Thiền định dưỡng tâm

Thiền định – Chính là tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến

Ngày đăng:26/04/2023
Nguồn tin: clb100
Cập nhật1403
0
Thiền định là gì?
Thiền được hiểu qua ngôn ngữ bình dị là sự kết hợp giữa thân thể và ý niệm thời gian - không gian hiện tại để nhận biết sự vật, hiện tượng và ý niệm. Thiền là để tĩnh tâm, gạt bỏ mọi tạp niệm, nhận thức rõ ràng bản ngã và nhìn thế giới xung quanh một cách đúng đắn, sáng suốt. Cảnh giới của sự tập trung, lắng đọng được ví như là một hồ nước mà người ta chỉ có thể nhìn thấu đến đáy nếu mặt nước không bị xao động.

Tiến sĩ khoa tâm lý học kiêm thiền sư người Anh David Fontana, chia sẻ về thiền định như sau: “Thiền không có nghĩa là ngủ gục; để tâm chìm lặng vào cõi hôn mê; trốn tránh, xa lìa thế gian; vị kỷ, chỉ nghĩ tới mình; làm một việc gì không tự nhiên; để rơi mình vào vọng tưởng; quên mình ở đâu. Thiền là: giữ tâm tỉnh táo, linh động; chú tâm, tập trung; nhìn thế giới hiện hữu rõ ràng như nó là; trau dồi tấm lòng nhân đạo; biết mình là ai, ở đâu”.

Giáo sư Owen Flangan thuộc viện Đại học Duke ở bang North Carolina (Mỹ), đã tuyên bố với báo chí rằng: Bây giờ, chúng tôi có thể lập thuyết với nhiều tin tưởng rằng những bóng dáng các nhà sư có dáng dấp thanh thoát, an tịnh mà ta hay thấy ở những nơi như Dharamsala, Ấn độ, là họ thực sự hạnh phúc.

Các phương pháp thiền định đều tìm cách chặn các ý niệm không cho nó khởi lên ngay từ gốc
Thiền định đạt được những cảnh giới về tập trung, tĩnh lặng đều cùng đều xuất phát từ sự kiểm soát bộ não. Một bộ não khỏe mạnh chắc chắn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh. Bộ não con người có 100 tỷ tế bào thần kinh. Mỗi tế bào qua những đường dẫn truyền lại có quan hệ mật thiết với 50 ngàn tế bào thần kinh khác. Chính vì vậy bộ não luôn hoạt động rất phức tạp và quy trình xử lý thông tin cần sự nhạy bén và trơn tru từ các tế bào thần kinh này thì mới có thể xử lý hết các khối lượng thông tin khổng lồ tiếp nhận mỗi ngày.

Cơ sở khoa học này cũng giúp lý giải câu nói mà nhà Phật luôn dạy: Một niệm mà sinh thì trùng trùng duyên khởi. Tức là một tế bào thần kinh hoạt động, tức khắc sự lan truyền diễn ra như trong phản ứng hạt nhân! Ý nghĩ nối tiếp ý nghĩ và tư duy hình thành. Không tin, bạn chỉ cần ngồi chơi nhàn rỗi 3 phút thôi cũng đủ nghĩ về 5-7 chuyện khác nhau rồi. Người khỏe mạnh sẽ kiểm soát được đâu là nghĩ viển vông, điều gì cần dừng lại ngay lập tức. Nhưng người bất bình thường thường đeo bám và đuổi theo chính mộng tưởng của mình.
Ngoài những lúc tập trung làm việc, thì chúng ta sử dụng bộ não rất nhiều vào những chuyện vớ vẩn, không đầu không cuối. Theo bản năng, bộ não chúng ta không chịu tĩnh lặng, ngay cả khi đang ngủ. Lúc này, chúng ta cần chú tâm cân bằng nó. Nếu đến với thiền định, việc chặn các niệm không cho nó khởi lên ngay từ gốc trở nên chủ động và hiệu quả hơn.

Có phương pháp thì hướng sự tập trung suy nghĩ vào chuyện khác như đếm hơi thở, theo dõi cơ thể trên từng centimét vuông một, hoặc theo dõi một cách khách quan suy nghĩ của mình không lơi lỏng, nghĩ cái gì là biết mình đang nghĩ cái đó; có phương pháp thì tập trung suy nghĩ vào một công án, tức là thiền công án với một câu hỏi gần như không có lời đáp, ví dụ: khuôn mặt ta khi cha mẹ chưa sinh ra là gì; có phương pháp thì tập trung vào chuyện ngồi và biết mình đang ngồi, có phương pháp như của Thầy Thích Nhất Hạnh luôn nhẩm “Hít vào tâm tĩnh lặng, thở ra miệng mỉm cười”; có phương pháp như của thầy Thanh Từ ở chùa Trúc Lâm Đà Lạt thì “Biết vọng không theo”, gọi tắt là Tri vọng; có phương pháp thì niệm chú hoặc nhún nhảy nhẹ nhàng theo một vũ điệu nào đó… Tất cả đều có chung một mục đích làm sự hoạt động của bộ não con người lắng xuống, yên tĩnh lại, dần dần đạt đến sự rỗng không.

Thiền định giúp “tái sinh” tâm hồn
Thiền định chính là bí ẩn của các bậc giác ngộ. Gần như tất cả mỗi tế bào trong khi thiền định đều thấm đẫm biết giây phút mình ra đi và tất cả đều bình thản đón nhận. Chúng ta, người đời vẫn hay nói về sự thanh thản khi chết, chuẩn bị cho cái chết, xem cái chết tựa lông hồng, thế nhưng xem cái chết như đang sống mà không cần đến một chút ý thức nào thì chỉ có ở người giác ngộ. Và ở trạng thái thiền định, bản thân người thiền là một phép thần thông tuyệt diệu nhất, mỗi phút giây thiền định là mỗi ân sủng tạo hóa đã ban cho.

Trong trạng thái tĩnh lặng, yên vui ấy tai ta sẽ nghe tất cả âm thanh kỳ diệu của tạo hóa, từ tiếng cười đùa thánh thót đến âm vang của từng nhát chổi đang quét trên mặt đường, từ tiếng của chồi cây đang vươn lên đến âm thanh của các vì tinh tú xa xôi. Năm 761 vua Túc Tông nhà Đường thỉnh Huệ Trung đến kinh đô phong làm Quốc sư. Suốt trong lần yến kiến vua đã hỏi ông nhiều câu, tuy nhiên ông không hề nhìn vua lấy một lần. Vua giận mới bảo:

- Trẫm là Thiên Tử nước Đại Đường, sao thầy không một lần hạ cố nhìn đến trẫm?
- Bệ hạ có nhìn thấy hư không trên kia chăng? - Huệ Trung trả lời.
- Có.
- Hư không có nháy mắt với bệ hạ không?
Cái tâm thế hoàn toàn không thuộc về ý thức nhưng biết rõ là mình đồng với vũ trụ, hòa với cỏ cây rất thật ấy, khoa học hiện đại, tâm lý học hiện đại hoàn toàn chưa biết đến.

Đã đến lúc con người bắt đầu hiểu được giá trị của mặt bên kia trong hoạt động của bộ não, mặt tĩnh lặng, không hoạt động nhưng lại vô cùng tỉnh thức. Nhờ có thiền định con người sẽ làm được điều này, tuy thiền định là một phương pháp thể dục cho tinh thần có từ hơn 2500 năm trước và bị lãng quên hoặc ngộ nhận nhiều điều nhưng chắc chắn rằng, nó vẫn sẽ luôn có những đóng góp tích cực cho cuộc sống và văn minh nhân loại.

Hãy bắt đầu ngay hôm nay và dành thời gian cho chính mình để khám phá những bí ẩn diệu kỳ của thiền định, hãy mở những bản nhạc thiền giúp tâm tĩnh lặng để cảm nhận chính mình.
Nguồn: Tổng hợp
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng