn mở một công ty đại diện cho nghệ sĩ, bởi vì vào thời điểm đó, không một ngân hàng nào muốn cho tôi vay tiền. Việc này đã làm cho tôi mất hết tự tin, Henderson cho biết.
 
Khi còn trẻ, Henderson từng làm việc cho Công ty Johnson&Johnson và Hãng hàng không United Airlines. Bà cũng từng có thời gian làm cho một công ty công nghệ - nơi mà bà đã học được cách tăng khả năng tìm kiếm bằng cách sử dụng những ứng dụng công nghệ.
 
Nhờ vậy mà sau này, Henderson đã nhận được 100.000 USD tiền tài trợ từ Tập đoàn Intel cho khả năng ứng dụng công nghệ của mình vào một ngành không liên quan tới chúng (mua, bán, tái chế ma-nơ-canh).
 
3. Heidi Ganahl – Camp Bow Wow
Camp Bow Wow có hơn 150 trung tâm có mặt trên khắp nước Mỹ và một số nơi ở Canada
Trước khi khởi nghiệp với Camp Bow Wow – chuỗi trung tâm chăm sóc chó vào ban ngày, thì Heidi Ganal (48 tuổi) đã là một nhân viên kinh doanh dược phẩm, đồng thời là người lập kế hoạch tài chính (có chứng chỉ CFP) và là chủ sở hữu một số danh mục đầu tư. Dù vậy, không có thứ gì trong số những công việc này khơi dậy niềm đam mê kinh doanh trong cô, đặc biệt là sau khi chồng (Bion) gặp tai nạn máy bay, Ganal đã cảm thấy cuộc sống trở nên vô nghĩa.
 
Sau đó chính anh trai của Ganahl đã đề nghị cô thử bắt đầu với Camp Bow Wow, vốn là ý tưởng kinh doanh mà Ganal và Bion đã có trước đó nhưng rồi bị rơi lãng quên sau cái chết của Bion.
 
Với số tiền nhận được từ bảo hiểm nhân thọ của chồng, Ganal đã mở trung tâm Camp Bow Wow đầu tiên tại Denver và tới năm 2003 thì cô bắt đầu nhượng quyền thương hiệu. Năm 2014, số tiền nhượng quyền của công ty đã lên tới 85 triệu USD.
 
Hiện tại, Camp Bow Wow có hơn 3.000 nhân viên làm việc trong 150 trung tâm nằm rải rác trên khắp nước Mỹ và một số nơi ở Canada. Ganal cho biết hiện tại cô đang tập trung vào lĩnh vực công nghệ với ứng dụng Facetimes và hợp tác cùng Công ty DogVacay nổi tiếng.
 
4. Wally Blume – Tiệm kem Denali Flavours
Denali Flavour có mô hình kinh doanh khác biệt khi bán công thức nấu ăn cho các nhà sản xuất thương hiêu
Wally Blume đã mở tiệm kem Denali Flavour vào năm 1995, khi ông đã bước sang tuổi 50 và nghỉ việc khỏi công ty sữa mà bản thân đã gắn bó gần 30 năm kể từ khi còn là một thanh niên vừa tốt nghiệp.
 
Blume đã tạo ra dòng kem Moose Tracks cực kỳ nổi tiếng dựa trên công thức pha trộn giữa vị kem vani, đậu phộng và kẹo mềm. Hiện tại Denali đã có hơn 40 vị kem khác nhau được bán trên khắp nước Mỹ, và mỗi năm công ty này đem về cho Blume hơn 80 triệu USD.
 
Denali Flavour có mô hình kinh doanh khác biệt khi bán công thức nấu ăn cho các nhà sản xuất thương hiệu
Và so với các hiệu kem truyền thống khác, Denali Flavour đã có một mô hình kinh doanh khác biệt hơn khi thay vì bán kem, Blume lại bán công thức nấu ăn cho các nhà sản xuất thương hiệu. Đây cũng là một trong số những công ty đầu tiên đưa phương pháp này áp dụng vào thị trường kem.
 
5. Im Ja Choi – Penn Asian Senior Services
Penn Asian Senior Services chuyên cung cấp các y tá chăm sóc tại nhà phục vụ những người nhập cư ở Philadelphia
Ở tuổi 57, Im Ja Choi đã có hai sự nghiệp rất thành công khi từng là nhà môi giới bất động sản hàng đầu tại Philadelphia và sau này là phó chủ tịch của một ngân hàng, nhưng bà cho biết mình chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ trở thành chủ một công ty.
 
Mọi chuyện bắt đầu từ khi Choi không thể tìm ra y tá chăm sóc tại nhà có thể nói được tiếng Hàn cho mẹ bà – vốn đang bị bệnh và không nói được tiếng Anh hay ăn thức ăn Mỹ. Khi đó, bà nhận ra có nhiều người lớn tuổi khác cũng gặp hoàn cảnh tương tự.
 
Penn Asian Senior Services chuyên cung cấp các y tá chăm sóc tại nhà phục vụ những người nhập cư ở Philadelphia.

Và Penn Asian Senior Services (tạm dịch: Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi châu Á) đã ra đời vào năm 2005, chuyên cung cấp các y tá chăm sóc tại nhà phục vụ những người nhập cư ở Philadelphia. Ngày nay, công ty đã có gần 400 nhân viên và sử dụng 11 loại ngôn ngữ khác nhau.
 
Bà cho biết giai đoạn khó khăn nhất khi mới mở công ty là lúc tìm kiếm nhà tài trợ. “Tôi đã từng hai lần đem căn nhà đi thế chấp để có tiền trả lương hàng ngày cho nhân viên, và phải mất hơn 2 năm sau tôi mới có thể hoàn vốn, bà nói.
 
Choi cũng tiết lộ rằng mình là người may mắn khi mượn được những khoản tiền vốn từ bạn bè. Bà cho biết mình là người rất quan tâm đến những vấn đề của phụ nữ và mối quen biết với các chính trị gia cùng công việc tình nguyện lúc trước đã giúp bà mở rộng mối quan hệ cho công việc kinh doanh.
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng