Thành công trong kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là gì? 7 chiến lược kinh doanh cơ bản mà mỗi doanh nghiệp nên biết.

Ngày đăng:03/11/2022
Nguồn tin: clb100
Cập nhật1054
0
Giới lãnh đạo, hay khởi nghiệp đều rất rất thích nói chuyện về những chủ đề liên quan tới “Chiến lược kinh doanh” hay “Quản trị chiến lược” bởi nó thể hiện được tầm kiến thức và độ hiểu biết của bản thân. Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả chắc chắn không chỉ tồn tại trên giấy tờ, những bản kế hoạch, hay báo cáo, mà nó phải được xây dựng qua kinh nghiệm thực tiễn, va chạm trực tiếp với khách hàng.
Dưới đây là bài viết tổng hợp từ A – Z về khái niệm chiến lược kinh doanh là gì, làm sao để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp, những chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thành công.
1. Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh là phương pháp tổ chức hoạt động của một công ty, tập đoàn trong lĩnh vực kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối đa. Nội dung của chiến lược kinh doanh là bao quát tổng thể của một kế hoạch theo trình tự bao gồm chuỗi các biện pháp, cách thức hoạt động trong quá trình kinh doanh để hướng tới mục tiêu là mang về lợi nhuận cao nhất cùng sự phát triển của hệ thống kinh doanh.

Chiến lược kinh doanh thành công khi nó giúp doanh nghiệp tăng trưởng, cạnh tranh được với đối thủ và hiệu quả về tài chính. Một chiến lược kinh doanh đầy đủ phải bao gồm cách làm thế nào để đạt được mục tiêu, khác biệt với đổi thủ ở điểm nào và làm sao để mang về doanh thu.

2. 7 chiến lược kinh doanh cơ bản
Bất cứ một mô hình doanh nghiệp nào, cũng cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh thật sự đúng đắn. Dưới đây là 7 chiến lược quan trọng và cơ bản mà bạn có thể tham khảo để triển khai:

Chiến lược kinh doanh: Cạnh tranh để khác biệt
Nhiều người mặc định rằng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là phải trở thành đơn vị tốt nhất, xuất chúng nhất của ngành đó, nhưng tuy nhiên, nhiệm vụ đó đôi khi không thể thành hiện thực.
Ở trong thể thao, chỉ có một người chiến thắng duy nhất, nhưng ngược lại khi kinh doanh, việc 2 hay 3 doanh nghiệp dẫn đầu đều có lợi là chuyện hết sức thường tình.
Chiến lược kinh doanh tệ nhất, là cố gắng đánh bật đối thủ mạnh nhất trong ngành bằng việc bắt chước mọi đường đi nước bước của họ. Hãy tiếp cận những giá trị khác biệt để thành công.
 
Chiến lược kinh doanh: Cạnh tranh vì lợi nhuận
Làm kinh doanh không chỉ ở việc bạn có thị phần lớn nhất trong thị trường, hay doanh nghiệp đang phát triển với tốc độ chóng mặt, nó còn ở khoản lợi nhuận bạn tạo ra.
Vậy xét cho cùng, nếu tất cả những chiến lược bạn đề ra không mang mục đích rõ ràng về số tiền bạn có thể kiếm được, tốt nhất là bạn không nên mất thời gian và công sức thực hiện chúng.
 
Thấu hiểu thị trường trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh.
Mỗi doanh nghiệp đều là một phần của hệ sinh thái kinh tế – thị trường. Mỗi thị trường sẽ mang những đặc điểm và tính cách riêng. Và những đặc điểm này sẽ liên quan tới lợi nhuận mà bạn có thể đạt được trong tương lai.
Thấu hiểu về thị trường, đối thủ sẽ hình thành tư duy chiến lược cho doanh nghiệp, về cách giúp bạn tồn tại và cạnh tranh.
 
Xác định đối tượng khách hàng
Tất nhiên rồi, bạn cần xác định chính xác đối tượng mục tiêu bạn đang nhắm đến, và cách bạn phục vụ tệp khách hàng này. Bạn không thể bán sản phẩm, dịch vụ của mình cho tất cả mọi người, bởi lẽ bạn chỉ có một lượng giới hạn khách hàng tiềm năng có chung một nhu cầu mà thôi.Do đó, việc cần làm là xác định những bước  để khiến khách hàng cảm thấy thỏa mãn nhu cầu của họ bằng những sản phẩm và giá trị bạn đem lại.
 
Hãy học cách nói không
Khi bạn đã thấu hiểu thị trường, thấu hiểu khách hàng, xây dựng được các giá trị cam kết của doanh nghiệp, bạn sẽ dần nhận ra rằng có rất nhiều thứ mà chúng ta phải nói lời từ chối.
Sẽ có rất nhiều tệp khách hàng mà bạn không phục vụ, các hoạt động mà bạn không cần thực hiện, và các sản phẩm và dịch vụ bạn không nên cung cấp. Trong chiến lược kinh doanh, việc xác định sẽ phải làm gì và không nên làm gì có ý nghĩa quan trọng tương đương nhau.
 
Không ngại thay đổi
Đối thủ phát triển, nhu cầu và hành vi của khách hàng thay đổi, công nghệ cải tiến, do đó yếu tố cần thiết để xác định chiến lược kinh doanh của công ty chính là sự nhạy bén trong việc phát hiện các xu hướng mới có thể áp dụng vào mô hình của doanh nghiệp.Khi bạn không thay đổi, bạn đang đứng yên và dậm chân tại chỗ. Nokia là điển hình cho ví dụ về việc sợ hãi không dám thay đổi.
Việc thay đổi sản phẩm của chính mình cũng là cách để các thương hiệu kéo dài vòng đời sản phẩm của mình.
 
Tư duy hệ thống
Chiến lược kinh doanh cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là việc hình thành tư duy hệ thống, xây dựng data và dữ liệu chính xác để đưa ra các giả định cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Những phán đoán của bạn không thể luôn luôn chính xác 100%, do đó, bạn cần những số liệu thực tế để phán đoán về khách hàng, về xu hướng thị trường, về mọi thứ,..
 
3. Đặc điểm của chiến lược kinh doanh
Đặc trưng của chiến lược kinh doanh không phải dạng mô hình có tính bất biến. Nếu có sự biến động trong thị trường, nếu ở mức độ vừa và nhỏ thì cần thay đổi chiến thuật để thích ứng chứ không phải chiến lược. Xây dựng chiến lược chỉ thay đổi khi biến động thị trường quá lớn.
Một đặc điểm nữa của chiến lược kinh doanh là nó cần phải được một tập thể thông qua. Điều này hoàn toàn trái ngược với chiến thuật kinh doanh khi nó có thể được đề xuất và áp dụng bởi cá nhân. Sở dĩ trong kinh doanh chiến lược có đặc điểm này là vì mức độ ảnh hưởng của nó lên doanh nghiệp là lớn hơn rất nhiều so với chiến thuật kinh doanh. Chính vì vậy mà khi lên kế hoạch cho một chiến lược cho kinh doanh cần sự tính toán cẩn thận, cân nhắc kỹ lưỡng của ban lãnh đạo kết hợp với sự tham gia của các chuyên gia có năng lực nhất trong doanh nghiệp.

4. Vai trò của chiến lược kinh doanh
Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào về khái niệm chiến lược kinh doanh là gì. Có thể thấy rằng vai trò của chiến lược kinh doanh là để tham chiếu kinh nghiệm trong quá khứ của chính doanh nghiệp hoặc của những doanh nghiệp khác bên ngoài. Qua đó có thể chỉ ra những phương hướng cho các hoạt động kinh doanh trong tương lai. Ngoài ra, chiến lược này còn có vai trò chỉ định và phân bổ nguồn lực về nhân lực, tài chính để thực thi các chiến thuật cụ thể.

Lưu ý rằng, các chiến lược kinh doanh không hề bất biến, sự thành công của nó sẽ chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian. Chắc chắn thị trường sẽ liên tục xuất hiện những doanh nghiệp khác và thay đổi không ngừng khiến cho chiến lược của doanh nghiệp cũng phải trong tâm thế sẵn sàng thay đổi để duy trì tính khả thi của mình. Một chiến lược kinh doanh không chỉ dừng ở mục đích chiếm được thị trường và khách hàng, mà còn phải có tính cạnh tranh, đánh bại và loại bỏ được đối thủ. Chính vì vậy, vai trò khác của chiến lược chính là đáp lại các chiến lược tấn công của doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh.
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng