Câu chuyện của tỷ phú

Giá trị thực của đồng tiền: Bản thân tiền không mang giá trị

Ngày đăng:03/11/2022
Nguồn tin: clb100
Cập nhật1549
0
Vậy đâu mới là giá trị thực của tiền? Tại sao con người lại phát minh ra tiền? Làm thế nào để con người không bị chi phối, hay có sự quan tâm quá mức đến “tiền”? Chúng ta hãy cùng nhau làm rõ các vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Quan điểm về đồng tiền
Một số quan niệm cho rằng người thành công, giàu có là khi họ sở hữu được nhiều tiền. Tuy nhiên, theo quan niệm của tỷ phú Phạm Nhật Vượng thì “Tiền là công cụ, phương tiện để mình làm việc. Trong người tôi không bao giờ có đồng nào, khi đi ra ngoài cần tiêu gì đấy lại phải mượn lái xe”. Nói về giá trị của đồng tiền, Oprah Winfrey – Giám đốc truyền thông, MC của The Oprah Winfrey đã từng chia sẻ: “Nguyên nhân tôi có thể trở nên giàu có về mặt tài chính đó là: trọng tâm của tôi chưa bao giờ là tiền bạc, dù chỉ một phút”.

6 quá trình hình thành và phát triển của tiền

Giai đoạn 1: Con người sử dụng hình thức hàng đổi hàng (barter). Hiểu một cách đơn giản sử dụng hàng hóa bạn có đi đổi lấy hàng hóa của người khác. Tuy nhiên thực tế, hình thức “hàng đổi hàng” lại phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều lần. Do nhu cầu của mỗi người là khác nhau, vì thế, con người thường phải tốn rất nhiều thời gian, công sức để đổi lấy món mình mong muốn.

Giai đoạn 2: Con người đã nảy sinh ý tưởng dùng vật trung gian. Ban đầu, con người sử dụng hàng hóa (hóa tệ) như: vỏ sò, răng cá voi, trà,… để làm vật trung gian trao đổi. Tuy nhiên theo thời gian, hình thức này lại có một vài khuyết điểm: dễ bị hư hỏng, khó vận chuyển, khó xác định giá trị.

Giai đoạn 3: Con người đã sử dụng kim loại đúc thành tiền (kim tệ) để làm vật trung gian. Lúc đầu, con người sử dụng các kim loại thường (đồng) nhưng sau này con người đã sử dụng các kim loại quý (vàng, bạc) để đúc thành tiền. Tuy nhiên, theo thời gian, vàng bạc trở nên khan hiếm, do đó, con người cần tìm một loại hình thức khác để thay thế.

Giai đoạn 4: Con người phát minh ra tiền giấy khi nguồn vàng đang trở nên dần cạn kiệt. Tiền giấy có giá trị nội tại khá thấp nhưng được luật pháp Nhà nước quy định làm phương tiện trao đổi và được công chúng chấp nhận. Tuy nhiên, tiền giấy lại có một bất tiện là rất dễ bị làm giả.

Giai đoạn 5: Với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, con người có thêm một loại tiền tệ mới – bút tệ(các khoản tiền gửi tại ngân hàng). Con người có thể sử dụng bút tệ trong các giao dịch, thanh toán hằng ngày mà không cần mang theo tiền giấy

Giai đoạn 6: Công nghệ phát triển, một loại tiền mới đã xuất hiện – tiền điện tử (cryptocurrency – điển hình là Bitcoin). Chúng ta có thể sử dụng tiền điện tử để đầu tư hay giao dịch hằng ngày.

Đâu là giá trị thực của đồng tiền?
Hiện nay, khi nhắc tiền chúng ta thường nghĩ ngay đến công việc, tiền lương mà chúng ta kiếm được. Vì thế điều này đã tạo cho phần lớn người lầm tưởng tiền là thứ có giá trị nhất trong cuộc sống và con người sẽ trở nên giàu có khi họ có nhiều của cải, vật chất hay có được địa vị và danh tiếng trong cuộc sống.

Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Tiền được xem là “vật trung gian”, “phương tiện” để mọi người có thể trao đổi. Chúng ta kiếm tiền thông qua việc tạo ra trải nghiệm cho người khác. Sau đó chúng ta lại đem số tiền mình kiếm được để mua lại sự trải nghiệm. Tiền chỉ có giá trị khi mọi người dùng chúng trong trao đổi, lưu thông.

Ngoài ra, giá trị thực trong mọi giao dịch hàng ngày mà chúng ta thực hiện không mang giá trị tiền tệ mà mang giá trị trải nghiệm. Chẳng hạn như việc chúng ta mua một chiếc vòng cổ đắt tiền, đơn thuần nó không phải là việc ta mua một hàng hóa mà là ta mua sự trải nghiệm khi đeo chúng. Hay khi mua một chuyến du lịch cùng với gia đình, thực chất ta đang mua cơ hội để cùng nhau trải nghiệm những điều mới và thắt chặt mối quan hệ với các thành viên trong gia đình. Tóm lại, bản thân của tiền không mang giá trị, và tiền chỉ là phương tiện để mọi người trao đổi với nhau.
Để không bị chi phối, hay có sự quan tâm quá mức đến “tiền” thì việc thay đổi suy nghĩ “tiền là thước đo sự thành công, giàu có của một người” là rất quan trọng.

Khi có suy nghĩ như trên, chúng ta luôn luôn suy nghĩ tìm mọi cách để chạy theo đồng tiền. Lúc này, tiền sẽ trở thành động lực và mục đích duy nhất của chúng ta trong cuộc sống. Khi điều này xảy ra, chúng ta không còn là chủ sở hữu của tiền mà ngược lại, tiền sẽ sở hữu ta. Lúc này, chúng sẽ trở thành “tiền tệ” thay vì tiền. 

Có một sự thật rằng rằng “Cho dù chúng ta có trở thành người sở hữu nhiều tiền nhất trên thế giới thì cũng không bao giờ tránh khỏi việc bệnh tật hay cái chết. Việc kiếm được nhiều tiền đồng nghĩa với việc ta sẽ phải dành nhiều thời gian để làm việc, chấp nhận nhiều rủi ro hơn và bỏ qua nhiều việc có ý nghĩa khác trong cuộc sống”.

Tóm lại, ngoài tiền thì còn có rất nhiều thứ có giá trị trong cuộc sống của chúng ta, chẳng hạn như: thời gian, kiến thức, sự hạnh phúc. Giá trị thực của tiền chỉ có khi chúng ta bắt đầu nhìn xa hơn và nhận thấy bản thân có giá trị hơn. Khi đó việc chúng ta đi làm kiếm tiền không chỉ là tích lũy của cải, mà là hình thành các trải nghiệm. Khi đó, chúng ta sẽ không nhìn một người dựa trên số tiền mà họ có, mà là nhìn vào các giá trị, các trải nghiệm mà họ đã có được trong cuộc sống.

Bài viết liên quan:
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng