Các món rau

Series: Quán tưởng định hướng - Bài tập Linh Hướng (bài 3)

Ngày đăng:24/05/2023
Nguồn tin: clb100
Cập nhật1142
0
Series: Quán tưởng định hướng - Bài tập Linh Hướng (bài 3)
Bài quán tưởng định hướng số 3 được trích từ tác phẩm Life After Life (Đời Sống Sau Khi Sống) của Bác sĩ Raymond Moody, và tác phẩm Recollections of Death (Những Hồi Ức về Cõi Chết) của Bác sĩ Michael Sabom, một chuyên gia khoa tim. Moody đã kích thích sự quan tâm to lớn và tranh luận sôi nỗi khi ông thuật lại kinh nghiệm của những người đã trãi qua và còn nhớ những sự kiện xảy ra trong thời gian gọi là chết lâm sàng (clinical death). (Chết lâm sàng là thuật ngữ dùng mô tả trạng thái không còn một dấu hiệu nào của sự sống thấy được ở bên ngoài như ý thức, tim đập, ngực thở và phản xạ). Moody đã phỏng vấn 150 người từng bị chết lâm sàng, và ông thấy nhiều người trong số đó có những hồi tưởng đáng lưu ý và thường giống nhau về nhiều điều mà họ tin là đã xảy đến với họ trong thời gian bất tỉnh.

Những hồi ức này gồm có việc xuất hồn ra khỏi xác; cảm thấy vô cùng êm ả, tự do và mất hẳn đớn đau; từ bên trên họ thấy được xác họ cùng môi trường chung quanh trong lúc các bác sĩ và y tá đang cố gắng cứu sống họ; có người còn thấy mình đi vào một cảnh giới siêu việt đẹp lạ thường,ở đó họ gặp được những người thân, bạn bè đã chết và một “thể sáng” mà nhiều người cho đó là thiên thần, Chúa hoặc Thượng Đế.
 
Bác sĩ Sabom rất nghi ngờ các khám phá và phương pháp nghiên cứu của Moody, nên ông quyết định tự tiến hành một cuộc nghiên cứu khoa học về vấn đề này. Từ năm 1976 đến 1981, ông phỏng vấn hơn một trăm người có kinh nghiệm chết lâm sàng kèm theo trắc nghiệm, khi có điều kiện, mức độ chính xác của các lời kể. Thí dụ, Bác sĩ Sabom thấy rằng nhiều người chết hụt có thể kể lại chi tiết kỹ thuật hồi sinh tim phổi (HSTP) (cardiopumonary resuscitation) và những y cụ được dùng cho kỹ thuật này trong thời gian họ chết lâm sàng. Nhiều người trong đó cho biết khi chứng kiến những diễn tiến y khoa này, họ ở một nơi nào đó ngoài thân xác như cửa phòng cấp cứu chẳng hạn hoặc ngay bên trên các họ. Họ kể lại mọi diễn tiến khá chính xác, hầu như chẳng chút sai lạc. Điều đáng chú ý họ đều là thường dân, trước đó chẳng biết chút gì về những sự việc y khoa mà họ đã kể, mà dù có biết đi nữa thì cũng không thể nào kể ra một cách chi tiết rành rọt như vậy nếu không thật sự chứng kiến tận mắt.
 
Bác sĩ Salom đã so sánh mức độ chính xác của những lời kể này với lời mô tả của một nhóm dùng để kiểm chứng gồm 25 bệnh nhân cũng từng trải qua HSTP nhưng không bị chết hụt. Hầu như tất cả những người trong nhóm kiểm chứng đều có những sai lạc quan trọng khi kể lại những điều đã xảy ra trong thời gian đó.
 
Cũng giống như Moody, bác sĩ Sabom được một số người chết hụt tâm sự là họ đã gặp một “linh thần” hoặc “đấng thiêng liêng” mà họ cho là Chúa, Thượng Đế hoặc một thiên thần. Moody ghi nhận rằng đấng siêu việt này đã duyệt xét lại sự sống con người trong một không khí đầy yêu thương và hiểu biết. Một số người trong nhóm đối tượng nghiên cứu của bác sĩ Sabom cũng cho biết họ đã phải trải qua cuộc duyệt xét cuộc đời trong đó những sinh hoạt của họ như cuốn phim chiếu lại trước mắt. Cả Sabom lẫn Moody đều nhận thấy nhiều người có kinh nghiệm chết hụt đã thay đổi nếp nghĩ suy, không còn lo sợ cái chết và có cái nhìn đúng đắn hơn về tôn giáo và tâm linh. Họ tin rằng chết quả là một kinh nghiệm thú vị đáng hưởng và sống là có mục đích. Họ cũng xác nhận rằng kinh nghiệm này đã dạy cho họ thấy được Ông Trời hiện diện ngay trong cuộc sống hằng ngày của họ để nâng đỡ và hướng dẫn. Bạn đọc nào thích quan tâm đến vấn đề này, xin tìm đọc các tác phẩm nói trên để biết thêm chi tiết. Còn ở đây, chúng tôi không tán thành hay phản đối những khám phá và kết luận của họ, mà chỉ viện dẫn đổi điều để giải thích nguồn gốc của “ảnh tượng siêu nhiên”, điểm tập trung của bài tập dưới đây.
 
Bài quán tưởng số 3 nhằm giúp chúng ta tiếp xúc với một nguồn hướng dẫn tâm linh siêu việt. Nhà phân tâm học Jung xác nhận rằng mỗi người trong chúng ta đều tiềm tàng một trung tâm cao quý mà ông gọi là tự thể hay chân ngã (the self). Tự thể này không ngừng hướng chúng ta vào việc hòa giải các xung đột, giúp chúng ta có lòng can đảm và cảm thấy mình thanh thản yên lành. Bác sĩ Simonton, người đầu tiên dùng phương pháp quán tưởng định hướng để chữa bệnh ung thư mà chúng tôi đã nói đến ở trước, đã thành công trong việc sử dụng nguồn hướng đạo nội tâm” này làm chủ đề chính cho những bài quán tưởng nhằm giúp người ta cảm thấy được sức mạnh và nguồn sống trong bản thân, cả hai yếu tố này sẽ kích thích lòng ham sống và khêu gợi sự đáp ứng nhạy bén của hệ thống miễn nhiễm. Bài tập sau đây cũng đem lại sự thanh thản trong tâm và là nguồn khích lệ to lớn cho những ai đang phải đương đầu với những khó khăn. Khi tập bài này, các bạn sẽ ngạc nhiên vì thấy mình nhận được những đáp ứng hứng khởi đầy sáng tạo từ linh ảnh siêu việt hoặc nguồn hướng đạo nội tâm.
 
Bài Tập Linh Hướng
• Thực hiện bài tập Buông Xả
• Tưởng tượng bạn đang ở một mình giữa khung cảnh yên tĩnh tràn đầy ánh sáng.
• Hãy cảm thấy ánh sáng tràn ngập trái tim rồi toàn thân một cách thân thương, sinh động và thơ thới.
• Từ đằng xa bạn thấy một hình ảnh tiến đến, hình ảnh này tùy bạn chọn, có thể là một người đàn ông hay một phụ nữ, hoặc chỉ là một quả cầu sáng. Hình ảnh đó cũng rực rỡ ánh sáng, đầy sinh khí và tình yêu, đến để giúp đỡ bạn.
• Khi hình ảnh đó đến gần, bạn cảm thấy lòng tràn ngập sự mến thương vô hạn, và thấy mình càng lúc càng yên tĩnh, thơ thơi, sướng vui.
• Bạn cảm thấy thông suốt trí tuệ vô biên của linh ảnh có đủ phẩm hạnh của Chúa Jesus, Đức Phật, Thánh Gandhi, Giáo sư Ohsawa hoặc những bậc minh triết mà bạn tôn kính.
• Linh ảnh này đến để chỉ dẫn cho bạn giải quyết bất cứ vấn đề vướng mắc trọng đại nào.
• Hãy giải bày mọi rắc rối lo âu của bạn. Sau đó, hãy tưởng tượng tất cả các bức xúc tiêu cực về những nỗi khó khăn dần dần lìa xa bạn tựa như những đám mây đen thoát ra khỏi người bạn, bốc hơi rồi tan biến.
• Hãy chăm chú lắng nghe lời khuyên bảo của nguồn hướng đạo nội tâm. Dần dần bạn sẽ hiểu được mình phải làm gì để sửa đổi hoàn cảnh đã gây khó khăn cho bạn.
• Bạn sống với linh ảnh này bao lâu tùy ý, rồi từ từ xả bỏ cơn quán tưởng.
 
Chỉ có những thánh nhân may ra tránh xa được xung đột, còn hầu hết con người bình thường như chúng ta đều không khỏi có lúc giận hờn, bất mãn, thậm chí thù ghét dù chỉ thoáng nghe ý kiến của người nào đó. Bài tập quán tưởng sau đây có thể giúp bạn dẹp bỏ những bức xúc tiêu cực này.
 
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng