Thành công trong kinh doanh

6 lưu ý để xây dựng chiến lược kinh doanh thành công

Ngày đăng:03/11/2022
Nguồn tin: clb100
Cập nhật955
0
1. Hiểu rõ đối đối thủ
Ông bà đã dạy: biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng!

2. Chú ý đến dòng tiền
Giám sát dòng tiền chặt chẽ, tối ưu vận hành để chi phí thấp nhất, và luôn có khoản dự phòng cho các trường hợp bất trắc. Suy cho cùng, kế hoạch kinh doanh có tốt đến đâu thì nó cũng là 1 dự báo cho tương lai, và không có gì đảm bảo 100% cả, đặc biệt khi bạn có một đối thủ mạnh hoặc diễn biến kinh tế vĩ mô phức tạp

3. Áp dụng công nghệ mới
Công nghệ đang thay đổi mọi mặt của cuộc sống, nên nó cũng có thể giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Có rất nhiều phần mềm quản lý ngoài kia có thể giúp ích cho vận hành công ty bạn.

4. Bắt đầu với thị trường ngách
Phát triển kinh doanh với thị trường ngách (Thị trường ngách là một thị trường nhỏ hơn trong một thị trường lớn mà trong đó, sản phẩm được tập trung vào một phân khúc khách hàng cụ thể) thường tốn ích chi phí hơn, đặc biệt nếu bạn biết có thể mất rất ít chi phí nếu bạn nhớ các điều sau:
  • Cung cấp một sản phẩm độc đáo cho nhóm khách hàng nhỏ.
  • Hiểu các nhu cầu chuyên biệt của nhóm khách hàng này
  • Truyền được đúng thông điệp
5. Chú ý phản hồi của khách hàng
Mục đích của kinh doanh là đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thu thập các ý kiến của khách hàng, nhận biết các xu hướng mới … để điều chỉnh sản phẩm của mình cho phù hợp hơn.

6. Thích nghi nhanh với sự thay đổi
Thế giới luôn vận động và thay đổi, môi trường kinh doanh còn thay đổi nhanh hơn. Doanh nhân phải chuẩn bị và chấp nhận thay đổi và sửa đổi các hoạt động kinh doanh cũng như chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
Hãy linh hoạt! Nếu một sự chuyển đổi trong sản phẩm và dịch vụ của bạn là điều chắc chắn phải làm thì đừng bỏ qua. Thích nghi chậm có thể khiến bạn mất khách hàng, thậm chí là làm doanh nghiệp phá sản.

Học tập chiến lược kinh doanh của các tập đoàn Viettel
Với xuất phát điểm ở vị trí thứ 4 trên thị trường viễn thông sau VinaPhone, MobiFone và Sfone nhưng hiện tại tập đoàn Viettel đã vươn lên thứ nhất và chiếm tới 45% thị phần. Vào khoảng những năm 2005-2006 quyết định từ bỏ thành phố để về vùng nông thôn đầu tư, xây dựng thị trường của mình. Thời điểm đó chi phí để lắp đặt các trạm tại nông thôn rất tốn kém, việc đầu tư vào khó khăn mà chưa biết có thuê bao nào sử dụng không. Tuy nhiên không vì thế mà làm nhụt chí các nhà lãnh đạo của tập đoàn Viettel, họ đã chấp nhận mạo hiểm hành động cuối cùng đã chứng minh được sự đúng đắn của mình.

Thứ nhất, nhờ đó mà điện thoại di động từng coi là mặt hàng xa xỉ đã trở thứ bình dân ở Việt Nam mà thị phần này chiếm tới 70% và chủ yếu ở nông thôn.
Thứ hai, về nông thôn không có các nhà mạng khác cạnh tranh, nghiễm nhiên Viettel là thị trường độc quyền và thành công bắt đầu từ đó.

Sau khi thấy Viettel thành công ở nông thôn các nhà viễn thông khác cũng tới nông thôn để đầu tư vào thị trường này thì đã bị Viettel bỏ lại xa phía sau. Lúc đó Viettel thay đổi chiến thuật, quay trở lại thị trường thành phố để kinh doanh, nhờ đó tương quan lực lượng giữa các nhà mạng hoàn toàn thay đổi đến thời điểm hiện tại, Viettel vẫn là ông trùm đứng đầu thị trường viễn thông tại Việt Nam và đã tiến bước xa hơn ra các thị trường ở Đông Nam Á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh. Và Viettel vẫn còn tiếp tục phát triển và luôn sáng tạo đổi mới để thích ứng với thị trường.

Kể đến thành công trên, có tầm nhìn rộng bao quát, nắm bắt được nhu cầu, địa bàn kinh doanh đúng đắn ban đầu, còn phải kể đến các nguồn lực hiện hữu và cách thức kinh doanh riêng biệt của mình như chiến lược marketing, xây dựng thương hiệu, quảng cáo,...
Hi vọng với bài viết trên, doanh nghiệp, các cửa hàng kinh doanh có thể xây dựng cho mình một chiến lược kinh doa nh hiệu quả
 
 
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng