Một yếu tố thường được ít người nhắc đến nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người đó là độ pH trong cơ thể. Độ pH không chỉ ảnh hưởng đến cách cơ thể tiêu hóa thức ăn mà còn đến sự hoạt động của các tế bào và protein. Hãy cùng tìm hiểu về độ pH trong cơ thể con người và tầm quan trọng của chúng trong bài viết sau của CLB100.
Độ pH trong cơ thể con người là gì?
Độ pH là một chỉ số đo lường tính axit hoặc kiềm của một môi trường. Chỉ số pH được đo trên thang đo từ 0 đến 14, trong đó giá trị 7 được coi là trung tính. Giá trị dưới 7 cho thấy môi trường có tính axit, trong khi giá trị trên 7 cho thấy môi trường có tính kiềm.
Trong cơ thể con người, độ pH sẽ cân bằng khi rơi vào khoảng từ 7,35 đến 7,45. Đây được coi là môi trường kiềm lý tưởng cho mọi hoạt động của các tế bào và các phản ứng hoá học của cơ thể. Tuy nhiên, với tình trạng ô nhiễm môi trường, thói quen ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ các thực phẩm không sạch, nhiêu hoá chất như hiện nay, cơ thể dễ mất cân bằng pH và tích tụ axit dư thừa.
Sự tích tụ axit này có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng như tiểu đường, bệnh tim mạch, vấn đề hô hấp, ung thư và các bệnh dạ dày. Do đó, việc duy trì cân bằng pH trong cơ thể là yếu tố cần thiết để duy trì và cải thiện sức khỏe toàn diện của con người.
Lợi ích của việc cân bằng độ pH trong cơ thể
Như đã nói ở bên trên, cân bằng độ pH trong cơ thể con người rất quan trọng để có một sức khỏe tốt, không bệnh tật. Sau đây là một số lợi ích cụ thể hơn của việc cân bằng độ pH trong cơ thể:
- Hỗ trợ quá trình trao đổi chất: Cân bằng độ pH là điều kiện cần thiết để các quá trình trao đổi chất diễn ra đúng cách. Môi trường kiềm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dưỡng chất và loại bỏ chất độc từ cơ thể.
- Tăng cường hoạt động của các tế bào và protein: Độ pH ổn định trong cơ thể tạo điều kiện cho hoạt động của các tế bào và protein. Môi trường kiềm lý tưởng giúp tế bào duy trì sự sống và hoạt động sinh học hiệu quả, đồng thời tăng khả năng kết hợp và tương tác của các protein cần thiết cho nhiều chức năng cơ thể.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý: Sự duy trì độ pH trong khoảng 7.35 - 7.45 giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý bao gồm bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư và nhiều bệnh lý khác. Môi trường kiềm lý tưởng cũng là một điều kiện không lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và virus gây bệnh.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Cân bằng độ pH trong cơ thể giúp duy trì hoạt động tối ưu của các tế bào miễn dịch, cung cấp khả năng chống lại vi khuẩn, vi rút và các tác nhân gây bệnh khác.
Cách kiểm tra độ pH trong cơ thể con người
Kiểm tra độ pH của máu
Cách kiểm tra độ pH trong cơ thể một cách đúng và chính xác nhất là thông qua phép đo độ pH của máu. Đây là một phương pháp được thực hiện trong một môi trường đầy đủ dụng cụ y tế như bệnh viện hoặc phòng khám.
Cách thức thực hiện đo độ pH máu thường bao gồm việc lấy mẫu máu từ tĩnh mạch của bệnh nhân và sử dụng các thiết bị chuyên dụng để đo độ pH của máu. Điều này cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy về mức độ pH trong cơ thể, giúp chẩn đoán và theo dõi các vấn đề sức khỏe liên quan đến cân bằng pH.
Việc kiểm tra độ pH máu thường được thực hiện để theo dõi và đánh giá các vấn đề liên quan đến sự biến động axit trong cơ thể. Từ đó đưa ra những đánh giá chuẩn xác về sức khoẻ như huyết áp, hô hấp, đường huyết, thận và các tình trạng bệnh lý khác.
Kiểm tra độ pH của nước tiểu
Cách thứ hai có thể giúp bạn kiểm tra nồng độ pH trong cơ thể đó là thử pH nước tiểu. Nước tiểu là nơi để loại bỏ sự dư thừa axit hoặc kiềm mà các khoáng chất không thể xử lý hết. Do đó, cơ thể phải dựa vào việc bài tiết thông qua nước tiểu để giữ cho độ pH của cơ thể về mức ổn định. Nước tiểu sẽ phản ánh được sức lọc thải các chất của cơ thể thông qua các cơ quan như thận, tuyến thượng thận, phổi và tuyến sinh dục.
Tuy nhiên cách này không chuẩn xác bằng thử nghiệm độ pH trong máu. Độ pH lý tưởng của nước tiểu thường nằm trong khoảng từ 6,5 đến 7,0 vào buổi tối trước khi ăn tối. Độ pH trong nước tiểu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm thức ăn, mực độ nước và các yếu tố sức khỏe khác.
Xét nghiệm nước tiểu được sử dụng như một công cụ giám sát và theo dõi sự thay đổi trong sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt là trong việc đánh giá và theo dõi các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường và bệnh thận.
Làm sao để cân bằng độ pH trong cơ thể con người?
Để cân bằng độ pH trong cơ thể con người, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
Áp dụng chế độ ăn thực dưỡng hiện đại
Áp dụng chế độ ăn thực dưỡng hiện đại là một phương pháp ăn uống giúp duy trì cân bằng độ pH trong cơ thể. Chế độ ăn này tập trung vào việc tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng mà ít độc tố, ngăn ngừa tình trạng dư thừa axit như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, và các loại đậu, vốn có khả năng kiềm hóa và tạo điều kiện cho môi trường nội tiết ổn định.
Đồng thời, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường và những thức ăn có độ axit cao như thực phẩm chế biến sẵn và đồ chiên rán.
Ngoài ra, phương pháp thực dưỡng hiện đại còn khuyến khích cân bằng giữa các nhóm thực phẩm và chú trọng vào nguồn gốc tự nhiên, đảm bảo rằng thực phẩm được sử dụng luôn tươi mới và không chứa hóa chất độc hại. Bằng cách tuân thủ phương pháp này, bạn sẽ cải thiện sức khỏe tổng thể, nâng cao hệ miễn dịch và tăng cường năng lượng hàng ngày.
Uống đủ nước
Nước giúp loại bỏ chất cặn và đào thải các chất ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Ngoài ra, nước còn rất cần thiết trong quá trình kiềm hóa môi trường nội tiết, giúp trung hòa lượng axit. Do đó, cung cấp đủ nước mỗi ngày sẽ giúp độ pH trong cơ thể luôn giữ ở mức cân bằng và ổn định.
Tuy nhiên chúng ta cần uống nước một cách hợp lý, chỉ nên cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần và uống khi cảm thấy khát. Uống quá nhiều nước có thể gây hại cho cơ thể, làm cho các tế bào trương nở, gây áp lực lên thận và dẫn đến tình trạng mệt mỏi.
Ngủ đủ giấc
Khi ngủ, cơ thể không chỉ phục hồi năng lượng mà còn thực hiện các quá trình tái tạo tế bào và loại bỏ các chất độc (axit dư) tích tụ lâu ngày. Giấc ngủ đủ và chất lượng còn hỗ trợ các cơ quan nội tiết hoạt động hiệu quả, góp phần kiềm hóa môi trường nội môi và duy trì độ pH ổn định.
Việc thiết lập thói quen ngủ đúng giờ và sâu giấc rất có lợi cho sức khỏe. Để tạo một giấc ngủ tốt, bạn hãy tạo một nên tạo môi trường ngủ thoải mái, tránh ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử trước khi ngủ. Nếu cảm thấy khó ngủ thì có thể niệm chú, cầu nguyện hoặc đếm số cho dễ ngủ hơn.
Tập luyện yoga
Yoga kết hợp giữa các động tác linh hoạt, thở sâu và thiền định, giúp tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp oxy cho các tế bào và hỗ trợ quá trình kiềm hóa. Các bài tập yoga còn kích thích hệ tiêu hóa, giúp hấp thụ dưỡng chất hiệu quả hơn và ngăn chặn sự tích tụ của axit trong cơ thể.
Ngoài ra, yoga giúp giảm mức cortisol, một hormone gây căng thẳng có thể làm tăng độ axit trong cơ thể. Thực hành các bài yoga đều đặn mỗi ngày vừa tăng độ dẻo dai, cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, giúp cơ thể nhanh chóng trở về trạng thái quân bình, khỏe mạnh.
Canh dưỡng sinh cân bằng độ pH trong cơ thể
Canh dưỡng sinh, được tạo nên từ các loại rau củ giàu kiềm như ngưu bàng, cà rốt, nấm đông cô, củ cải trắng và lá củ cải. Loại canh này cung cấp một nguồn dinh dưỡng dồi dào, đồng thời tạo kiềm dương từ rau củ tự nhiên có tác dụng trung hoà lượng axit dư thừa, từ đó mà cân bằng pH trong cơ thể.
Canh dưỡng sinh đã chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ cân bằng độ pH trong máu. Việc thường xuyên tiêu thụ loại canh này giúp cơ thể quay trở lại trạng thái cân bằng nội môi, tự điều chỉnh và duy trì sự cân bằng giữa axit và kiềm trong máu. Kết quả là cơ thể được bảo vệ khỏi nhiều bệnh tật, luôn khỏe mạnh.
Việc duy trì độ pH trong cơ thể con người ở mức độ kiềm lý tưởng sẽ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm và tăng cường sức đề kháng. Để đạt được điều này, bạn nên thay đổi ngay những thói quen sống lành mạnh hơn như chế độ ăn uống cân đối, tập luyện thể dục đều đặn và sử dụng các phương pháp tự nhiên như canh dưỡng sinh để đảm bảo rằng cơ thể bạn luôn ở trạng thái cân bằng pH.
Nếu bạn muốn khám phá thêm về chế độ ăn uống thực dưỡng và các phương pháp giúp cân bằng pH cơ thể, hãy tham gia CLB100. Tại đây, bạn sẽ nhận được nhiều thông tin hữu ích và học hỏi từ những người có kinh nghiệm lâu năm trong việc áp dụng thực dưỡng. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng một lối sống khỏe mạnh đúng đắn hơn.
Xem thêm:
=> Tầm quan trọng của axit và kiềm trong cơ thể
=> Những giới hạn của thực dưỡng mà bạn cần phải biết
=> Hướng dẫn cách ăn thực dưỡng Ohsawa phù hợp với mọi người