Tai mũi họng

Khàn giọng (Khàn tiếng)

Ngày đăng:23/02/2023
Nguồn tin: clb100.com
Cập nhật87
0

1. Nguyên nhân

Y học hiện đại thì cho rằng, nguyên nhân khàn giọng, mất tiếng là do siêu vi tấn công vào thanh quản. Tuy nhiên không phải ai bị siêu vi cũng đều khàn tiếng, mà đi kèm với tác nhân này còn có thể do thay đổi nhiệt độ quá gắt, đột ngột, như người làm việc nhiều giờ liền trong phòng máy lạnh, khi bước ra bên ngoài nóng thì dễ tắt tiếng. Còn Đông y quan niệm, khàn tiếng phần lớn do ngoại tà cảm nhiễm, liên quan đến kinh phế, và thường xảy ra đột ngột. Đó là do ngoại tà lấn phế làm cho khí phế âm bị tổn thương mà sinh ra bệnh.

Khàn tiếng hay mất tiếng thường xảy ra ở người thường xuyên phải nói nhiều, nói to, nói liên tục như giáo viên, phát thanh viên, dẫn chương trình, cổ động viên, người làm việc trong các môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá nhiều.

Các yếu tố phổ biến khác có thể góp phần, hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng khăn tiếng bao gồm:

- Do trào ngược axit, tức axit ở dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra hiện tượng ho, khàn tiếng;
- Hút thuốc;
- Uống thức uống chứa caffeine và cồn;
- La hét hoặc lạm dụng dây thanh âm;
- Dị ứng:
- Hít phải các chất độc hại;
- Ho quá mức;
- Khàn tiếng có thể xuất hiện khi bị ho nặng và lâu ngày.

2. Triệu chứng

Triệu chứng phổ biến của khàn tiếng là khô, ngứa cổ họng. Khi bị khàn tiếng, giọng nói sẽ không được trong và mượt như bình thường mà âm phát ra sẽ yếu hơi, nghe trần và nhỏ.
Khàn tiếng có thể là hậu quả của việc thanh quản bị viêm (viêm thanh quản). Bệnh khàn tiếng thường chỉ kéo dài một vài ngày nhưng nếu bị khàn tiếng kéo dài trong một vài tuần thì phải xem xét cẩn thận hơn, thậm chí cần phải đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ tình trạng bệnh.

3. Cách phòng bệnh

- Hạn chế nói chuyện và la hét nhiều trong thời gian bị khàn giọng.
- Uống nhiều chất lỏng ẩm. Chất lỏng có thể làm giảm một số triệu chứng của bệnh và làm ẩm cổ họng bạn. Tránh chất chứa caffeine và rượu, vì chúng có thể làm khô họng.
- Hãy tắm nước nóng, vì hơi nước từ vòi sen sẽ giúp mở đường hô hấp và cung cấp độ ẩm.
- Ngăn chặn hoặc hạn chế hút thuốc lá vì thuốc lá có thể gây kích thích cổ họng.
- Làm ẩm cổ họng bằng cách nhai kẹo cao su. Điều này kích thích tiết nước bọt và có thể giúp làm dịu cổ họng.
- Loại bỏ chất gây dị ứng từ môi trường. Dị ứng thường có thể làm trầm trọng thêm hoặc kích hoạt khản giọng.
- Bỏ hút thuốc và tránh khói thuốc lá. Hít khói thuốc có thể gây ra sự kích thích của dây thanh âm và thanh quản và có thể làm khô cổ họng.
- Rửa tay thường xuyên. Khàn tiếng thường được gây ra bởi một bệnh nhiễm trùng hô hấp do virus. Rửa tay sẽ ngăn chặn sự lây lan của vi trùng và giữ khỏe mạnh.


4. Điều trị bệnh bằng thảo dược theo kinh nghiệm dân gian

Bài 1: Nước giá đậu xanh: Lấy 100g giá sống, rửa sạch cho vào tô. Rửa tay sạch, bóp nát giá, sau đó đổ một ít nước sôi vào tô, lượng nước ngang bằng giá. Đậy nắp lại khoảng 15 phút, bỏ xác giá, lọc lấy nước uống. Có thể uống 2 - 3 lần mỗi ngày.

Bài 2: Quất chưng đường phèn: Cắt hai trái quất (tắc) ra thành các khoanh mỏng, bỏ hạt. Đập nát một cục đường phèn nhỏ cho vào và đem chưng cách thủy khoảng 30 phút. Để nguội và ngậm quất trong ngày.

Bài 3: Húng chanh chưng đường phèn: Dùng 5 10 lá húng chanh luôn cả thân, rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào tô chung cách thủy với đường phèn khoảng 20 phút. Để nguội, ngậm lá trong ngày.

Bài 4: Chè đậu xanh nguyên vỏ: Nấu khoảng 50g đậu xanh hạt nguyên vỏ, đậu xanh chín nhừ cho ít đường vào. Ăn trong ngày. Người bị khàn tiếng có thể ăn canh thịt nạc nấu với đậu hũ, lá hẹ hoặc ăn cháo thịt kho với giá sống. Nên hạn chế nói để giúp bệnh sớm hồi phục; tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia; tránh ăn thức ăn chiên xào, chua cay.

Bài 5: Củ cải trắng chứa 92% nước, 1,5% protit, 3,7% gluxit 1,8% xenlulô. Lá và ngọn chứa tinh dầu và một lượng đáng kể vitamin A và C. Một số bài thuốc từ củ cải như sau.
Trị chứng khản tiếng, không nói được: Củ cải sống 300g ra sạch vắt lấy nước, gừng sống 20g giã vắt lấy nước, trộn hai thứ vào nhau rồi uống ngày 3 lần, uống 2 ngày là khỏi.

Bài 6: Mật ong hấp quất: Mỗi ngày 6 thìa siro mật ong quất là bài thuốc dân gian có hiệu quả rất nhanh chóng để lấy lại chỉ giọng trong trẻo.

Cách làm: Quả quất còn xanh, rửa sạch, bổ đôi, bỏ hạt. Cho vào bát, đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều. Quyện thành dung dịch siro là có thể dùng cả siro lẫn miếng quất.

Bài 7: Mật ong, dầu ô liu, chanh: Để chống lại tình trạng khản tiếng, bạn có thể trộn 2 muỗng canh mật ong, 1 muỗng canh dầu ô liu và nước chanh. Bạn nên uống 1 muỗng canh hỗn hợp này 3 lần/ngày và uống liên tiếp 3 - 4 ngày sẽ điều trị hữu hiệu sự khản tiếng.

Bài 8: Trà, chanh và muối: Sự phối hợp này là thực tế điều trị tốt nhất cho những gì ảnh hưởng tới cổ họng và nhanh chóng làm dịu cổ họng của bạn. Chúng cũng có thể điều trị sự khản tiếng giảm đau họng. Rót một cốc trà đầy, đổ nước cốt chanh và 02 muỗng canh muối vào khuấy đều. Sau đó sử dụng hỗn hợp này để súc miệng mỗi ngày nhiều lần.

Bài 9: Gừng, chanh, muối: Là một sự kết hợp khá tốt để giảm thiểu những gì có thể ảnh hưởng tới cổ họng, giúp làm dịu sự ngứa rát ở cổ họng của bạn. Có thể tự pha nước gừng để uống như nước trái cây, sau đó nhớ thêm chanh và muối vào cốc nước gừng vừa pha. Nếu do bị cảm hoặc viêm họng mạn tính gây nên khàn giọng.

Thuốc nam chữa khàn giọng

Bài 10: Lấy 100ml giấm, 01 quả trứng gà luộc trứng trong 15 phút, sau đó ăn trứng và uống giấm, chỉ 1 – 2 lần là khỏi.

Bài 11: Lấy một ít gừng và 5 - 6 lát kha tử, ngâm vào nước sôi uống như trà, trong khoảng 2 ngày sẽ khỏi. Để tránh khàn giọng khi đọc diễn văn hay hát, trước đó ta hãy uống một ít nước muối nhạt.

Bài 12: Dùng giá đỗ xanh

Theo Đông y giá đỗ xanh có vị ngọt, tính hàn; Có tác dụng sinh tân (tăng dịch thế), nhuận phế, thanh nhiệt,…

Có thể sử dụng chữa bỗng nhiên mất tiếng do “phong nhiệm - biểu hiện bởi những chứng trạng kèm theo như đau họng, khát nước, ho, đờm vàng đặc; tắc mũi, mũi chảy nước đục; đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng.
Dùng giá đỗ xanh 300g - 500g, rửa sạch, giã nát, chế thêm chút nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước, chia ra uống dần từng ít một. Kinh nghiệm cho thấy, khi mới bị mất tiếng, áp dụng nen biện pháp này, chỉ một lúc sau tiếng nói đã trở lại bình thường.

Bài 13: Dùng trái sung

Theo Đông y, trái sung có vị ngọt, tính mát. Khi họng bị đau, hái vài trái sung ăn là thấy bệnh giảm. Sách Điền Nam bản thảo” nói: Trái sung chủ thanh lại yết hầu, khai hung cách, tiêu viêm, hóa trệ. Còn sách “Tiện dân đồ soạn” nói: Sung là vị thuốc chuyên trị các bệnh ở yết hầu (họng và thanh quản). Có thể sử dụng theo một số cách sau:
1. Trái sung 30g, đường phèn lượng thích hợp; Sắc nước uống. Dùng chữa mất tiếng do viêm họng mạn tính.
2. Trái sung phơi khô, nghiền thành bột mịn. Ngày dùng 4 - 5 lần, mỗi lần lấy 2 - 3g ngậm và nuốt dần. Dùng chữa mất tiếng kèm theo họng đau nhói, do phong nhiệt.
3. Trái sung 15 - 20g, thái nhỏ, hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày. Uống thường xuyên còn có tác dụng phòng viêm họng cấp và khản tiếng.

Bài 14: Dùng củ gừng
Theo Đông y, gừng tươi có vị cay, tính ấm. Có tác dụng phát hãn giải biểu (giải cảm), ôn phế chỉ khái (ấm phổi, trừ họ) giải độc…

Đối với trường hợp mất tiếng do phong hàn - biểu hiện bởi những chứng trạng kèm theo như sợ lạnh, sốt nhẹ, không mồ hôi, đau đầu, đau mình, mũi tắc, ho, đờm trong loãng, mũi chảy nước trong, rêu lưỡi trắng mỏng, có thể sử dụng theo một số cách sau:
1. Gừng già 10g, đường đỏ lượng thích hợp. Gừng thái lát, sắc lấy nước, hòa đường đỏ vào uống.
2. Gừng già 10g, củ cải lương thích hợp. Củ cải nấu sôi khoảng 3 - 5 phút, thêm gừng vào, lại nấu thêm 3 - 5 phút là được; ăn củ cải và uống nước. Dùng chữa mất tiếng do nhiễm lạnh, viêm họng cấp có tác dụng tốt
3. Gừng già 10g, bạc hà 5g. Gừng thái lát, thêm 500ml nước, nấu lấy nước, cho bạc hà vào nấu thêm 3 - 5 phút là được. Chia ra uống trong ngày, uống ấm.
4. Gừng tươi 10g, cành lá tía tô 10g, hành 5 cây (liền cả củ và rễ). Tất cả rửa sạch, sắc lấy nước uống.

Bài 15: Bàng đại hải (hạt cây lười ươi)

​“Bàng đại hải” là hạt cây Lười ươi loài cây mọc hoang khắp nước ta, thường được khai thác ở Biên Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận... Còn gọi là đười ươi, sam rang, som vang”, “đại hải”… Tên khoa học là Sterculia lychnophora Hance: thuộc họ Trôm (Sterculiaceae).
Theo Đông y, Bàng đại hải có vị ngọt, tính hàn; Có tác dụng thanh phế lợi hầu (mát phổi, thông thanh quản), thành tráng thông tiện... Có thể sử dụng chữa mất tiếng theo một số cách sau

1. Bàng đại hải 3 quả, hãm nước sôi uống trong ngày liên tục 7 ngày là 1 liệu trình. Có tác dụng chữa mất tiếng, khản tiếng do “phong nhiệt”, kèm theo sốt, họng đau, miệng khát, tâm phiền, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.

2. Bàng đại hải 5 quả, ngâm nước cho nở ra; nấu sôi rồi thêm lượng đường trắng thích hợp. Có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế lợi hầu giải độc. Cũng chữa mất tiếng, khản tiếng do phong nhiệt.

3. Bàng đại hải 2 quả, mật ong lượng thích hợp, cho vào cốc, hãm nước sôi 3 - 5 phút; chia ra uống trong ngày. Có tác dụng chữa mất tiếng kèm theo họng sưng đau, ho khan, đại tiện bí kết.

4. Bàng đại hải 5 quả, lá tía tô 3g, cam thảo 3g. Thêm 600ml nước, uống thay trà trong ngày. Chữa khản tiếng cả hai thể phong hàn và phong nhiệt.

Bài 16: Mộc hồ điệp (Hạt núc nác)

“Mộc hồ điệp” là hạt cây núc nác; loài cây mọc hoang và được trồng khắp cả ở miền Bắc và miền Nam nước ta. Cây còn có tên là so đo thuyền”, “lin may”, k’nốc... Tên khoa học là Oroxylum indicum (L.); Thuộc họ Chùm ớt (Bignoniaceae).

Mộc hồ điệp vị hơi đắng, ngọt, tính mát. Có tác dụng thanh phế tiêu viêm, lợi yết hầu,... Có thể sử dụng theo một số cách sau:

1. Mộc hồ điệp 10g, bạc hà 3g, huyền sâm 10g, mạch đông 10g, mật ong 20g. Các vị thuốc thêm nước đun sôi nhỏ lửa 15 phút, chắt lấy nước, hòa mật ong vào, đun sôi lại là được. Chia ra nhiều lần uống, uống ấm. Có tác dụng chữa mất tiếng do phong nhiệt.

2. Mộc hồ điệp 6g, đông qua nhân (hạt bí đao) 10g, thêm chút đường trắng, sắc nước uống. Có tác dụng chữa mất tiếng do phong nhiệt, viêm họng mạn tính.

3. Mộc hồ điệp 20g, thiền y (xác ve sầu) 20g; Dùng 1.200ml nước sôi hãm trong 30 phút, uống thay trà trong ngày. Thích hợp với trường hợp mất tiếng do phong nhiệt.

Bài 17: Dùng Kha tử

“Kha tử là quả cây kha tử, còn gọi là “cây chiêu liêu, loài cây mọc hoang ở nhiều tỉnh phía Nam nước ta, có tên khoa học là Terminalia chebula Retz. Thuộc họ Bàng (Combretaceae).
Theo Đông y, kha tử vị đắng, chua, chát, tính bình. Có tác dụng thanh phế lợi hầu khai âm, chỉ khái bình suyễn, lại có thể sáp trường chỉ tả (chữa tiêu chảy)... Với những trường hợp mất tiếng lâu ngày, có thể sử dụng các cách sau:

1. Lấy thịt quả kha tử giã giập, rồi ngậm. Có tác dụng chữa mất tiếng kèm theo đau cổ họng, ho. Thời trước, những người hát rong thường dùng thịt quả kha tử, ngào với mật ong và ô mai, ngậm cho trong tiếng và tránh được khô cổ. Kinh nghiệm này hiện nay vẫn được một số ca sỹ áp dụng.

2. Đẳng sâm 20g, kha tử 10g, gạo tẻ (sao cháy vàng) 30g, nấu nước uống thay trà trong ngày. Dùng chữa mất tiếng lâu ngày do phế tỳ khí hư.
Kha tử 5g, cát cánh 3g, chích cam thảo (cam thảo nướng) 5g; Thêm 200ml nước, sắc còn 100ml; Chia 2 lần uống trong ngày, vào sáng sớm và chiều tối. Dùng chữa mất tiếng do phê thận âm hư, hư hỏa bốc lên thiêu đốt thanh quản.

3. Dùng thuốc thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh Khàn giọng


Điều mà nhiều người không biết là các loại thuốc Tây, kể cả thuốc bổ sung Vitamin, Thực phẩm chức năng, các loại từ công ty bán hàng đa cấp… đều làm từ hóa chất hoặc các chiết xuất, bổ sung, bảo quản bằng hóa chất nên nó là nguyên nhân chính gây bệnh: khi hóa chất lọt vào cơ thể, gan sẽ làm mọi cách để trung hòa, vô hiệu hóa các chất này và sau đó thận sẽ lọc, loại bỏ,…

“Thảo Dược từ Thiên nhiên” sẽ mang đến một phương pháp tối ưu. Những Dược thảo quý từ Thiên nhiên được chứng minh sẽ giúp cơ thể tái lập trạng thái quân bình từ đó tự chữa lành bệnh. 

Các sản phẩm thảo dược được đề cập ở đây đến từ Công ty G & W Australia. Tất cả thuốc của G & W Australia đều là thuốc Đông Y (Herbal Medicine) nên quý vị có thể dùng để chữa bệnh hiệu quả trong khi các loại Dược thảo khác bán trên thị trường đều là thực phẩm bổ sung (Dietary Supplement) nên người tiêu dùng không thể chữa được bất cứ bệnh gì và để bán được hàng họ phải quảng cáo tinh vi và sớm hay muộn người tiêu dùng sẽ thất vọng.

Cần áp dụng Thực Dưỡng hiện đại và các thuốc từ thảo dược quý hiếm trong thiên nhiên để điều trị bệnh
Canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa máu, giải độc
1. Canh Dưỡng Sinh
Với thành phần là các loại rau củ hữu cơ giàu khoáng chất, canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa môi trường máu, tiêu diệt vi khuẩn, thải độc cơ thể. Người mắc bệnh mỡ máu cao nên uống Ngày 2 lần mỗi lần 1 gói khi ăn sáng & chiều.
Nếu không tìm mua được Canh dưỡng sinh, quý vị có thể tham khảo Cách nấu Canh Dưỡng sinh tại CLB100.

Immune Reviver - Hồi sinh miễn dịch2. Immune Reviver: Phục hồi hệ miễn dịch. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần từ 1-2 viên sáng, chiều sau khi ăn. 
Age Reviver - Phục hồi sinh lực

3. Age Reviver: Phục hồi sinh lực toàn diện. Ngày uống 1 viên sau khi ăn trưa.

4. Biminne 1: 
Phòng chống các bệnh dị ứng, viêm xoang mũi
Ngày 2 lần – mỗi lần từ 1 – 2 viên sau khi ăn sáng & chiều

  Một số lưu ý dùng thảo dược 
  • Trong 5 ngày đầu dùng Biminne 01 viên/ lần/ ngày
  • Dùng Canh dưỡng sinh để giúp cơ thể diệt virus gây viêm nhiễm
  • Cần loại bỏ nguyên nhân trực tiếp gây dị ứng (không khí ô nhiễm, nguồn nước, ăn uống,…)

Các thuốc đề cập ở trên như Biminne 01, Immune Reviver, Age Reviver đều được nghiên cứu và phát triển bởi một nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ GR Hu đứng đầu. Bác sĩ Hu có hơn 40 năm kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực y học chống lão hóa, miễn dịch và dị ứng tại Đại học Sydney và Đại học Y Thượng Hải. 
 


Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ sản phẩm nào để bổ trợ sức khỏe hay điều trị bệnh, quý vị nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia Thực Dưỡng để sức khỏe cải thiện tốt nhất!

Nếu quý vị đang mắc những căn bệnh mãn tính, mong bài viết này có thể sẽ hữu ích cho quý vị. Hãy đương đầu với bệnh tình bằng thái độ tích cực. Hãy kiên trì áp dụng Thực Dưỡng với lòng biết ơn Đấng tạo hóa. Quý trọng sự sống. Chú tâm đến nhu cầu tâm linh. Tinh thần lạc quan cũng chính là phương thuốc hay để quý vị có thể chịu đựng những khốn khó của bệnh tật. Tấm lòng vui mừng là phương thuốc hay - Tinh thần suy sụp làm sức hao mòn.

Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng