Hệ tuần hoàn

Bệnh động mạch vành

Ngày đăng:23/02/2023
Nguồn tin: clb100.com
Cập nhật350
0
Bệnh động mạch vành là tên gọi cho một số bệnh tim do mạch máu vành tim bị nghẽn dẫn đến tình trạng cơ tim bị thiếu dinh dưỡng khí. Các tên gọi khác của bệnh này là bệnh mạch vành, bệnh tim mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ. Bệnh chủ yếu là sự tích tụ mảng xơ vữa động mạch bên trong thành động mạch cung cấp máu đến cơ tim.
Bệnh động mạch vành

1. Nguyên nhân

1.1. Các yếu tố nguy cơ lớn không thể thay đổi

- Độ tuổi: Khoảng 82% người tử vong vì bệnh động mạch vành là từ 65 tuổi trở lên. Khi lớn tuổi, bệnh nhân nữ bị đau tim thường dễ bị tử vong.

- Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đau tim cao hơn phụ nữ và bị sớm hơn. 

- Yếu tố di truyền (kể cả chủng tộc): Trẻ có cha mẹ bệnh tim thì dễ bị mắc bệnh này. Người Mỹ gốc Phi bị cao huyết áp nặng hơn người gốc châu Âu và có nguy cơ mắc bệnh tim lớn hơn. Nguy cơ mắc bệnh tim cũng cao hơn trong số các sắc dân Mỹ gốc Á. Điều này một phần do tỷ lệ béo phì và tiểu đường cao hơn. Phần lớn người có tiền sử gia đình bị bệnh tim còn có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ khác nữa.

1.2. Các yếu tố nguy cơ lớn có thể thay đổi, điều trị hay kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống và thuốc uống

Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm giảm nồng độ ôxy trong máu, làm tổn thương và suy yếu thành động mạch. Người hút thuốc lá có nguy cơ tử vong vì bệnh động mạch vành gấp 2-3 lần người không hút thuốc. Hút thuốc lá cũng tác động cùng với các yếu tố nguy cơ khác để làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Người hút xì-gà hay hút bằng tẩu đường như có nguy cơ tử vong vì bệnh này (và có thể cả đột quỵ nữa) cao hơn người bình thường nhưng không cao bằng người hút thuốc lá. Tiếp xúc với khói thuốc lá của người hút thuốc lá làm tăng nguy cơ gây bệnh tim kể cả đối với người không hút thuốc.

Cholesterol trong máu cao: Khi cholesterol trong máu tăng, nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cũng tăng theo. Khi có các yếu tố nguy cơ khác (chẳng hạn như huyết áp cao và hút thuốc lá), nguy cơ này thậm chí còn tăng hơn nữa. Mức cholesterol có thể thay đổi dưới tác động của độ tuổi, giới tính, tiền sử sức khỏe gia đình và chế độ ăn uống.

Cao huyết áp: Huyết áp tăng làm tăng tải lên tim, làm vách tim dày lên và trở nên cứng hơn. Nó cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, suy thận và suy tim xung huyết. Khi huyết áp cao xảy ra ở người béo phì, hút thuốc lá, có mức cholesterol trong máu cao hay là tiểu đường thì nguy cơ đau tim hay đột quỵ tăng lên nhiều lần.

Huyết áp phải được giữ ở dưới 140/90mmHg (dưới 130/80mmHg ở bệnh nhân tiểu đường hay bệnh thận mạn tính) bằng thuốc và thay đổi lối sống. Thay đổi lối sống (giảm cân, thay đổi chế độ ăn, tăng hoạt động thể lực và ăn nhạt) nên thực hiện cho tất cả các bệnh nhân có huyết áp cao hơn hoặc bằng 120/80mmHg. Không nên dùng thuốc chẹn bệnh canxi nhóm dihydropyridin có tác dụng ngắn để điều trị cao huyết áp.

Các bệnh nhân cao huyết áp nên có một chế độ ăn ít muối và nhiều rau, hoa quả và các chế phẩm ít chất béo, cũng như có một chương trình tập thể dục đều đặn. Hầu hết các bệnh nhân cần hơn một thuốc để kiểm soát được trị số huyết áp và nên lựa chọn các thuốc đã được chứng minh là có làm cải thiện tiên lượng của bệnh nhân (thuốc lợi tiểu nhóm thiazid được lựa chọn đầu tiên, nên phối hợp với các thuốc chẹn bêta giao cảm, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể AT1 angiotensin và thuốc chẹn kênh canxi có tác dụng kéo dài).

Hoạt động thể chất: Lối sống ít vận động là một yếu tố nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Hoạt động thể chất thường xuyên với cường độ vận động từ vừa đến nặng sẽ giúp phòng ngừa bệnh tim mạch. Cường độ vận động càng cao bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu. Bệnh nhân nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày hay ít nhất 5 lần/tuần (đi bộ, đi xe đạp hay các hoạt động thể lực khác), đồng thời tăng các hoạt động thông thường hằng ngày (làm vườn, làm công việc nội trợ).

Tuy nhiên, ngay cả vận động với cường độ trung bình cũng có ích nếu hoạt động thường xuyên và kéo dài. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp kiểm soát cholesterol máu, tiểu đường và béo phì, cũng như giúp làm hạ huyết áp trong nhiều trường hợp.

Thừa cân béo phì dễ mắc bệnh tim mạch
Béo phì và thừa cân: Người có lượng mỡ trong cơ thể quá mức – đặc biệt nếu mỡ tích quá nhiều vùng bụng – dễ bị bệnh tim và đột quỵ ngay cả khi không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào khác (chỉ số khối lượng cơ thể trung bình là 18,5-3=24,9kg/m2. Vòng bụng trên 90cm ở nam giới và trên 80cm ở nữ giới.

Cân nặng quá mức sẽ làm tăng hoạt động tim. Nó cũng làm tăng huyết áp, tăng cholesterol và chất béo trung tính và giảm cholesterol HDL tốt (có lợi). Nó cũng có thể làm cho bệnh tuổi đường dễ phát ra hơn. Nhiều người béo phì và dư cân gặp khó khăn khi giảm cân. Nhưng ngay cả giảm khoảng 5kg đi chăng nữa, cũng hạ thấp được nguy cơ bệnh tim mạch.

Tiểu đường: Tiểu đường làm tăng nguy cơ phát bệnh tim mạch. Ngay cả khi nồng độ đường huyết được kiểm soát, tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ, nhưng các nguy cơ này thậm chí còn cao hơn nữa nếu đường huyết không được kiểm soát tốt, Khoảng ¾ bệnh nhân bị tiểu đường cần phải được điều trị và kiểm soát tất cả các yếu tố khác có thể có là điều cực kỳ quan trọng.

Kiểm soát chặt chẽ đường huyết bằng insulin hay thuốc hạ đường huyết xuống và chế đọ ăn để đạt HbA1C < 7%, tốt nhất là HbA1C < 6,5%.

2. Hậu quả của bệnh động mạch vành

Hẹp lòng động mạch vành sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim, tình trạng này có thể kéo dài lâu ngày. Bệnh nhân sẽ bị đau ngực, suy tim, rối loạn nhịp tim và nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp.

Khi mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành vỡ ra thì sẽ làm bít tắc hoàn toàn động mạch vành và gây ra thiếu máu cơ tim cấp tính, nặng nề, hoại tử cơ tim – còn được gọi là nhồi máu cơ tim cấp. Tỷ lệ tử vong nhồi máu cơ tim cấp rất cao. Bệnh nhân qua được cơn nhồi máu cơ tim cấp có thể sẽ bị suy tim, bị rối loạn nhịp tim sau nhồi máu cơ tim.

3. Triệu chứng của tình trạng thiếu máu cơ tim

- Đau ngực: Triệu chứng của thiếu máu cơ tim thường gặp nhất là đau thắt ngực. Đau khởi phát khi gắng sức, ở ngay sau xương ức, đau nhói, thắt chặt, lan ra vai trái, cánh tay trái, bàn tay trái. Đau giảm khi đi nghỉ tĩnh hoặc khi dùng thuốc dãn mạch. Nếu cơn đau xuất hiện lúc nghỉ tĩnh hoặc cơn đau quá trầm trọng hoặc cơn đau kéo dài trên 30 phút thì phải nghĩ đến là bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp.

 Cùng có những trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim mà không có triệu chứng đau ngực. Những trường hợp đó gọi là thiếu máu cơ tim yên lặng. Trong trường hợp này bệnh nhân có thể biểu hiện như hở van hai lá, suy tim, rối loạn nhịp tim…

4. Điều trị theo Tây y

  Để điều trị bệnh động mạch vành, Y học hiện nay thường áp dụng 3 phương pháp cụ thể như sau:

a. Điều trị nội khoa (dùng thuốc)

- Điều trị các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành để bệnh không tiến triển nặng thêm: điều trị tăng huyết áp, điều trị rối loạn lipit máu, điều trị tiểu đường, bỏ hút thuốc lá, giảm cân nặng đặt cân nặng lý tưởng, thay đổi lối sống…

- Điều trị phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp: dùng các loại thuốc kháng kết dính tiểu cầu để phòng ngừa đông máu gây tắc mạch vành: Aspirine, Clopidogrel…

- Điều trị chống cơn đau thắt ngực bằng các loại thuốc dãn mạch.

b. Điều trị can thiệp động mạch vành (nong rộng lòng động mạch, đặt nong – stent – trong lòng động mạch vành)

- Dùng cho các trường hợp đau ngực do thiếu máu cơ tim mà ít hoặc không đáp ứng với các thuốc điều trị nội khoa.

- Dùng cho các trường hợp bị đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim cấp.

c. Điều trị phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (bypass)

- Dùng cho các trường hợp động mạch vành bị tổn thương nhiều chỗ, tổn thương kéo dài… cho các trường hợp mà can thiệp động mạch vành không thể thực hiện được.

- Đây là một ca mổ lớn, dùng các mạch máu khác của ngay chính bản thân bệnh nhân để làm cầu nối qua chỗ mạch vành bị hẹp. 

Tham khảo:

►Thức ăn tạm thời nên tránh trong thời gian đang bệnh tim và huyết áp
►Các bệnh không nên ăn muối mè trong thời gian đầu hoặc hạn chế ăn muối mè
►Cardiozest - Phòng ngừa xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp, tốt cho tim mạch
 

Lối sống Thực Dưỡng hỗ trợ điều trị bệnh động mạch vành

 Quý vị biết đến Thực Dưỡng khi mắc bệnh tim mạch thì Thực Dưỡng là một trợ phương đắc lực để quý vị được chữa lành và có sức khỏe dẻo dai.
Các thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp thấp

Điều mà nhiều người không biết là các loại thuốc Tây, kể cả thuốc bổ sung Vitamin, Thực phẩm chức năng, các loại từ công ty bán hàng đa cấp… đều làm từ hóa chất hoặc các chiết xuất, bổ sung, bảo quản bằng hóa chất nên nó là nguyên nhân chính gây bệnh: khi hóa chất lọt vào cơ thể, gan sẽ làm mọi cách để trung hòa, vô hiệu hóa các chất này và sau đó thận sẽ lọc, loại bỏ,…

“Thảo Dược từ Thiên nhiên” sẽ mang đến một phương pháp tối ưu. Những Dược thảo quý từ Thiên nhiên được chứng minh sẽ giúp cơ thể tái lập trạng thái quân bình từ đó tự chữa lành bệnh. 

Các sản phẩm thảo dược được đề cập ở đây đến từ Công ty G & W Australia. Tất cả thuốc của G & W Australia đều là thuốc Đông Y (Herbal Medicine) nên quý vị có thể dùng để chữa bệnh hiệu quả trong khi các loại Dược thảo khác bán trên thị trường đều là thực phẩm bổ sung (Dietary Supplement) nên người tiêu dùng không thể chữa được bất cứ bệnh gì và để bán được hàng họ phải quảng cáo tinh vi và sớm hay muộn người tiêu dùng sẽ thất vọng.

Cần áp dụng Thực Dưỡng hiện đại và các thuốc từ thảo dược quý hiếm trong thiên nhiên để điều trị bệnh:
Canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa máu, giải độc
1. Canh Dưỡng Sinh
Với thành phần là các loại rau củ hữu cơ giàu khoáng chất, canh dưỡng sinh giúp kiềm hóa môi trường máu, tiêu diệt vi khuẩn, thải độc cơ thể. Người mắc bệnh mỡ máu cao nên uống Ngày 2 lần mỗi lần 1 gói khi ăn sáng & chiều.
Nếu không tìm mua được Canh dưỡng sinh, quý vị có thể tham khảo Cách nấu Canh Dưỡng sinh tại CLB100.

CardioZest - Lối thoát cho xơ vữa động mạch – Điều hòa huyết áp – Tốt cho tim mạch.
2. 
CardioZest :  Phòng ngừa xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp, tốt cho tim mạch. Ổn định huyết áp, tim mạch. Ngày 2 lần – mỗi lần từ 1 – 2 viên sau khi ăn sáng & chiều


Immune Reviver - Hồi sinh miễn dịch3. Immune Reviver: Phục hồi hệ miễn dịch. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần từ 1-2 viên sáng, chiều sau khi ăn. 
Age Reviver - Phục hồi sinh lực

4. Age Reviver: Phục hồi sinh lực toàn diện. Ngày uống 1 viên sau khi ăn trưa.


  Một số lưu ý dùng thảo dược 
  • Trong 5 ngày đầu dùng CardioZest 01 viên/ lần/ ngày
  • Vì thảo dược trong CardioZest có hàm lượng cao cơ thể cần thời gian thích ứng, nên tăng lượng uống dần
  • Riêng Immune Reviver, PainGo và Canh dưỡng sinh thì áp dụng ngược lại (từ lượng nhiều rồi giảm dần)

Các thuốc đề cập ở trên như Cholesol, Immune Reviver, Age Reviver đều được nghiên cứu và phát triển bởi một nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ GR Hu đứng đầu. Bác sĩ Hu có hơn 40 năm kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực y học chống lão hóa, miễn dịch và dị ứng tại Đại học Sydney và Đại học Y Thượng Hải. 


Nếu quý vị đang mắc bệnh huyết áp thấp, mong bài viết này có thể sẽ hữu ích cho quý vị. Hãy đương đầu với căn bệnh này bằng thái độ tích cưc. Hãy kiên trì áp dụng Thực Dưỡng với lòng biết ơn Đấng tạo hóa. Quý trọng sự sống. Chú tâm đến nhu cầu tâm linh. Tinh thần lạc quan cũng chính là phương thuốc hay để quý vị có thể chịu đựng những khốn khó của căn bệnh này. Tấm lòng vui mừng là phương thuốc hay - Tinh thần suy sụp làm sức hao mòn.

 

 

Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

  • Hệ tuần hoàn kỳ diệu

    Hệ tuần hoàn được thiết kế rất tinh vi. Không chỉ có thể mang theo thực phẩm, nước khí oxy và các chất phế thải một cách an toàn, nó có khả năng tự chữa lành và bành trướng theo ...

    23/02/2023
    644
  • Bác Trần Ngọc Tài Chia Sẻ Về Nguyên Nhân Gây Huyết Áp Cao (Có Video)

    Nguyên nhân gây huyết áp cao là do đâu? Hãy cùng theo dõi bài viết này để đọc những thông tin hữu ích từ lời chia sẻ của Bác Trần Ngọc Tài về chủ đề này nhé.

    30/03/2024
    47
  • Bệnh tim đập nhanh có nguy hiểm không?

    Bình thường, tim đập 75-80 nhịp/phút. Khi hoạt động thể lực mạnh hoặc cảm xúc mạnh, nhịp tim lên 100 nhịp/phút hoặc hơn thế nữa, người ta gọi là trái tim “phi nước đại”.

    23/06/2023
    2621
  • Bệnh mỡ máu cao - Kẻ giết người thầm lặng

    Bệnh mỡ máu cao là một căn bệnh thuộc Hệ tuần hoàn, bệnh thường diễn tiến âm thầm và chỉ được phát hiện khi có những dấu hiệu nghiêm trọng về sức khỏe. Người mắc bệnh mỡ máu cao có ...

    08/03/2023
    982
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng