Thành công trong kinh doanh

20 sai lầm trong bán hàng

Ngày đăng:30/09/2022
Nguồn tin: clb100
Cập nhật1901
0
1. Nói những điều không cần thiết: Nói quá nhiều và nghe quá ít. Nên nói ít nhưng đúng trọng tâm khách hàng cần nghe.
2. Nói quá nhiều nhưng không đưa ra đủ câu hỏi cho khách hàng. Chúng ta không nắm được khách hàng đang khó khăn gì, khách hàng đang cần gì, khách hàng có băn khoăn, trăn trở gì không, vì vậy chúng ta áp đặt những sản phẩm không phù hợp. Cho nên bản chất của người bán hàng là người hỏi nhiều hơn.
3. Tư vấn hoặc trả lời quá sơ sài. Nên tùy vào từng đối tượng khách hàng (nông dân, xe ôm, giáo viên, nhân viên văp phòng,..) mà có phương thức tư vấn và trả lời khác nhau.
4. Quá vội chốt bán hàng. Nên tạo được sự tin cậy cho khách hàng trước khi chốt đơn.

5. Đổ lỗi cho công ty. Chúng ta đi bán một sản phẩm nào đó thì chúng ta là đại sứ, thương hiệu của sản phẩm, dịch vụ đó. Chúng ta là người tiếp xúc với khách hàng cho nên khách hàng chỉ biết chúng ta chứ không không biết về công ty, cho nên khi chúng ta không đáp ứng được khách hàng thì chúng ta nên tìm cách bán được hàng chứ ko phải đổ lỗi cho chính sách công ty, cho cấp trên. Khách hàng là người muốn mua hàng nên chỉ quan tâm đến hàng hóa và dịch vụ chứ không quan tâm đến chính sách hay sếp bạn là ai cho nên không nên đỗ lỗi cho công ty khi bán hàng thất bại, điều đó chỉ thể hiện bạn là người thiếu trách nhiệm trong công việc mà thôi.

6. Không tạo được thêm giá trị so với lần mua hàng trước đó. Chúng ta cần có nhiều năng lượng hơn sau những lần tiếp cận khách hàng tiếp theo để khách hàng cảm nhận được sự nhiệt tình, chuyên nghiệp và  muốn được mua hàng.
7. Giới thiệu quá nhiều về đặc tính sản phẩm. Do không nắm được nhu cầu khách hàng. Có những khách hàng để tâm đến giá rẻ, có khách hàng cần giải quyết được ngay những vấn đề họ đang gặp phải, có khách hàng mua dùng để trải nghiệm, có khách hàng cần thái độ phục vụ hơn là chất lượng sản phẩm, cho nên vì vậy khi giới thiệu về sản phẩm chúng ta cần giới thiệu đúng những gì khách hàng cần chứ không phải lôi tất cả ra để nói. Do đó, nắm bắt được tâm lí khách hàng là rất quan trọng. Người siêu bán hàng là chỉ trong 10 giây tiếp xúc với khách hàng là hiểu được khách hàng cần gì.

8. Diễn thuyết dài dòng nhưng không giải quyết được vấn đề mà khách hàng mong muốn.
9. Suy diễn ý khách hàng theo ý nghĩ của mình. Đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu được khách hàng. Để hiểu được khách hàng chúng ta cần quan tâm đến khách hàng.
10. Không quan tâm thật lòng đến khách hàng. Không coi khách hàng là thượng để, phải coi khách hàng là anh em ruột của mình.

11. Không đưa ra được bằng chứng chứng tỏ mình đã thực sự hết cách rồi. Tôi có thể không làm cho trời hết mưa nhưng tôi sẽ có một chiếc ô. Có nhiều thứ mình không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thế nhưng chúng ta cần chứng tỏ rằng mình đã làm hết cách rồi, tức là tôi đã tìm mọi chổ có cái ô tôi che cho bạn rồi, còn cái việc cái ô đó quá nhỏ không đủ che bạn vẫn ướt thì thật sự chúng ta đã làm hết cách rồi. Tuy nhiên, những người bán hàng chưa thật sự làm hết cách mà chỉ tập trung vào việc làm thế nào để đưa doanh thu về mình mà thôi, cái họ quan tâm chỉ là túi tiền của khách hàng.

12. Đặt câu hỏi dẫn dắt khách hàng một cách thái quá.
13. Dùng những câu nói ngỗ ngược khi không đạt mục tiêu.
14. Dùng thủ thuật để vượt qua từ chối.Tuyệt chiêu cao nhất là sự chân thành
15. Không linh hoạt trong bán hàng.

16. Kết thúc quá trình đàm phán quá sớm. Đừng bao giờ hỏi câu YES or NO, bởi vì khi khách hàng trả lời NO tức là kết thúc đàm phán. Đừng bao giờ nói giá bán đầu tiên, bởi vì giá là cái làm khách hàng từ chối khi khách hàng chưa biết gì về giá trị sản phẩm, dẫn đến kết thúc đầm phán sớm.
17. Thời gian tiếp cận khách hàng quá lâu. Nên áp dụng công thức 3:3:3:3. Trong 3 phút cần phản hồi khách hàng; 3 ngày phải có sản phẩm dịch vụ đáp ứng khách hàng; 3 tiếng gọi điện để hỏi về sản phẩm khi đã giao; 3 tuần tiếp theo quay lại (chào bán tiếp sản phẩm khác).

18. Không thực hiện đúng thỏa thuận. Khách hàng không nhớ những điều tốt, nhưng một điều xấu sẽ mất hết lòng tin khách hàng. Nên hiểu công thức: 100-1=0, công thức không đúng trong toán học nhưng cực kỳ đúng trong kinh doanh, tức là khi ký 1 bản hợp đồng gồm 100 điều, làm đúng 99 điều, nhưng có 1 điều không làm được thì chúng ta phải trả giá cho điều đó, mọi thứ trở về 0 hết.
19. Không hướng dẫn khách hàng về sản phẩm dịch vụ.
20. Không đề nghị khách hàng nói lên cảm nghĩ trong và sau giao dịch. Nên là hỏi lại khách hàng về thiếu sót trong sản phẩm dịch vụ, nhờ khách hàng góp ý.
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng