Cấp cứu

Công dụng từ rết dùng làm thuốc

Ngày đăng:24/02/2023
Nguồn tin: clb100.com
Cập nhật504
0
Rết có tên khoa học là Scolopendra morsitans L. Thuộc họ ngô công Scolopendridae. Ngô công là toàn con rết phơi hay sấy khô. Trong “Tác dụng trị bệnh của con rết, Dược sỹ - Giáo sư Đỗ Tất Lợi đã viết: Con rết còn gọi là ngô công, thiên long, bách túc trùng, bách cước. Thường sống hoang dưới những khúc gỗ mục, khe đá, mái nhà mục nát...
Theo Đông y, rết vị cay, tính ôn, có độc... nhưng có thể khử phong, trấn kinh giản, giải nọc độc của rắn, chữa hàn nhiệt tích tụ trong bụng, trụy thai, trừ ác huyết, trị nhọt.


1. Nguồn gốc

Ta dùng con rết lớn, nhiều chân, thân dẹt, dài 7 - 13cm, thường gồm chừng 20 đốt, mỗi đốt có một đôi chân. Đốt cuối cùng 2 chân biến thành như hai đuôi. Đầu rết có hai râu dài, răng nhọn sắc, cắn đau và có chất độc, vì vậy khi bắt cần chú ý. Rết đẻ trứng vào tháng 4 - 5, mỗi con đẻ chừng 20 - 30 trứng, sau ít lâu nở thành rết con, lúc đầu có màu trắng, sau lột xác thành rất lớn màu nâu đỏ. Rết sống hoang ở dưới những khúc gỗ mục, hòn đá, mái nhà mục nát. Hiện nhân dân ta chỉ bắt những con sống hoang. Tại Trung Quốc, do nhu cầu lớn, người ta đã nuôi rết để dùng trong nước và xuất khẩu. Triều Tiên cũng có nuôi dùng và xuất khẩu rết. Chọn những con to béo là tốt nhất.

2. Công dụng và liều dùng

Theo các tài liệu cổ và thực tế sử dụng trong nhân dân, con rết dùng chữa các bệnh sau đây:

1. Chữa sang trĩ đau nhức: Rết bỏ đầu, chân, sấy khô, tán nhỏ, hòa ít long não, thêm ít nước hay rượu bôi lên.

2. Kinh nghiệm của quân y: Rượu rết (cả con cho vào rượu 90°) bôi lên mụn nhọt.

3. Bắt 6 con rết cho vào lọ, đổ dầu vừng vào ngâm vài tháng.
Lấy bông thấm thuốc này bôi lên các mụn nhọt, chỗ bị sâu, trùng độc cắn sẽ hết đau.

4. Rết sấy khô, bỏ đầu và chân, tán nhỏ, trộn với lượng tương đương bột cam thảo và thêm nước hồ trộn thành từng viên. Ngày uống 3 viên chia làm 3 lần, dùng chữa tê liệt thần kinh mặt, đau nhức, tê thấp, trẻ con cấm khẩu không bú được.


3. Cách chế biến rết làm thuốc

- Dùng ngoài: Bắt các con rết có kích thước đủ lớn, cho vào chậu nước sạch khoảng 3 - 5 phút để rửa sạch mùn đất. Vớt ra cho vào một dụng cụ sạch, để một lúc cho ráo nước rồi cho vào một lọ thủy tinh đã có sẵn rượu nồng độ cao (60 – 90% ethanol)- Đậy kín nắp. Để nơi cao ráo. Sau một tháng có thể dùng được.

- Dùng trong: Cũng làm sạch theo cách trên, sau đó cho rết vào cái túi vải, buộc chặt đầu túi, ngâm vào nước sạch để giết rết. Đổ ra rổ cho ráo nước. Đem phơi khô hoặc sấy khô.

Cần chú ý khi sấy rết, nhiệt độ sấy phải bắt đầu từ nhiệt độ cao, khoảng 500C để khỏi bị ôi thiu, sau đó nâng nhiệt độ lên dần cho đến khi khô hoàn toàn. Đối với rết làm thuốc, đặc biệt là rết đem xuất khẩu, cần tạo dáng cho vị thuốc bằng cách, trước khi sấy, người ta buộc rết vào một thanh tre dẹt mảnh để giữ cho thân thẳng, sau đó xếp đều vào các giàn sấy. Sấy đến khô.
Trước khi dùng, người ta ngắt bỏ chân, đuôi và đầu rết, sao tới khi bên ngoài có màu vàng, có mùi thơm, lấy ra, tán mịn để dùng dưới dạng bột, hoặc phối hợp bột rết với bột hay nước sắc của các vị thuốc khác. Liều từ 0,5 - 1g/ngày.


4. Dùng rết chữa bệnh như thế nào?

Theo Y học cổ truyền, rất có vị cay, tính ấm, có độc, quy kinh can. Có tác dụng tắt phong, chỉ kinh (hết kinh giản) được dùng trong các bệnh:

- Động kinh, điên giản, uốn ván, co giật, còn dùng trị đau dây thần kinh ở mặt: Bột rết, bột toàn yết (bọ cạp), chu sa (chế theo cách thủy phi), đồng lượng, trộn đều, uống với nước ấm, ngày 3 lần, mỗi lần 0,5 - 1g bột, uống sau bữa ăn một giờ, với nước ấm. Cũng có thể dùng bột rết với bột cam thảo, đồng lượng. Uống như trên, hoặc dùng một gam bột rết uống với nước sắc của 20g phòng phong, cách uống như trên.

- Trị viêm cột sống: Dùng bột rết phối hợp với bột bọ cạp, đồng lượng. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 - 3g với nước ấm, sau ăn 1 giờ.

- Chữa viêm tinh hoàn: Bột rết và bột nhục quế, lượng bằng nhau, trộn đều. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 0,5 - 1g với nước ấm sau bữa ăn một giờ.

- Chữa trĩ ngoại: Lấy bột rết 0,5g, bột long não 0,2g thêm 5ml rượu trắng (25 - 30%) để hòa tan long não và làm thành dạng dịch nhão với bột rết. Dùng hỗn dịch này bôi vào các búi trĩ.

- Chữa mụn nhọt, sưng đau: Dùng cồn rết chế ở trên, lấy tăm bông, chấm vào cồn rết, rồi chấm lên mụn nhọt, ngày nhiều lần. Mụn sẽ hết sưng đau và nhanh khỏi.

- Đối với mụn nhọt đã vỡ loét (tràng nhạc - lao hạch): Dùng bột rết và bột lá chè xanh đã sấy khô, tán bột mịn, đồng lượng trộn đều. Trước khi rắc hỗn hợp bột này, dùng nước sắc cam thảo rửa sạch vết loét.

Kiêng kị: Không dùng cho phụ nữ có thai và những trường hợp táo nhiệt, háo khát.

4. Dùng thuốc thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị rết cắn



Điều mà nhiều người không biết là các loại thuốc Tây, kể cả thuốc bổ sung Vitamin, Thực phẩm chức năng, các loại từ công ty bán hàng đa cấp… đều làm từ hóa chất hoặc các chiết xuất, bổ sung, bảo quản bằng hóa chất nên nó là nguyên nhân chính gây bệnh: khi hóa chất lọt vào cơ thể, gan sẽ làm mọi cách để trung hòa, vô hiệu hóa các chất này và sau đó thận sẽ lọc, loại bỏ,…

“Thảo Dược từ Thiên nhiên” sẽ mang đến một phương pháp tối ưu. Những Dược thảo quý từ Thiên nhiên được chứng minh sẽ giúp cơ thể tái lập trạng thái quân bình từ đó tự chữa lành bệnh. 

Các sản phẩm thảo dược được đề cập ở đây đến từ Công ty G & W Australia. Tất cả thuốc của G & W Australia đều là thuốc Đông Y (Herbal Medicine) nên quý vị có thể dùng để chữa bệnh hiệu quả trong khi các loại Dược thảo khác bán trên thị trường đều là thực phẩm bổ sung (Dietary Supplement) nên người tiêu dùng không thể chữa được bất cứ bệnh gì và để bán được hàng họ phải quảng cáo tinh vi và sớm hay muộn người tiêu dùng sẽ thất vọng.

Cần áp dụng Thực Dưỡng hiện đại và các thuốc từ thảo dược quý hiếm trong thiên nhiên để điều trị bệnh
Canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa máu, giải độc
1. Canh Dưỡng Sinh
Với thành phần là các loại rau củ hữu cơ giàu khoáng chất, canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa môi trường máu, tiêu diệt vi khuẩn, thải độc cơ thể. Người mắc bệnh mỡ máu cao nên uống Ngày 2 lần mỗi lần 1 gói khi ăn sáng & chiều.
Nếu không tìm mua được Canh dưỡng sinh, quý vị có thể tham khảo Cách nấu Canh Dưỡng sinh tại CLB100.

Immune Reviver - Hồi sinh miễn dịch2. Immune Reviver: Phục hồi hệ miễn dịch. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần từ 1-2 viên sáng, chiều sau khi ăn. 
Age Reviver - Phục hồi sinh lực

3. Age Reviver: Phục hồi sinh lực toàn diện. Ngày uống 1 viên sau khi ăn trưa.

 

  Một số lưu ý dùng thảo dược 
  • Trong 5 ngày đầu dùng Biminne 01 viên/ lần/ ngày
  • Dùng Canh dưỡng sinh để giúp cơ thể diệt virus gây viêm nhiễm
  • Cần loại bỏ nguyên nhân trực tiếp gây dị ứng (không khí ô nhiễm, nguồn nước, ăn uống,…)

Các thuốc đề cập ở trên như Biminne 01, Immune Reviver, Age Reviver đều được nghiên cứu và phát triển bởi một nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ GR Hu đứng đầu. Bác sĩ Hu có hơn 40 năm kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực y học chống lão hóa, miễn dịch và dị ứng tại Đại học Sydney và Đại học Y Thượng Hải. 
 


Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ sản phẩm nào để bổ trợ sức khỏe hay điều trị bệnh, quý vị nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia Thực Dưỡng để sức khỏe cải thiện tốt nhất!

Nếu quý vị đang mắc những căn bệnh mãn tính, mong bài viết này có thể sẽ hữu ích cho quý vị. Hãy đương đầu với bệnh tình bằng thái độ tích cực. Hãy kiên trì áp dụng Thực Dưỡng với lòng biết ơn Đấng tạo hóa. Quý trọng sự sống. Chú tâm đến nhu cầu tâm linh. Tinh thần lạc quan cũng chính là phương thuốc hay để quý vị có thể chịu đựng những khốn khó của bệnh tật. Tấm lòng vui mừng là phương thuốc hay - Tinh thần suy sụp làm sức hao mòn.

Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

  • Ong đốt

    Thành phần của nọc ong khá phức tạp gồm các enzyme protein và axit amin như các axit formic, clohydric, octophot phoric, lưu huỳnh... Nọc ong chứa một lượng lớn chất đạm, các tinh dầu bay hơi các enzyme hyaluronidase, ...

    24/02/2023
    241
  • Tiêu chảy

    Tiêu chảy cấp thực chất là một phản xạ có ích cho cơ thể, nhằm tổng hết chất độc ra ngoài đường ruột một khi ruột bị rối loạn, bị nhiễm trùng, nhiễm độc, như trường hợp ngộ độc thực ...

    24/02/2023
    185
  • Côn trùng cắn

    Các vết cắn của côn trùng luôn luôn là vấn đề khó chịu cho tất cả mọi người. Phản ứng ngoài da thường gặp nhất là tình trạng ngứa ngáy dữ dội nơi bị cắn, nổi hồng ban sưng phù, ...

    24/02/2023
    215
  • Các loại côn trùng cụ thể

    Hai sinh vật này có thể mang bệnh truyền nhiễm đến cho ban, và cũng có thể truyền nọc độc tạo sự ngứa ngáy qua vết chích của chúng. Đa số chúng ta nghĩ ruồi không chích, và không gây ...

    24/02/2023
    450
  • Trẹo lưng

    Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này đó là thường xuyên cúi xuống nâng vật nặng và sử dụng chủ yếu sức mạnh ở lưng. Một số người dù hoạt động không dùng lưng nhiều nhưng với tư ...

    24/02/2023
    269
  • Đi tiểu ra máu

    Tiểu ra máu là hiện tượng khi đi tiểu có lẫn máu tươi hay những cục máu đông trong nước tiểu. Nguyên nhân chủ yếu do mắc các bệnh đường tiết niệu, ngoài ra, bệnh ở các cơ quan ở ...

    24/02/2023
    167
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng