Hệ tiêu hóa

​Viêm đại tràng mạn tính

Ngày đăng:25/11/2022
Nguồn tin: clb100.com
Cập nhật120
0

1. Nguyên nhân

Viêm đại tràng mạn là tình trạng tổn thương mạn tính của niêm mạc đại tràng, tổn thương có thể khu trú một vùng hoặc lan tỏa khắp đại tràng Viêm đại tràng mạn là bệnh hay gặp khá phổ biến.

Nguyên nhân của viêm đại tràng mạn có thể là do
- Di chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp, thương hàn lỵ trực khuẩn, lỵ amip và các nhiễm trùng khác.
- Do lao.
- Dị ứng.
- Tự miễn (viêm đại tràng loét không đặc hiệu). Rối loạn thần kinh thực vật (lúc đầu là rối loạn chức năng về sau thành tổn thương viêm loét...). 
- Sau các nhiễm độc: thyroxin, asen, photpho, nhiễm toan máu ure máu cao.
Có nhiều nguyên nhân, trong đó lỵ amip là phổ biến ở nước ta, có viêm đại tràng tổn thương loét thực thế, nhưng cũng có khi không thấy tổn thương, đau có tính chất cơ năng, bệnh hay tái phát, chế độ ăn rất quan trọng.

2. Phân loại

Có nhiều cách phân loại nhưng đa số ý kiến là nên chia viên đại tràng mạn ra làm 3 loại:
- Viêm đại tràng mạn sau lỵ amip (hay gặp nhất ở Việt Nam).
- Viêm đại tràng mạn sau lỵ trực khuẩn.
- Viêm đại tràng mạn không đặc hiệu.

2.1. Triệu chứng

- Triệu chứng toàn thân: Người bệnh mệt mỏi, ăn ngủ kém. chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, có thể có sốt. Nếu bị bệnh nặng thì cơ thể gầy sút, hốc hác.

- Triệu chứng cơ năng:
+ Đau bụng: vị trí xuất phát đau thường là ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái (vùng đại tràng gốc gan, góc lách). Đau lan dọc theo khung đại tràng.
+ Tinh chất, cường độ đau: thường đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ. Khi đau thường một “đi ngoài, đi ngoài được thì giảm đau. Cơn đau dễ tái phát.
+ Rối loạn đại tiện: chủ yếu là đi đại tiện lỏng nhiều lần một ngày, phân có nhầy, máu.
+ Táo bón, sau bài phân có nhầy, máu.
+ Táo, lông xen kẽ nhau (viêm đại tràng khu vực).
+ Mót rặn, tiêu già, sau đi ngoài đau trong hậu môn. - Triệu chứng thực thể:
+ Ấn hố chậu có thể có tiếng óc ách, chướng hơi, ấn dọc khung đại tràng đau.
+ Có thể sờ thấy “thừng xích ma như một ống chắc, ít di động. + Đau bụng dọc khung đại tràng, tăng lên sau khi ăn.
+ Rối loạn về phân: nát, lỏng, sống phân, phân có chất nhầy. 
+ Rối loạn về đại tiện, đi nhiều lần sau khi ăn, không thích nghi được với một số thức ăn như tôm, cua, cá, thức ăn lạnh...

Đối với viêm đại tràng mạn điều trị phải kiên trì, chú ý tới vệ sinh trong ăn uống; không ăn thức ăn khó tiêu, thức ăn ôi nguội. Tránh ăn thức ăn rán, gia vị, do hộp. Nên ăn thức ăn có nhiều vitamin

Táo bón: Án tăng rau tươi, chuỗi, khoai hầm; tiêu lòng không nên ăn sữa, vì sữa dễ lên men sinh hơi. Theo Y học cổ truyền viêm đại tràng thuộc phạm trù phúc thống (đau bụng) hoặc đại trùng ung. Viêm đại tràng là bệnh ở tỳ vị tràng do nhiều nguyên nhân gây ra.

4. Điều trị bệnh theo Tây y

Do nhiễm khuẩn thì cần cho kháng sinh Klion (Flagyl) 0,25 liều 2-4mg/kg/24h, một đợt dùng 8-10 ngày hoặc Enterosepton 0.25. với liều 2mg/kg/24h một đợt dùng 7-10 ngày.
- Chlorocid 0,25 với liều 20mg/kg/24 giờ. Một đợt dùng 6-8 ngày.
- Biseptol liều 2mg/kg/24 giờ. Một đợt dùng 8-10 ngày.
- Ganidan 0,5 liều 6-8 viên/50kg/24 giờ. Một đợt dùng 5-7 ngày.

5. Điều trị bệnh bằng thảo dược theo kinh nghiệm dân gian

- Nếu bị viêm đại tràng với biểu hiện táo bón, suy nhược cơ thể, lấy lá dâu (đồ chín, phơi khô) 500g, vừng đen sao 250g, con tằm (đồ chín, sấy khô) 250g. Tất cả tán bột, lấy keo mạch nha hoặc mật ong làm viên, sấy khô. Ngày uống 20g, chia hai lần.

- Viêm đại tràng thể đại tiện lỏng dùng nam mộc hương, bạch chỉ, sâm đại hành mỗi thứ 40g. Tất cả sao vàng, tán bột, ngày uống 10g, chia hai lần, hòa nước sôi uống.

- Viêm đại tràng co thắt, đại tiện táo: Bồ công anh (nối thành cao) 100g, nam mộc hương 60g, thảo quyết minh 50g. Hai vị sao vàng tán bột, hòa với cao bồ công anh, làm thành viên. Ngày uống 10-15g, chia hai lần.

- Viêm trực tràng, đi ngoài ra máu. Bột quả tơ hồng 20g, hoa hòe 30g, hoa kinh giới 20g. Các thứ trên sao đen tồn tính, lòng đỏ trứng gà (luộc chín) 1 quả, phèn phi 5g, sáp ong 15g. Lấy lòng đỏ trứng đánh tơi cho vào sáp ong, khuấy đều với các bột trên, làm thành viên. Ngày uống ba lần, mỗi lần 5g.

- Bắp cải luộc ăn hằng ngày, theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin A và vitamin P trong bắp cải kết hợp với nhau làm thành mạch máu bền vững hơn. Trong bắp cải còn chứa các chất chống ung thư như: Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol-33 carbinol.
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng