Cấp cứu

Ong đốt

Ngày đăng:24/02/2023
Nguồn tin: clb100.com
Cập nhật241
0
1. Thành phần nọc ong

Thành phần của nọc ong khá phức tạp gồm các enzyme protein và axit amin như các axit formic, clohydric, octophot phoric, lưu huỳnh... Nọc ong chứa một lượng lớn chất đạm, các tinh dầu bay hơi các enzyme hyaluronidase, phốt pho lipase, men tiêu huyết, men tiêu tế bào, chất gây dị ứng mạnh như histamin... Chính các tinh dầu bay hơi gây cảm giác nóng rát khi bị ong đốt.

Ngoài ra, trong nọc ong có một số kháng sinh, enzyme - phốt pho lipase A, cũng như hai axit amin giàu lưu huỳnh methionine và cystine và cả chất acetylcholine. Nọc ong được chứa vào 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chính sau đít ong. Tuyến bên trái chứa chất kiềm lỏng, tuyến bên phải chứa chất toàn lỏng. Thành phần nọc như đã nói ở trên. Nọc ong còn chứa độc tố melitin có khả năng tiêu hủy HIV vì nó làm rách vỏ bọc ngoài của HIV, còn chất kháng retrovirus (ARV) chỉ ức chế sự phát triển virus. Người ta nghĩ đến sử dụng melitin để sản xuất gel âm đạo để ngăn ngừa nhiễm HIV.

2. Sơ cứu nạn nhân bị ong đốt

Để việc cứu chữa có hiệu quả cao, nạn nhân bị ong đốt cần được phát hiện và sơ cứu càng sớm càng tốt (trong vòng 10 -15 phút). Điều này đặc biệt quan trọng nếu người bệnh bị đốt bởi các loại ong mà nọc có độc tố cao như ong vò vẽ.

Lập tức nhỏ ngay kim chích (nếu có). Bình tĩnh và thận trọng dùng một vật nhọn như mũi dao, đầu kim.. để khều kim chích ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy kim, túi độc vì sẽ tạo điều kiện cho nọc độc lan tỏa và thấm sâu hơn vào cơ thể.

Rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng, sau đó đắp khăn lạnh hay túi chườm nước đá lên vùng sưng nề trong khoảng 15 - 20 phút để làm giảm đau. Không nên đắp trực tiếp nước đá lên chỗ ong đốt.

Bôi dung dịch calamin (thường bôi lên vết bỏng để làm dịu đau) hoặc hồ bột natri lên vết thương, có tác dụng trung hòa và thấm hút nọc độc. Băng che kín phần vết thương.

Nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan chuyển sang nơi khác; phần bị chích nên để ở vị trí thấp hơn tim. Bó nẹp tay hoặc chân để tránh sự lay động khi di chuyển đến bệnh viện. Nếu cần thiết, có thể tiêm huyết thanh chống độc.

Trong các loài ong gây chết người, thường gặp nhất là ong vò vẽ, gồm 2 loại:

- Loại nhỏ: Thân màu đen, vàng xen kẽ, bụng có một khoanh vàng rộng; làm tổ cao, thích sống gần hơi ấm của con người và gia súc, Độc tính của nọc ong này khá cao; nếu bị đốt 40 - 50 nốt (ở trẻ em là 30 nốt), bệnh nhân rất dễ tử vong nếu không được cứu chứa tích cực, đúng cách và triệt để.

- Loại to: Làm tổ trên mặt đất hoặc hố đất, rất độc. Chỉ 1 - 2 con đốt đã có thể gây sốt. Chúng thường làm tổ ở các gò, đồi, mô đất cao hơi yên tĩnh, thường xa nhà và nơi thả gia súc
Nọc độc của ong vò vẽ gồm các chất histamin (gây dị ứng rất mạnh và rất nhanh, khoảng 20 - 30 phút sau khi bị đốt) các enzyme, peptid độc, serotonin và kinin. Các chất này gây sốc phản vệ nhanh, đau buốt, sưng nề tại chỗ và lan tỏa, dẫn đến tổn thương gan và suy gan, tổn thương thận và suy thận, tiêu cơ vân, tan máu.

Tùy số nốt đốt và phản ứng của từng cá thể, bệnh nhân có thể bị phủ mặt, thanh khí phế quản và thanh môn, khó thở, nói khàn; có thể liệt thần kinh (mặt, ngoại biên, mắt), thậm chí bị tổn thương thần kinh lan tỏa rất nặng nề. Độc chất của nọc ong vò vẽ còn có thể gây nhược cơ trầm trọng.

3. Cách phòng ngừa

Tùy theo loài ong mà nọc sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gây chết người chỉ với 10 vết chích như ong vò vẽ, ong đất; nhưng cũng có loại gần như không độc (ong mật). Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh, trước tiên cần che vùng đầu để không bị đốt, tiếp đến tìm cách dùng tay bởi đất cát vung lên cao để xua đuổi chúng bay đi chỗ khác (không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công).

4. Điều trị bệnh bằng thảo dược theo kinh nghiệm dân gian

Bài 1: Lấy lá hành tươi xát vào chỗ bị ong đốt, khỏi rất nhanh
Bài 2: Xoa dầu vào chỗ đau.
Bài 3: Chặt vát cành, nhánh tươi cây sứ cùi một góc xéo 450 vẩy cho ráo mủ, chà xát một chiều nhiều lần trên vết ong đốt. Nọc ong sẽ bong ra và hết đau, không sưng.
Bài 4: Dùng vôi tôi nhuyễn bôi vào vết đốt ngay sau khi bị đốt.
Bài 5: Hạt, lá quất hồng bì giã nhuyễn, đắp lên vết đốt.
Bài 6: Măng tre giã nhuyễn, đắp lên vết đốt.
Bài 7: Củ ráy dại, cắt một lát xát lên vết đốt.
Bài 8: Lá, dây, củ dây chìa vôi giã nhuyễn đắp lên vết đốt.
Bài 9: Dùng các loại cây cỏ chà xát trên vết đốt. Các hoạt chất có trong cây khi gặp nọc ong (bản chất chính là những protein) sẽ tạo thành những chất kết tủa, từ đó giúp giải nọc độc.
Bài 10: Dùng củ, lá môn chà xát tại chỗ. Nếu bị ong vàng (ong nghệ) đốt, dùng đường đen hay giấm chua thoa ngay lên vết thương. Dùng bã trà còn ướt, bất kể nhiều hay ít, chà xát tại chỗ để giúp giảm đau.
Bài 11: Lấy rau sam hay lá hẹ giã nhuyễn đắp tại chỗ.
Bài 12: Gừng tươi cắt lát chà xát vết thương
Bài 13: Đối với giống ong có độc thì lấy rau dền vò nát, xát vào vết đốt.
Bài 14: Lá thanh hao nhai nhỏ đắp vào chỗ đau.
Bài 15: Đập tỏi, xát vào.
Bài 16: Thuốc lào tẩm nước điếu giã nát chấm vào vết đốt.

4. Dùng thuốc thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị ong đốt


Điều mà nhiều người không biết là các loại thuốc Tây, kể cả thuốc bổ sung Vitamin, Thực phẩm chức năng, các loại từ công ty bán hàng đa cấp… đều làm từ hóa chất hoặc các chiết xuất, bổ sung, bảo quản bằng hóa chất nên nó là nguyên nhân chính gây bệnh: khi hóa chất lọt vào cơ thể, gan sẽ làm mọi cách để trung hòa, vô hiệu hóa các chất này và sau đó thận sẽ lọc, loại bỏ,…

“Thảo Dược từ Thiên nhiên” sẽ mang đến một phương pháp tối ưu. Những Dược thảo quý từ Thiên nhiên được chứng minh sẽ giúp cơ thể tái lập trạng thái quân bình từ đó tự chữa lành bệnh. 

Các sản phẩm thảo dược được đề cập ở đây đến từ Công ty G & W Australia. Tất cả thuốc của G & W Australia đều là thuốc Đông Y (Herbal Medicine) nên quý vị có thể dùng để chữa bệnh hiệu quả trong khi các loại Dược thảo khác bán trên thị trường đều là thực phẩm bổ sung (Dietary Supplement) nên người tiêu dùng không thể chữa được bất cứ bệnh gì và để bán được hàng họ phải quảng cáo tinh vi và sớm hay muộn người tiêu dùng sẽ thất vọng.

Cần áp dụng Thực Dưỡng hiện đại và các thuốc từ thảo dược quý hiếm trong thiên nhiên để điều trị bệnh
Canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa máu, giải độc
1. Canh Dưỡng Sinh
Với thành phần là các loại rau củ hữu cơ giàu khoáng chất, canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa môi trường máu, tiêu diệt vi khuẩn, thải độc cơ thể. Người mắc bệnh mỡ máu cao nên uống Ngày 2 lần mỗi lần 1 gói khi ăn sáng & chiều.
Nếu không tìm mua được Canh dưỡng sinh, quý vị có thể tham khảo Cách nấu Canh Dưỡng sinh tại CLB100.

Immune Reviver - Hồi sinh miễn dịch2. Immune Reviver: Phục hồi hệ miễn dịch. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần từ 1-2 viên sáng, chiều sau khi ăn. 
Age Reviver - Phục hồi sinh lực

3. Age Reviver: Phục hồi sinh lực toàn diện. Ngày uống 1 viên sau khi ăn trưa.

 

  Một số lưu ý dùng thảo dược 
  • Trong 5 ngày đầu dùng Biminne 01 viên/ lần/ ngày
  • Dùng Canh dưỡng sinh để giúp cơ thể diệt virus gây viêm nhiễm
  • Cần loại bỏ nguyên nhân trực tiếp gây dị ứng (không khí ô nhiễm, nguồn nước, ăn uống,…)

Các thuốc đề cập ở trên như Biminne 01, Immune Reviver, Age Reviver đều được nghiên cứu và phát triển bởi một nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ GR Hu đứng đầu. Bác sĩ Hu có hơn 40 năm kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực y học chống lão hóa, miễn dịch và dị ứng tại Đại học Sydney và Đại học Y Thượng Hải. 
 


Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ sản phẩm nào để bổ trợ sức khỏe hay điều trị bệnh, quý vị nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia Thực Dưỡng để sức khỏe cải thiện tốt nhất!

Nếu quý vị đang mắc những căn bệnh mãn tính, mong bài viết này có thể sẽ hữu ích cho quý vị. Hãy đương đầu với bệnh tình bằng thái độ tích cực. Hãy kiên trì áp dụng Thực Dưỡng với lòng biết ơn Đấng tạo hóa. Quý trọng sự sống. Chú tâm đến nhu cầu tâm linh. Tinh thần lạc quan cũng chính là phương thuốc hay để quý vị có thể chịu đựng những khốn khó của bệnh tật. Tấm lòng vui mừng là phương thuốc hay - Tinh thần suy sụp làm sức hao mòn.

Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

  • Hướng dẫn cho người thân khi trẻ nuốt phải vật lạ

    Trẻ nhỏ khám phá thế giới bằng mọi giác quan, kể cả miệng. Do vậy, trẻ rất dễ nuốt phải những vật như đồng xu, hòn bi, kim băng, viên thuốc, cúc áo, mảnh đồ chơi và hạt quả. Mỗi năm ...

    24/02/2023
    368
  • Công dụng từ rết dùng làm thuốc

    Rết có tên khoa học là Scolopendra morsitans L. Thuộc họ ngô công Scolopendridae. Ngô công là toàn con rết phơi hay sấy khô. Trong “Tác dụng trị bệnh của con rết", Dược sỹ - Giáo sư Đỗ Tất Lợi ...

    24/02/2023
    503
  • Nọc rắn và rắn cắn

    Trong các enzyme của nọc rắn, các nhà khoa học tìm ra phốt pho lipase nồng độ thấp có tác dụng kiềm chế quá trình đông máu khiến nạn nhân chảy máu không cầm được, nhưng phốt pho lipase nồng độ ...

    24/02/2023
    240
  • Đuối nước

    Các trường hợp tử vong do đuối nước thường tăng vào dịp hè và trong mùa mưa lũ. Đuối nước do rất nhiều nguyên nhân như: Ngã xuống nước, do tắm sông, biển, suối và bị nước cuốn không biết ...

    24/02/2023
    339
  • Ho ra máu

    Khi một bệnh nhân ho ra máu, việc xác định được nguyên nhân có ý nghĩa quan trọng giúp xử trí kịp thời để cứu người bệnh. Nơi chảy máu hay gặp nhất là đường hô hấp, ở khí phế ...

    24/02/2023
    245
  • Thượng mã phong (hay phạm phòng)

    Theo y học hiện đại, bệnh lý thượng mã phong là tình trạng đột tử trong khi giao hợp, nguyên nhân thường gặp trên người bệnh nhân có sẵn bệnh lý tim mạch, trong quá trình giao hợp do kích ...

    24/02/2023
    324
  • Giảm say tàu xe

    Ngủ đủ giấc trước ngày khởi hành: Ngủ đủ giấc là quan trọng đối với những người hay say tàu xe. Với một sức khỏe không tốt vì thiếu ngủ và lo lắng, bạn rất dễ bị say xe hoặc ...

    24/02/2023
    307
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng