Thiền định dưỡng tâm

Dưỡng tâm thể để sinh con thông thái – Giai đoạn dưỡng thai

Ngày đăng:07/11/2022
Nguồn tin: clb100
Cập nhật1152
0
Giai đoạn trong thai mẹ là giai đoạn quan trọng nhất của đời người. Giai đoạn chuẩn bị trước khi mang thai được thực hiện bởi cả hai vợ chồng nhưng trong giai đoạn mang thai, người mẹ là quyết định tất cả, người cha chỉ là người hổ trợ. Muốn sinh ra đứa con như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào giai đoạn này và do người mẹ chọn lựa.
Đứa con khỏe mạnh hay ốm đau, xinh đẹp hay xấu xí, thông minh hay ngu đần, hiền lành hay hung dữ, thiện hay ác, hạnh phúc hay đau khổ, vĩ nhân hay phạm nhân, minh triết hay vô minh đều quyết định bởi thức ăn hàng ngày của thai phụ.
Điều này ông bà đã dạy: “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Có thể nói thức ăn là quan trọng nhất trong khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày này. Không thức ăn nào tốt hơn gạo lứt hoặc hạt cốc cho thai phụ và thai nhi. Đó là cách ăn theo thực dưỡng, thuận tự nhiên.
Kết quả: Ăn theo thực dưỡng sẽ sinh đẻ dễ dàng, không đau đớn. Bạn Trần Thị Phương Nga ở TP Hồ Chí Minh đã thực hiện thai giáo theo thực dưỡng. Bạn Nga kể chuyện sinh nở của bạn rất dễ dàng và phụ nữ theo thực dưỡng đều được như vậy. Sáng hôm đó khoảng 6 giờ, Nga cảm nhận được tín hiệu hôm nay sẽ sinh. Không hề đau bụng, khoảng 7 giờ thấy ra chút xíu dịch nâu. Vợ chồng chuẩn bị đồ đạc đến 11 giờ mới vô bệnh viện.
Bác sĩ khám thấy gần sinh và cho sinh cấp cứu. Lên bàn đẻ lúc 12 giờ trưa và đứa con sinh ra lúc 12g15 trưa. Khi sinh cũng không thấy đau đớn, chỉ thấy ê chút ít khi em bé chui ra ngoài. Nga nói có cảm giác là em bé biết cách bò ra. Em bé nặng 2,6kg. Bác sĩ ngạc nhiên là con đầu lòng mà sao sinh nhanh vậy. Nga nói “Lúc sinh xong, em nhìn con mà cảm thấy hạnh phúc vô cùng, chưa bao giờ em có hạnh phúc như vậy và những ngày sau đó vẫn còn cảm giác này.” Dù vào bệnh viện nhưng Nga không uống bất kỳ một viên thuốc nào, cũng không tiêm thuốc và chuyền nước. Nga nói người ta bảo sinh đẻ mất sức nhưng Nga không thấy mất sức và sức khỏe trở lại bình thường rất nhanh.
Gần đây, có bà mẹ đưa con gái đến một vị thầy chữa bệnh. Cô con gái bị chứng não bộ không phát triển bình thường, không biết nói và thỉnh thoảng rú lên lên một tiếng. Vị thầy nhìn cô gái và hỏi bà mẹ rằng trong lúc mang thai có thích ăn đường, đồ ngọt không. Bà mẹ trả lời trong lúc mang thai con gái bà rất thích uống nước chanh đường và đều uống một ca mỗi ngày. Vị thầy nói đường là nguyên nhân chính gây ra bệnh bại não của cô con gái. Gây hại não của thai nhi không chỉ có đường (sắc-ca-rô) mà còn có trái cây, đồ ướp lạnh và hóa chất…, còn gọi là thực phẩm thịnh Âm. Thai phụ phải tránh xa những đồ ăn thức uống có chứa chúng.
Đã có không ít trường hợp không thể sinh con hơn 10 năm, nhưng khi áp dụng thực dưỡng, đã sinh con bình thường. Ăn nhiều thức ăn ngọt, trái cây và thực phẩm ướp lạnh, chứa hóa chất dễ dẫn đến bệnh hiếm muộn.
Những thai phụ theo thực dưỡng, tức ăn gạo lứt, không bao giờ bị ốm nghén (nôn ói). Nôn ói là do cơ thể thai phụ phản ứng lại những thức ăn không đúng hoặc thức ăn có độc khi đưa vào cơ thể. Đây là phản ứng cần thiết của bản năng để cơ thể bảo vệ thai nhi không bị nhiễm độc. Cho nên tất cả thực phẩm gây nôn ói là không phải thức ăn của loài người và không nên ăn những thực phẩm này, chúng sẽ gây hại.

Dưỡng thể
Tất cả những người khỏe mạnh, thông minh, hiền dịu, xinh đẹp, nổi tiếng và vĩ đại đều được người mẹ nuôi nấng bằng thức ăn đúng đắn trong thời gian mang thai. Các thai phụ nên tuân thủ chế độ ăn theo thực dưỡng để sinh con được như ý.
Thức ăn chính chiếm từ 80% - 100% khẩu phần ăn: là hạt cốc lứt bao gồm gạo lứt, nếp, bo bo, hạt kê, bắp (ngô), lúa mì, lúa mạch, hắc mạch, kiều mạch, yến mạch.
Ở Việt Nam, thai phụ nên sử dụng gạo lứt. Gạo lứt phải được trồng tự nhiên, không sử dụng phân và thuốc hóa học; và không chế biến, bảo quản bằng chất hóa học. Nên sử dụng gạo lứt hoặc thực phẩm được trồng trên vùng đất mình đang sinh sống theo nguyên tắc “thân thổ bất nhị” của Đông y. Không nên sử dụng gạo lứt hoặc thực phẩm từ địa phương khác mang tới. Thực phẩm trồng ở nơi đâu thì hấp thụ năng lượng khí trời khí đất nơi đó và con người sinh sống ở nơi đâu cũng hấp thu khí trời khí đất nơi đó. Nên năng lượng thực phẩm địa phương hòa hợp được với năng lượng người địa phương.
Để ăn gạo lứt được ngon, chúng ta dùng nó nấu cơm, nấu cháo, làm bánh, làm bún, làm phở, xay thành bột, hoặc chế biến thành các món ăn truyền thống.
Nếu có đủ hiểu biết về gạo lứt, thai phụ chỉ cần ăn gạo lứt với tekka - là một loại gia vị miso bao gồm một số loại rau củ đã được xào và luộc thành bột cô đặc (2 muỗng canh một ngày) là đủ, mà không cần ăn thêm bất kỳ thức ăn nào khác. Vào 3 tháng cuối thai kỳ, ăn thêm cốm lứt với mè rang không muối để bổ xương cho thai phụ và thai nhi.
Khi ăn, nên nhai mỗi miếng ăn ít nhất đủ 200 lần mới được nuốt. Khi nhai không được hở môi. Không nên ăn vặt.
Thức ăn phụ chiếm từ 0%-20%: có thể dùng rau củ theo mùa, trồng tự nhiên không dùng phân và thuốc hóa học bằng cách luộc, hấp, xào, kho, ninh.
Gia vị: nên sử dụng muối biển, tương miso, tương tamari, tương cổ truyền lên men tự nhiên và dầu mè. Tránh dùng ớt, tiêu, cà ri.
Nước uống: có thể uống trà gạo lức, trà đậu đỏ, trà củ sen, cà phê thực dưỡng, nước bột gạo lứt, nước bột sắn dây chín. Nên uống ấm.
Đồ ăn thức uống cần tránh tuyệt đối: thực phẩm thịnh Âm như cà, măng, giá, nấm, khoai tây, trái cây, đường, bánh kẹo, nước ngọt, cà phê, kem lạnh, nước đá, đồ lạnh, sô đa, chao, bánh mì dùng bột nở, thực phẩm chiên rán…, những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, cá, trứng, sữa, và tất cả thực phẩm chứa hóa chất.

Dưỡng tâm
Thai phụ thực dưỡng không những hiểu biết về dinh dưỡng và thực phẩm mà còn hiểu biết về cơ cấu tạo ra thực phẩm từ năng lượng của trời cha đất mẹ. Nhờ đó, thai phụ biết cách tỏ lòng tri ơn thực phẩm và vạn vật, khiêm nhường trước tạo hóa bao dung và yêu thương bạn hữu muôn loài.
Nhất cử nhất động của thai phụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Thai phụ luôn giữ cho tâm yên bình, vui vẻ mọi lúc mọi nơi. Không để xuất hiện một ý niệm xấu dù nhỏ như: giận dữ, tham lam, lo lắng, khỗ não, sầu bi. Như câu nói của người miền trung “Bỏ con vào dạ thì mạ phải đi tu”. Không được xem phim có cảnh bạo lực, bi thương. Không đọc tiểu thuyết, không nghe nhạc kích động. Nên đọc sách của Thánh hiền, sách cổ Đông phương; nghe nhạc giao hưởng êm dịu, nhạc thiền. Tâm trạng tốt sẽ ảnh hưởng tốt đến thai nhi và tâm trạng xấu sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Hàng ngày thai phụ nên dành thời gian ít nhất 30 phút để tĩnh tọa hoặc ngồi thiền. Toàn thân thả lỏng đến từng thớ cơ trong người. Tâm buông xả, không theo đuổi bất kỳ ý nghĩ nào mà chỉ cần biết rõ ý nghĩ đó đang xảy ra. Thở nhẹ nhàng, chậm rãi tự nhiên. Hơi thở đúng là khi hít vào, đưa hơi thở xuống tới bụng dưới. Nếu chưa quen cách thở này thì cố gắng tập, dần sẽ quen. Nếu không ngồi được thì nằm thiền. Tốt hơn nên để thân tâm thả lỏng mọi lúc mọi nơi dù đang làm việc hay nghỉ ngơi.
Một đứa trẻ khỏe mạnh, hảo tướng có những đặc điểm sau. Đôi tai to dày, ép sát vào đầu, đặc biệt thùy châu tách ra buông thõng xuống (phúc nhĩ). Ánh mắt hiền dịu, hai mắt không cách nhau xa, cũng không quá gần. Mũi cao, miệng cân đối, tóc mỏng. Trọng lượng khoảng 3kg. Cơ thể nhỏ gọn, cứng cáp, đỏ. Tiếng khóc to thanh, không khóc vô cớ. Chỉ cần không đói là nằm yên ngoan ngoãn, nằm đâu cũng được.
Theo tiên sinh Ohsawa, từ thụ thai đến khi sinh ra (3kg), thai nhi phát triển trọng lượng gấp khoảng 3 tỉ lần. Trong 9 tháng 10 ngày thai nhi trải qua tất cả các giai đoạn tiến hóa của 3 tỉ năm sinh-lý-học để tạo thành một con người. Loài người chưa hiểu được bí mật này của tạo hóa. Tuy nhiên, ở Đông phương, có một số người thấu hiểu được bí mật này nhưng không thể truyền dạy lại được vì ai muốn thấu hiểu phải tự mình khám phá lấy. Trong khi đó từ lúc sinh ra nặng 3kg đến tuổi trưởng thành nặng khoảng 60kg, trọng lượng chỉ tăng khoảng 20 lần. Tính ra, một giờ dưỡng dục trong thai nhi bằng hơn 100 năm dưỡng dục ở ngoài. Một giờ dưỡng dục trong thai nhi không đúng thì phải mất cả đời chỉnh sửa.
Vận mệnh của con người được định đoạt trong 9 tháng 10 ngày của thai nhi và nằm trong tay của người mẹ. Cho thấy, việc dưỡng dục giai đoạn thai nhi là cực kỳ quan trọng và vai trò của người mẹ vô cùng lớn.
 
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng