Cấp cứu

Điều trị bệnh bỏng bằng thảo dược theo kinh nghiệm dân gian

Ngày đăng:24/02/2023
Nguồn tin: clb100.com
Cập nhật334
0
* Bỏng do nhiệt độ cao

Bài 1: Dùng lông gà phết lòng trắng trứng (gà hoặc vịt) bôi lên.

Bài 2: Lá sống đời (lá bỏng) giã nát đắp lên.

Bài 3: Muối ăn cho vào nước khuấy đến khi tan hết, lọc sạch, lấy bông sạch tẩm dung dịch đó mà đắp lên băng lại (bài này chỉ áp dụng khi vết bỏng chưa trầy da).

Bài 4: Khoai tây
Những lát khoai tây là biện pháp hữu hiệu để điều trị bỏng trên tay trong thời gian ngắn vì chúng có đặc tính làm dịu và chống kích ứng. Đây là thành phần rất tốt cho vết bỏng nhỏ, đã biệt là trên tay.

Bằng cách sử dụng khoai tây sống, có thể giảm nguy cơ mụn nước và đau đớn. Phương pháp này gồm: Cắt khoai tây thành lát khác nhau và thoa chúng lên vết bỏng trong vòng 15 phút, sau đó bỏ các lát khoai tây ra. Ngoài ra, có thể để cả một củ khoai tây tươi và xoa vết bỏng trong vòng 15 phút. Ngay sau khi bị bỏng, nên sử dụng phương pháp này càng sớm càng tốt đến kết quả tốt nhất.


Bài 5: Dầu dừa
Dầu dừa không chỉ được sử dụng cho ngành công nghiệp làm đẹp, mà còn được sử dụng trong việc chữa một số bệnh ngoài da kể cả bỏng.

Nếu kết hợp dầu dừa với nước chanh, sẽ có được kết quả tốt nhất. Thật đơn giản, chỉ cần làm như sau: Trộn dầu dừa và nước cốt chanh. Bôi hỗn hợp này lên vết bỏng. Để khô tự nhiên.

Điều này rất tốt cho việc chữa lành vết bỏng vì dầu dừa chứa nhiều axit béo và vitamin E trong khi nước cốt chanh có tính axit có thể làm mờ vết sẹo hiệu quả


Bài 6: Mật ong
Mật ong là một trong những cách hiệu quả nhất để điều trị bỏng bởi vì nó có thể chữa lành vết bỏng và vết thương do đặc tính chống viêm và kháng khuẩn.
Mật ong có thể giúp nhanh liền sẹo và sau đây là cách sử dụng mật ong cho vết bỏng: Sử dụng một miếng băng và thoa mật ong vào, sau đó đắp lên vùng da bị bỏng. Để vài giờ và thay băng 3 - 4 lần mỗi ngày.


Bài 7: Cây lô hội
Cây lô hội (cây nha đam) có thể chữa lành vết bỏng tại nhà, đem lại hiệu quả bất ngờ. Hãy làm theo hướng dẫn sau: Cắt lá cây lô hội và lấy keo của nó để bôi lên vết bỏng. Trộn bột nghệ và keo cây lô hội để bôi vào khu vực bị bỏng.


Bài 8: Trà đen
Trà đen chứa axit tannic có thể giúp giảm đau và khó chịu do bỏng. Nhưng làm thế nào để sử dụng trà đen hiệu quả? Hãy làm theo cách sau: Cần phải đổ túi trà vào nước ấm trong vài phút. Làm mát nó một cách tự nhiên và ngâm một miếng vải trong nước trà pha sẵn, sau đó đặt lên vùng da bị bỏng, cũng có thể sử dụng túi trà ướt hoặc lạnh để đặt trên vết bỏng.


Bài 9: Giấm
Giấm có đặc tính khử trùng và chất làm se nên rất hữu ích trong việc chữa bỏng nhẹ và nhiễm trùng. Đây là phương pháp sử dụng giấm để chữa bỏng: Pha loãng giấm (có thể chọn giấm táo hoặc giấm trắng) trong nước, sau đó rửa sạch vùng da bị bỏng, quấn quanh vùng da bị bỏng một miếng vải mềm đã được ngâm trong giấm. Thay băng sau 2 - 3 giờ.


Bài 10: Lá mã đề
Giống như những cách điều trị bỏng trên, lá cây mã đề rất hữu ích để điều trị bỏng vì nó có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.
Trước hết, nghiền nát lá cây mã đề. Thoa đều lên vết bỏng và sử dụng một miếng vải cotton để quấn quanh vết bỏng. Khi nó khô, hãy thay thế miếng dán khác.


Bài 11: Nước ép hành tây
Nước ép hành có chứa hợp chất lưu huỳnh có thể làm giảm đau và giúp làm giảm nguy cơ mụn nước cũng như chữa bỏng.
Bây giờ hãy cắt một củ hành và có được nước ép để chữa bỏng. Hãy chắc chắn rằng sử dụng nước ép hành tươi, có thể để chữa lặp lại phương pháp này nhiều lần mỗi ngày để có được kết quả tốt nhất.


Bài 12: Cây oải hương
Tinh dầu hoa oải hương chứa chất giảm đau và có tính chất sát trùng làm giảm đáng kể những vết sẹo. Và đây là cách để sử dụng cây oải hương để chữa lành vết bóng
Trộn một vài giọt dầu oải hương với ly nước. Sử dụng một miếng vải mềm và ngâm vào hỗn hợp, sau đó chấm lên vùng bị bỏng nhiều lần. Ngoài ra, có thể kết hợp mật ong với dầu hoa oải hương sau đó đặt lên vết bỏng vài lần mỗi ngày.


+ Bỏng do axit

Bài 13: Vôi bột 100g, đổ nửa lít nước vào đánh tan, để 3 ngày đêm, lọc lấy nước trong đóng chai nút kín. Khi bị bỏng dùng bông sạch tẩm nước này băng lên, khô lại thay.

Bài 14: Lấy lá bỏng hoặc nhai lá khoai lang giã nát vắt lấy nước mà bôi.

Bài 15: Lấy lá sim sắc thật đặc mà rửa.

Bài 16: Lá cỏ mực (cỏ nhọ nồi) giã nát đắp lên, khô lại thay

+ Bỏng do vôi và các chất kiềm

Trước hết dùng nước sạch, tốt nhất là nước sôi để nguội rửa cho nhạt rồi bôi thuốc

Bài 17: Lá trầu không rửa sạch giã nát đắp ngay lên vết bỏng ngày thay 2 - 3 lần.

Bài 18: Mỡ trăn hoặc mỡ chó, bôi lên vết bỏng khô lại bôi tiếp.

Bài 19: Vôi tôi rồi, dầu lạc (dầu đậu phộng). Cho vôi vào chỉ đổ nước đánh tan, để 24 giờ cho vôi lắng xuống, vớt bỏ váng, lọc lấy nước trong 500ml (nước này gọi là nước vôi nhì). Trộn vôi nhì với dầu khuấy đều, cất vào chai. Khi bị bỏng, dùng bông vô trùng tầm thuốc này đắp lên, khô lại thay. Nếu vết bỏng đã trầy da thì phải rửa sạch vết thương trước khi đắp thuốc.

Bài 20: Lấy cơm nguội phơi khô, sao lên, tán thành bột mịn hòa lẫn vào nước cơm, xoa lên vết bỏng, thấy khô lại xoa tiếp. Thấy da bị lột, lấy bột cơm khô rắc lên rất mau lành.

Bài 21: Khi bị bỏng hoặc sưng tấy thì lấy dầu mè (vừng) nấu chín, vài lá rau diếp cá, bỏ ra cho bớt nóng rồi đắp lên chỗ sưng để nguội hẳn đắp lên chỗ bị bỏng.

Bài 22: Lấy khoảng 10 lá trầu không rửa sạch giã nát hòa với rượu hoặc mỡ nước (mỡ lợn) nhẹ nhàng đắp lên chỗ bị bỏng.

Bài 23: Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, nhai kỹ, ngậm nước phun vào vết bỏng hết đau rát mà không phồng da, nếu trẻ nhỏ không tự làm được thì cha mẹ nhai và đắp cho trẻ.

Bài 24: Lấy 1 nắm lá trắc bách diệp rửa sạch giã nhuyễn đắp vào chỗ bị bỏng, rịt nhẹ lại, khi khỏi sẽ không để lại sẹo.

Bài 25: Lấy một ít lá mướp rửa sạch, giã nhuyễn đắp vào chỗ bỏng.

Bài 26: Lấy 1 nắm lá vông đem rửa sạch nhai nhỏ, đắp vào vếp bỏng.

Bài 27: Lá dâu và lá phù dung hái vào mùa trời nhiều sương đêm, phơi trong bóng mát rồi cất đi để khi bị bỏng dùng đến: Hai loại lá này tán nhỏ hòa với mật mía (hai loại lá lượng bằng nhau) đắp vào vết bỏng.

Bài 28: Lấy cây khoai nước cả lá lẫn củ rửa sạch, giã nhuyễn đắp vào vết bỏng.

Bài 29: Lấy hạt nhãn khô, giã nhỏ trộn với mật ong thoa vào chỗ bỏng.

Bài 30: Lấy một nắm hạt mè (vừng) giã nhuyễn như bùn, đắp vào chỗ bỏng.

Bài 31: Lấy hạt dành dành đốt cháy, tán bột trộn với dầu mè (vừng) thoa nhẹ vào vết bỏng.

Bài 32: Lấy 1 ít củ cải tươi (hoặc hạt củ cải) rửa sạch, giã nhuyễn, đắp vào vết bỏng.

Bài 33: Để chữa trị bỏng, lấy vỏ dưa hấu phơi khô, nghiền mịn, cho dầu mè (vừng) vào trộn đều, cất vào lọ, đậy kín, hấp trong nồi áp suất để sát trùng. Khi bị bỏng dùng bôi vào chỗ vết thương.

Bài 34: Bị bỏng loét và nhiễm trùng thì lấy bông mã đề, lá cối xay, sài đất, kim ngân hoa mỗi thứ 12g sắc với khoảng 1 lít nước còn 1/3 lít thì uống (chia làm 2 - 3 lần).

Bài 35: Khi bị bỏng thì hái lá rau bợ tươi rửa sạch giã nát rồi đắp lên chỗ bỏng.

Bài 36: Lấy vỏ cây liễu đốt thành than, tán nhỏ rắc phủ lên vět bỏng.


4. Dùng thuốc thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị bỏng


Điều mà nhiều người không biết là các loại thuốc Tây, kể cả thuốc bổ sung Vitamin, Thực phẩm chức năng, các loại từ công ty bán hàng đa cấp… đều làm từ hóa chất hoặc các chiết xuất, bổ sung, bảo quản bằng hóa chất nên nó là nguyên nhân chính gây bệnh: khi hóa chất lọt vào cơ thể, gan sẽ làm mọi cách để trung hòa, vô hiệu hóa các chất này và sau đó thận sẽ lọc, loại bỏ,…

“Thảo Dược từ Thiên nhiên” sẽ mang đến một phương pháp tối ưu. Những Dược thảo quý từ Thiên nhiên được chứng minh sẽ giúp cơ thể tái lập trạng thái quân bình từ đó tự chữa lành bệnh. 

Các sản phẩm thảo dược được đề cập ở đây đến từ Công ty G & W Australia. Tất cả thuốc của G & W Australia đều là thuốc Đông Y (Herbal Medicine) nên quý vị có thể dùng để chữa bệnh hiệu quả trong khi các loại Dược thảo khác bán trên thị trường đều là thực phẩm bổ sung (Dietary Supplement) nên người tiêu dùng không thể chữa được bất cứ bệnh gì và để bán được hàng họ phải quảng cáo tinh vi và sớm hay muộn người tiêu dùng sẽ thất vọng.

Cần áp dụng Thực Dưỡng hiện đại và các thuốc từ thảo dược quý hiếm trong thiên nhiên để điều trị bệnh
Canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa máu, giải độc
1. Canh Dưỡng Sinh
Với thành phần là các loại rau củ hữu cơ giàu khoáng chất, canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa môi trường máu, tiêu diệt vi khuẩn, thải độc cơ thể. Người mắc bệnh mỡ máu cao nên uống Ngày 2 lần mỗi lần 1 gói khi ăn sáng & chiều.
Nếu không tìm mua được Canh dưỡng sinh, quý vị có thể tham khảo Cách nấu Canh Dưỡng sinh tại CLB100.

Immune Reviver - Hồi sinh miễn dịch2. Immune Reviver: Phục hồi hệ miễn dịch. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần từ 1-2 viên sáng, chiều sau khi ăn. 
Age Reviver - Phục hồi sinh lực

3. Age Reviver: Phục hồi sinh lực toàn diện. Ngày uống 1 viên sau khi ăn trưa.

 

  Một số lưu ý dùng thảo dược 
  • Trong 5 ngày đầu dùng Biminne 01 viên/ lần/ ngày
  • Dùng Canh dưỡng sinh để giúp cơ thể diệt virus gây viêm nhiễm
  • Cần loại bỏ nguyên nhân trực tiếp gây dị ứng (không khí ô nhiễm, nguồn nước, ăn uống,…)

Các thuốc đề cập ở trên như Biminne 01, Immune Reviver, Age Reviver đều được nghiên cứu và phát triển bởi một nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ GR Hu đứng đầu. Bác sĩ Hu có hơn 40 năm kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực y học chống lão hóa, miễn dịch và dị ứng tại Đại học Sydney và Đại học Y Thượng Hải. 
 


Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ sản phẩm nào để bổ trợ sức khỏe hay điều trị bệnh, quý vị nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia Thực Dưỡng để sức khỏe cải thiện tốt nhất!

Nếu quý vị đang mắc những căn bệnh mãn tính, mong bài viết này có thể sẽ hữu ích cho quý vị. Hãy đương đầu với bệnh tình bằng thái độ tích cực. Hãy kiên trì áp dụng Thực Dưỡng với lòng biết ơn Đấng tạo hóa. Quý trọng sự sống. Chú tâm đến nhu cầu tâm linh. Tinh thần lạc quan cũng chính là phương thuốc hay để quý vị có thể chịu đựng những khốn khó của bệnh tật. Tấm lòng vui mừng là phương thuốc hay - Tinh thần suy sụp làm sức hao mòn.

Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

  • Điều trị ho ra máu bằng thảo dược theo kinh nghiệm dân gian

    Bài thuốc: “Đan thanh ẩm”. Đại giả thạch 12g, mạch môn 6g, thạch hộc 12g, sa sâm 16g, cúc hoa 8g, bạch tật lê 12g, tang diệp 4g, quất hồng bì 4g, xuyên bối mẫu 8g, toàn phúc hoa 4g, ...

    24/02/2023
    274
  • Những biện pháp xử lí dị vật cho trẻ

    ​Trẻ nhỏ rất dễ bị thu hút bởi những "vật thể lạ” có nhiều màu sắc hay có hình dạng ngộ nghĩnh, xinh xinh; rồi từ chỗ bị thu hút đó, chúng lại có những cách khám phá cũng rất ...

    24/02/2023
    321
  • Điều trị trúng phong bằng thảo dược theo kinh nghiệm dân gian

    Kính trị trúng phong, bất tỉnh nhân sự, sùi bọt mép, cấm khẩu, tay chân không cử động, uống thang thuốc này thì không thành phế tật. Trắc bá diệp (bỏ cành) 1 nắm. Hành trắng cả rễ 1 nắm, ...

    24/02/2023
    197
  • Trúng phong

    Trúng phong là trạng thái đột nhiên bất tỉnh, đồng thời có thể xuất hiện liệt nửa người, mắt lệch, miệng méo, lưỡi cứng, nói khó hoặc không nói được... Thường gặp nơi những người yếu, người cao tuổi, huyết ...

    24/02/2023
    171
  • Chó dại cắn

    Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của con vật dại trên da bị tổn thương. Bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin hay huyết thanh ...

    24/02/2023
    246
  • Công dụng từ rết dùng làm thuốc

    Rết có tên khoa học là Scolopendra morsitans L. Thuộc họ ngô công Scolopendridae. Ngô công là toàn con rết phơi hay sấy khô. Trong “Tác dụng trị bệnh của con rết", Dược sỹ - Giáo sư Đỗ Tất Lợi ...

    24/02/2023
    502
  • Điều trị tiêu chảy bằng thảo được theo kinh nghiệm dân gian

    Trong lá ối và búp ổi có chứa nhiều hoạt chất tanin. Dược chất này có tác dụng làm săn niêm mạc ruột, từ đó làm ngưng hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Bởi vậy, trong dân gian người ...

    24/02/2023
    261
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng